Nguồn tin từ The Wall Street Journal cho biết TSMC và Samsung đang trong quá trình đàm phán giai đoạn đầu với UAE (United Arab Emirates) để xây dựng các nhà máy bán dẫn hiện đại, khoản đầu tư trị giá tới cả trăm tỷ USD. Các giám đốc điều hành cấp cao từ TSMC đã tới thăm UAE, thảo luận về việc xây dựng tổ hợp nhà máy bán dẫn có quy mô tương đương những cơ sở tiên tiến nhất của công ty ở Đài Loan. Còn Samsung thì cân nhắc mở rộng hoạt động sản xuất bán dẫn quy mô lớn cũng ở quốc gia Trung Đông này.
Các dự án bán dẫn tầm cỡ này sẽ được phía UAE tài trợ, trong đó đóng vai trò chủ chốt sẽ là quỹ đầu tư quốc gia Mubadala ở thủ đô Abu Dhabi. Mục tiêu hướng tới là thúc đẩy ngành sản xuất chip trên toàn cầu, trong khi ổn định giá cả, chi phí mà không ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà sản xuất. Dĩ nhiên các đề xuất này còn phải đối mặt với những thách thức lớn, chủ yếu là vốn đầu tư cho mỗi nhà máy hiện đại sẽ vượt mức 100 tỷ USD, kèm theo cơ sở hạ tầng cần thiết. Không chỉ vậy, khía cạnh chính trị cũng là 1 rào cản phức tạp. Những hạn chế xuất khẩu gần đây của Mỹ đối với 1 số loại chip nhất định sang khu vực vùng Vịnh nhiều khả năng ảnh hưởng tới việc chuyển giao quy trình sản xuất tiên tiến sang UAE.
Dù có dự định, có trở ngại nhưng không thể phủ nhận rằng các lợi tích và tiềm năng là rất đáng kể đối với UAE. Bản thân quốc gia này đang trong quá trình đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng AI, tập trung vào bảo mật dữ liệu, nhắm đến trở thành trung tâm công nghệ toàn cầu. UAE muốn phát triển công nghệ mới, dần dần loại bỏ sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Những nỗ lực của UAE đáng chú ý tới nỗi phía Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm, cho phép G42 - công ty AI của UAE - mua các bộ xử lý AI tiên tiến như NVIDIA “Hopper” H100 và H200 để xây dựng trung tâm dữ liệu.
Các dự án bán dẫn tầm cỡ này sẽ được phía UAE tài trợ, trong đó đóng vai trò chủ chốt sẽ là quỹ đầu tư quốc gia Mubadala ở thủ đô Abu Dhabi. Mục tiêu hướng tới là thúc đẩy ngành sản xuất chip trên toàn cầu, trong khi ổn định giá cả, chi phí mà không ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà sản xuất. Dĩ nhiên các đề xuất này còn phải đối mặt với những thách thức lớn, chủ yếu là vốn đầu tư cho mỗi nhà máy hiện đại sẽ vượt mức 100 tỷ USD, kèm theo cơ sở hạ tầng cần thiết. Không chỉ vậy, khía cạnh chính trị cũng là 1 rào cản phức tạp. Những hạn chế xuất khẩu gần đây của Mỹ đối với 1 số loại chip nhất định sang khu vực vùng Vịnh nhiều khả năng ảnh hưởng tới việc chuyển giao quy trình sản xuất tiên tiến sang UAE.
Mỹ “bật đèn xanh” cho phép công ty AI của UAE mua NVIDIA Hopper GPU
Báo cáo của Semafor cho thấy UAE (United Arab Emirates) mà cụ thể là công ty trung tâm dữ liệu AI có tên G42, đã được quyền mua các bộ xử lý AI mới như NVIDIA “Hopper” H100 và H200. G42 đã tiến hành huấn luyện các mô hình AI nâng cao ở trung tâm dữ…
tinhte.vn
Dù có dự định, có trở ngại nhưng không thể phủ nhận rằng các lợi tích và tiềm năng là rất đáng kể đối với UAE. Bản thân quốc gia này đang trong quá trình đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng AI, tập trung vào bảo mật dữ liệu, nhắm đến trở thành trung tâm công nghệ toàn cầu. UAE muốn phát triển công nghệ mới, dần dần loại bỏ sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Những nỗ lực của UAE đáng chú ý tới nỗi phía Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm, cho phép G42 - công ty AI của UAE - mua các bộ xử lý AI tiên tiến như NVIDIA “Hopper” H100 và H200 để xây dựng trung tâm dữ liệu.