Khoảng 50 người bao gồm cư dân và giáo viên đã đến tham dự lễ tốt nghiệp tại rường trung học cơ sở Oteshima nằm trên hòn đảo cùng tên, để chúc mừng nữ sinh 15 tuổi Akino Imanaka là học sinh duy nhất ra trường. Tại sao lại vậy?
Nằm cách bờ biển tỉnh Kagawa 15km ở phía tây Nhật Bản, đảo Oteshima là 1 phần của thành phố Marugame. Tính đến ngày 1/3/2023, hòn đảo có diện tích 0,6 km2 với đường bờ biển dài khoảng 3,8km là nơi sinh sống của 34 người, chủ yếu làm nghề đánh bắt cá. Trên đảo có một trường tiểu học và trung học cơ sở, thế nhưng suốt 9 năm qua, chỉ duy nhất 1 học sinh theo học tại ngôi trường này. Và đó là chính là Akino Imanaka.
Nguyên nhân là bởi hòn đảo đang đối mặt với tình trạng già hoá dân số trầm trọng và Imanaka chính là cư dân duy nhất dưới 18 tuổi tại đây.
Hồi tưởng lại 9 năm học vừa qua, Imanaka cho biết: “Mọi thứ diễn ra quá nhanh, tôi rất biết ơn vì đã có thể trải qua cuộc sống học đường dưới sự hỗ trợ từ giáo viên, gia đình và người dân trên đảo.”
Nằm cách bờ biển tỉnh Kagawa 15km ở phía tây Nhật Bản, đảo Oteshima là 1 phần của thành phố Marugame. Tính đến ngày 1/3/2023, hòn đảo có diện tích 0,6 km2 với đường bờ biển dài khoảng 3,8km là nơi sinh sống của 34 người, chủ yếu làm nghề đánh bắt cá. Trên đảo có một trường tiểu học và trung học cơ sở, thế nhưng suốt 9 năm qua, chỉ duy nhất 1 học sinh theo học tại ngôi trường này. Và đó là chính là Akino Imanaka.
Nguyên nhân là bởi hòn đảo đang đối mặt với tình trạng già hoá dân số trầm trọng và Imanaka chính là cư dân duy nhất dưới 18 tuổi tại đây.

Hồi tưởng lại 9 năm học vừa qua, Imanaka cho biết: “Mọi thứ diễn ra quá nhanh, tôi rất biết ơn vì đã có thể trải qua cuộc sống học đường dưới sự hỗ trợ từ giáo viên, gia đình và người dân trên đảo.”
Trường Oteshima có 5 giáo viên, họ phải thay phiên đóng vai học sinh để Imanaka có thể trao đổi và làm việc nhóm trong lớp. Mỗi tuần 1 lần, Imanaka sẽ đến 1 trường trung học cơ sở ngoài đảo để “trao đổi học tập”. Tại ngày hội thể thao, trường đã mời 60 người bao gồm cả những người bên ngoài hòn đảo đến tham dự cùng Imanaka. Các tiết mục diễn ra đầy đủ không hề thua kém các trường thông thường, bao gồm thể dục dụng cụ, chạy tiếp sức, khiêu vũ và kéo co.

“Mặc dù đôi khi tôi cảm thấy cô đơn khi chỉ có mình tôi. Nhưng tôi được đảm nhiệm vai trò chủ tịch hội dinh viên và được đến thăm nhiều nơi với tư cách là đại diện của trường nên đó cũng là 1 trải nghiệm rất thú vị.”
Trường trung học cơ sở Oteshima được thành lập vào năm 1914 với tư cách là 1 chi nhánh của trường tiểu học Teshima. Vào thời điểm nhiều học sinh nhất của trường - năm 1964, có đến 91 học sinh theo học. Nhưng số lượng đã giảm dần qua thời gian. Ngôi trường trung học cơ sở Oteshima từng đóng cửa vào năm 2013 khi chị gái của Imanaka tốt nghiệp và mở cửa trở lại vào năm 2020 khi Imanaka đủ tuổi nhập học. Với việc Imanaka đã tốt nghiệp, ngôi trường sẽ đóng cửa vào năm 2023 cho đến khi có học sinh.

Imanaka sẽ rời khỏi hòn đảo để theo học trường trung học phổ thông và sống cùng chị gái và anh rể ở tỉnh Kagawa.
Cha của Imanaka là Nobuyoshi 65 tuổi và mẹ Tami, 54 tuổi, kiếm sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt bạch tuộc. Vào 9 năm trước, cặp vợ chồng cảm thấy tệ về việc trường tiểu học phải mở cửa trở lại vì Imanaka. Nhưng không thể làm gì khác, bởi vào thời điểm đó, Nobuyoshi đang chăm sóc mẹ của mình và không thể rời khỏi hòn đảo. Đến khi Imanaka vào cấp 2, chính cô bé đã lựa chọn ở lại hòn đảo và học ở đây thay vì 1 nơi khác.

Quảng cáo
Bà Tami cho biết Oteshima là “hòn đảo giống như 1 gia đình lớn”. Người dân địa phương luôn chăm sóc con gái của cô, mang đồ ăn và chăm lo khi cô bé bị bệnh.
Theo khảo sát của Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ vào năm 2022, 2.066/19.161 trường tiểu học và 1.033/12.012 trường THCS ở Nhật Bản có ít hơn 50 học sinh.
“Những điều cơ bản về giáo dục cho từng học sinh được nhìn thấy rất rõ tại trường THCS Oteshima. Ngay cả khi 1 trường học nằm ở vùng sâu vùng xa, điều quan trọng vẫn phải là biến các đặc điểm độc đáo của nó thành thế mạnh và sử dụng nó cho giáo dục.”
Thịt gấu được bày bán tại máy bán hàng tự động ở Nhật Bản.
Theo Mainichi