Tự host server VPN tại nhà để làm gì?

Ngon Bổ Xẻ
30/7/2024 4:25Phản hồi: 120
Tự host server VPN tại nhà để làm gì?
VPN – Virtural Private Network là mạng riêng ảo. Mạng riêng ảo tạo ra kết nối mạng riêng tư giữa các thiết bị thông qua internet [AWS]. Kết nối VPN chuyển hướng các gói dữ liệu từ máy của chúng ta tới một máy chủ trước khi gửi chúng cho các bên thứ ba qua Internet.

Bài viết này gắn liền với series nội dung: Tất tần tật về ổ cứng mạng (NAS) cho người dùng cá nhân và gia đình. Trước khi đi vào nội dung bài viết, mình sẽ đề cập nhanh qua về nguyên lý hoạt động của VPN cho bạn nào chưa rõ.

Nguyên lý của VPN


Giao thức đường hầm


Mạng riêng ảo về cơ bản tạo ra đường hầm dữ liệu bảo mật giữa thiết bị của bạn và một máy chủ VPN (có thể ở cách xa bạn hàng ngàn cây số). Khi bạn truy cập mạng, lưu lượng mạng (traffic) sẽ đi qua máy chủ VPN này trước khi đi đến địa chỉ đích mà bạn muốn truy cập [AWS].

Mã hóa


Giao thức VPN sẽ mã hoá dữ liệu của bạn trước khi gửi chúng qua đường hầm dữ liệu, khiến dữ liệu của bạn bị mã hoá ở một đầu và chỉ giải mã dữ liệu ở đầu bên kia — việc này ngăn ngừa hành vi sử dụng dữ liệu cá nhân trái phép, kể cả khi kết nối mạng của bạn bị xâm phạm. Lưu lượng mạng trở nên khó bị tấn công và kết nối Internet của bạn được bảo mật [AWS].
what-is-a-vpn-01.jpg

VPN Split-tunneling


Thông thường, khi kết nối đến VPN, toàn bộ traffic sẽ được gửi qua VPN Server. Tuy nhiên, trong thực tế, sẽ có những lúc chúng ta không muốn toàn bộ traffic đi qua VPN, chúng ta sẽ cần dùng đến tính năng VPN Split-tunneling, tức là chỉ gửi những traffic chúng ta mong muốn qua VPN Server, còn lại vẫn sẽ đi đường mạng bình thường. Mình sẽ chia sẻ thêm trường hợp sử dụng này ở bên dưới.

Tự host VPN để làm gì?


Anh em có thể đã quen thuộc với các dịch vụ VPN thông qua một số phần mềm, giúp bạn kết nối đến server VPN để tăng bảo mật trước khi truy cập ra ngoài Internet hay có thể dùng để truy cập những trang web bị chặn.

Những VPN này thường là dịch vụ được cung cấp bởi các công ty, mức độ uy tín của công ty cũng sẽ ảnh hưởng đến bảo mật thông tin của chúng ta, vì ở phía VPN Server, chúng ta chuyển hướng traffic đến đó cũng có nghĩa là họ có thể giám sát hay sử dụng những traffic của chúng ta, cái này anh em sẽ cần đọc điều khoản sử dụng của mỗi nhà cung cấp server VPN.

Tuy nhiên, có một cách sử dụng VPN nữa, đó chính là tự host một server VPN tại nhà (hoặc văn phòng, cơ quan, công ty…). Tự host VPN server để làm gì? Mình sẽ chia sẻ một số trường hợp thực tế mình đã và đang sử dụng.

Truy cập vào mạng nội bộ an toàn


Mình có sử dụng NAS, khi ra ngoài và muốn truy cập vào NAS ở nhà, mình thường sẽ phải mở port (nat port) https cho NAS (ví dụ port 80,433,5000,5001). Việc mở những port https đó đem lại một số rủi ro nhất định cho NAS, ví dụ như các botnet có thể dễ dàng quét IP diện rộng và nhận ra NAS của mình đang mở cửa ra internet, và có nguy cơ trở thành miếng mồi cho hacker…

Quảng cáo


vpn-ngon-bo-xe-1.jpg
Thay vì mở những port https đó, mình có thể tự host một VPN server trên chính chiếc NAS, rồi sau đó chỉ mở port của VPN server trên gateway/firewall/router.

Khi ra khỏi nhà, không còn trong mạng nội bộ, muốn truy cập vào NAS, mình chỉ cần kết nối thiết bị di động đến VPN server là có thể truy cập được NAS như khi mình đang ở trong LAN. Thường cái này gọi là Remote Access VPN.
vpn-ngon-bo-xe-2.jpg
Khi sử dụng như vậy, chúng ta sẽ có thêm 1 lớp bảo mật nữa đó chính là sự mã hoá của VPN. Ngoài Public IP, sẽ cần có thêm mật khẩu hoặc các thông tin bảo mật của VPN server thì mới có thể kết nối và tạo một đường hầm bảo mật giữa máy khách (VPN Client) và máy chủ (VPN Server).

Và thường với cách sử dụng này, mình sẽ dùng VPN Split-Tunneling, chỉ gửi những traffic truy cập vào mạng nội bộ qua VPN server, còn những truy cập khác vẫn sẽ dùng định tuyến thông thường.

Ví dụ khi bật VPB Split-Tunneling để truy cập mạng tại nhà có dải IP là 192.168.1.1/24, những traffic đến google.com sẽ không đi qua VPN, còn những traffic đến những IP trong dải trên mới đi qua VPN.

Cải thiện tốc độ mạng khi ở một nơi khác

Quảng cáo


Đây là một tình huống thực tế mà mình đã từng gặp và VPN server trở nên rất hữu ích. Vào một đợt cáp quang internet quốc tế của Việt Nam gặp sự cố, lúc này mình đang ở một thị trấn nhỏ. Mặc dù tốc độ Internet trong nước tại đây vẫn khá cao, nhưng tốc độ internet quốc tế lại thấp thảm hại.
vpn-ngon-bo-xe-3.jpg
Mình đã kết nối VPN server tại nhà của mình ở Hà Nội (sử dụng một nhà cung cấp mạng khác với ở thị trấn), gửi toàn bộ traffic về VPN Server trước khi đi ra internet. Và may mắn là tại nhà của mình, tốc độ mạng đi Internet quốc tế tốt hơn nhiều so với ở thị trấn, như vậy, mình cũng tăng được tốc độ truy cập internet quốc tế lên đáng kể.

Tăng bảo mật khi dùng Internet công cộng


Khi đi chơi trung tâm thương mại, đi cafe… và sử dụng Wifi tại những nơi đó, hay các loại Wifi công cộng, mình cũng thường bật VPN để mã hoá và chuyển hướng toàn bộ kết nối về VPN server tại nhà rồi mới truy cập ra Internet.

Điều này giúp những traffic của mình được chuyển về nơi đáng tin cậy trước khi đi ra internet, giảm thiểu những rủi ro bảo mật khi dùng Wifi công cộng.

Ví dụ thể kể đến như Man-in-the-middle (MITM). Man-in-the-middle (MITM) hiểu đơn giản là trên đường kết nối, kẻ gian sẽ đọc gói tin và can thiệp vào gói tin đó để đánh cắp thông tin hoặc để gửi trả lại kết quả giả mạo.

Ví dụ bạn truy cập trang web ngân hàng, thông thường sẽ phải trả về đúng trang web của ngân hàng, nhưng MITM có thể chỉnh sửa các gói tin và trả về trang web giả mạo của ngân hàng với giao diện và mọi thứ giống hệt, chỉ khác là những gì bạn nhập vào như tài khoản và mật khẩu sẽ bị đánh cắp bởi kẻ gian.
vpn-ngon-bo-xe-4.jpg
Khi sử dụng VPN server, thông tin đã được mã hoá, và lúc này dù ở giữa có MITM, nhưng gói tin của bạn vẫn sẽ an toàn. Đây cũng là lý do mà nên sử dụng VPN server (hay nhà cung cấp dịch vụ VPN) uy tín, vì sau khi traffic đến VPN server, thông tin sẽ được giải mã, và VPN Server lúc này có thể giám sát, hoặc thậm chí lấy cắp thông tin của chúng ta (hay có thể nói VPN Server chính là một MITM)

Đó cũng là lý do mà VPN Server tại nhà sẽ đảm bảo được độ tin cậy nhất định.

Liên kết mạng nội bộ của nhiều site khác nhau


Để làm được việc này, mình sử dụng một dạng VPN khác gọi là site-to-site VPN. Đây là một tính năng thường có trên các dòng router cao cấp hoặc trên các firewall / gateway chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản, site-to-site VPN sẽ kết nối mạng LAN của 2 hoặc nhiều site thông qua đường hầm VPN (đường hầm này có thể sẽ chỉ nằm trong intranet hoặc ra ngoài internet), và từ đó các mạng LAN ở nhiều site khác nhau sẽ có thể truy cập lẫn nhau như đang trong cùng 1 mạng LAN duy nhất. Những traffic thông thường tại mỗi site vẫn sẽ đi qua gateway tại chính nơi đó, nhưng những traffic đến site còn lại sẽ đi qua VPN.
vpn-ngon-bo-xe-5.jpg
Thông thường, site-to-site VPN được sử dụng cho các doanh nghiệp, ví dụ như kết nối nhiều văn phòng với nhau.

Còn dưới góc độ cá nhân, mình sử dụng để kết nối 2 cái Router, một cái ở nhà mình và cái còn lại ở nhà bố mẹ mình, để có thể cho NAS chính backup off-site sang NAS phụ như trong cùng 1 mạng LAN với nhau. Mình có từng chia sẻ về chiến lược backup dữ liệu hiệu quả cho NAS cá nhân và gia đình, anh em có thể xem thêm tại đây.

Tổng kết

Đó là những ứng dụng thực thế của việc tự host VPN tại nhà mà mình thường sử dụng. Nếu có những cách sử dụng khác nữa, mời anh em chia sẻ thêm cho mọi người cùng tham khảo nha.


Ngoài ra, với những bạn chưa quen hay chưa biết setup VPN Server khi đang sử dụng router hay NAS có hỗ trợ tính năng này, mình cũng có một bài hướng dẫn, anh em có thể tham khảo tại đây:
https://tinhte.vn/thread/cau-hinh-vpn-server-de-truy-cap-vao-mang-noi-bo-tu-xa-an-toan.3811890/

Cấu hình VPN server để truy cập vào mạng nội bộ từ xa an toàn | Viết bởi Ngon Bổ Xẻ

Trong bài viết trước, mình đã chia sẻ về những trường hợp sử dụng thực tế của VPN Server mà chúng ta tự host tại nhà, một trong số đó là để có thể dễ dàng truy cập vào mạng nội bộ từ xa an toàn. https://tinhte.
tinhte.vn


Bài viết xin kết thúc.

Cảm ơn các anh em đọc bài viết của Ngon Bổ Xẻ trên Tinh Tế, mình cũng có Website, Facebook, Telegram, YouTubeGroup chia sẻ deal hời
120 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xin phép anh em mình giữ 1 comment đầu để cập nhật sau này nếu cần thiết
lehman1
TÍCH CỰC
2 tháng
@Ngon Bổ Xẻ 4.1 đủ thỏa mãn chị e
18K
CAO CẤP
2 tháng
@Ngon Bổ Xẻ Bữa nào setup lại cái cave phải nhờ bro tư vấn làm NAS phát giờ bừa bộn quá, phím rồi đĩa ko có chỗ lách chân và cục mạng thì vứt dưới sàn vẫn chưa thèm di chuyển
greensmile
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Mình đang tìm hiểu cái này để truy cập nas từ xa. Bạn có thể viết bài hướng dẫn cụ thể setup cho trường hợp này được không?
@greensmile - Mở là chính tay mình mở, mình biết keyword để vào nas
- Cho rằng bạn suy nghĩ đúng, bạn nghĩ sao muốn tấn công 1 server nào như con NAS chẳng hạn? Thì hacker đó nó cách gì biết tên đang đặt con cho con nas? Dò bằng cách gì biết con số port đang gán cho nó? Cách gì biết tên user ? cách gì dùng password đăng nhập được? Khá năng chui được chỉ 1/100.000.000 nhé.
- Còn VPN dù là đường hầm, rồi mã hoá này nọ, mọi thông tin đó nhà cung cấp VPN họ đã định nghĩa ra, app là do họ code ra để bạn tải về sử dụng, cái tâm họ sáng thì ok, còn đen thì họ chui vào nas của bạn chẳng khó.
@nebazoc Vậy nên mới tự host VPN bằng port của mình, để dù có biết IP, biết port nhưng còn phải qua thêm 1 lớp bảo mật VPN do chính mình đặt ra nữa.
@Ngon Bổ Xẻ À, vậy ra cái quickconnect của Synology của mình có dạng xyz.synology.me chính là DDNS đúng không bác? Cám ơn bác nhiều. Để mình mày mò thêm.
@LiemPT Đúng rồi bạn, quick connect nó sẽ chọn đường kết nối nhanh nhất có thể thiết lập, nếu thấy nó đẩy về dạng xyz.synology.me thì đó chính là ddns.

Cái này bạn tuỳ biến được trong mục ddns trong control center đó, tự tuỳ biến theo cách mình thích được 😁
Việc tự host server VPN tại nhà. Thì việc đầu tiên mạng ở nhà phải nhanh và điện đón ở nhà phải ổn định đã. Đứt cáp quang thì chỉ có VPN ở nước ngoài mới ngon chứ VPN trong nước thì như nhau.
@centernc Đứt cáp thì quốc tế ảnh hưởng, nhưng nếu dùng 2 lines của 2 nhà mạng khác nhau (hoặc nhiều hơn) sẽ thấy mức độ ảnh hưởng khác nhau, lúc này có thể dùng VPN để chuyển hướng traffic sang line có tốc độ tốt hơn
@centernc Trong bài hình như bạn ấy nói về dùng VPN để kết nối vào mạng nội bộ để an toàn hơn là mở port ra bên ngoài.
Còn dùng VPN để kết nối internet ra bên ngoài để ẩn danh IP của mình thì dùng dịch vụ ngon hơn, rẻ hơn. Build VPN tại nhiều quốc gia tốn tiền lắm.
Đây không phải là cách mà đa số người dùng sẽ chọn. Người bình thường dùng VPN chủ yếu là để xem các nội dung bị hạn chế địa lý, vượt kiểm duyệt hoặc dùng chơi game không được phát hành ở khu vực mình ở. Làm như chủ thớt thì khả năng lựa chọn quốc gia kém linh hoạt. Với người thông thường thì bỏ 1 chút tiền đăng ký mấy dịch vụ VPN mang lại nhiều lợi ích hơn.
@nghaimin Case bạn đó nói chủ yếu dùng VPN để remote vào mạng nội bộ trong nhà.
Còn VPN để ẩn danh IP thì ngta dùng dịch vụ, chứ VPN tại nhà rồi truy cập vào web bị chặn đâu có hiệu quả, còm bị lộ IP.
@nghaimin hệ thống cam an ninh tại nhà sẽ khó bị hack hơn đúng ko bác nhỉ?
@nghaimin Chắc đọc title comment =)
@nghaimin Thể hiện độ hàn lâm về VPN nhưng đi chệch hướng rồi bé ạ
phthinh
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Ngoại trừ nhu cầu thật đặc biệt, còn ko thì xài dịch vụ cho lành, mấy shop nó bán express vpn có 33k/tháng
@phthinh Thực ra là nhu cầu khác nhau đó bạn. 1 cái để có server VPN của các công ty để vượt các rào cản về địa lý, kiểm duyệt,

Còn như bài là sử dụng phần cứng sẵn có để đáp ứng nhu cầu kết nối về mạng nội bộ an toàn
@phthinh VPN nó có nhiều công dụng khác nhau, mấy VPN dịch vụ mà bạn nói nó chủ yếu hiệu quả ở việc ẩn danh hay một phần nào đó là traffic quốc tế cải thiện hơn tí, còn với nhu cầu VPN remote to site, site to site thì mấy VPN dịch vụ đó vứt sọt rác. Rất nhiều người không hiểu hết về những gì VPN có thể làm được mà chỉ biết 1 việc rất nhỏ và phổ biến là ẩn danh, fake vùng nên đánh đồng mọi VPN đều như vậy, hài.
Mình đang dùng Súp Sác. Mua gói 2 năm được khuyến mãi 6 tháng thì phải, anh Cờ Rít Cha Pô giới thiệu.
Cười vô mặt
@LRA Rồi có remote về nhà được không mà khoe, hài. Hãy hiểu thứ mình đang có và thứ mà bài viết này đang đề cập rồi hãy lên comment nhé.
@hoangthanhnt Nếu không vi phạm quy định thì comment không vấn đề gì cả. Đâu có phản bác hay đả kích ai.
Khó chịu thì biến đi, đừng đọc. Muốn thể hiện là mình hiểu biết à?
@hoangthanhnt Xem ra cậu là người mới hả?
Lên TT bây giờ, thường theo thói quen hoặc post bài troll lẫn nhau. Nhiều hơn nữa thì khẩu chiến, điển hình là Sung-Táo hoặc Intel-AMD. Chủ yếu là tăng tính tương tác & lượt xem thôi. Nói chung là tùy vào việc ai theo trường phái nào.
Khôn như mày :D
Mình đang có router Mirotik chưa cấu hình VPN server được.
@darkmaster1 Đúng rồi, mà mình chưa biết cấu hình. Nó hơi phức tạp so với mấy con router thông thường.
vuducdong
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@Hồ Quốc Trí vpn wireguard đi cho dễ cấu hình bạn ơi (nếu router đủ mạnh)
@hoangthanhnt DDNS hồi mình dùng VPN site to site với Draytek hay rớt nên bỏ luôn lâu rồi chưa dùng lại
@nguyenminhhiep2402 DDNS mà hay rớt có khi do bản thân cái DDNS server. Chứ mình dùng mấy năm nay DDNS với IP động là không mấy khi rớt
AWS? Amazon Web Service?
Sao lại lôi AWS vào đây nhỉ?
@Nguyệt Thần Phần đó là mình là tham khảo để dẫn lại thông tin chứ không tự nghĩ ra, nên mình để nguồn thông tin gốc trong bài để credit nguồn thông tin gốc
@Nguyệt Thần Cũng có thể chứ, cài VPN Server trên đó rồi từ nhà và các devices khác remote lên đó thành 1 mạng nội bộ.
ngày xưa openvpn thì chỉ lúc nào cần access mạng ở nhà mới bật, giờ có wireguard khoẻ re, bật 24/24 cũng đc, lại còn tự định tuyến traffic cái nào cần mới đi qua vpn 😃
@vqt907 Yepp, split vpn thì bật 24/7 được không ảnh hưởng hehe
Mình cũng xài VPN về nhà:
1. Thỉnh thoảng vào NAS cho tiện
2. Có 1 máy tính ở nhà, thỉnh thoảng remote desktop dùng có việc (xài thêm Wake up on LAN nữa)
3. Đi nc ngoài, thỉnh thoảng cần dùng IP Việt Nam để sử dụng các dịch vụ (một số nc hạn chế các phần mềm xã hội, hoặc xem các kênh đá bóng bị cấm bản quyền khi ra nc ngoài chẳng hạn, ..v..v)
4. Đến một số nơi, cảm giác wifi ở đó ko an toàn, VPN về nhà.
5. Khi nào cần cấu hình lại các thiết bị mạng ở nhà (camera, router, ...)
@thinhbk11 Khá giống với các tình huống sử dụng của mình hehe
thanh4177
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@thinhbk11 chào bạn, mình chợt nghĩ ra là khi các máy kết nối với nhau bằng tailscale thì nó có được coi như 1 mạng LAN và có thể sử dụng chức năng WOL không nhỉ
@thanh4177 Mình chưa xài tailscale nhưng theo lý thuyết thì khó đấy. Tailscale có vẻ là không có VPN hub mà là cài trực tiếp lên các máy tính nào cần VPN -> máy nào mà windows sleep rồi thì gói tin WOL đến cổng LAN máy đó kiểu gì? Bạn giải quyết đc câu hỏi đó là ok
thanh4177
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@thinhbk11 có vẻ tailscale không làm được vụ này rồi
d73b3e
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Thấy nas, mạng nội bộ blah blah thì chơi tailscale cho tiện. Tự xử VPN lôi thôi, k cẩn thận bị pháp sư Trung Hoa hack cho nát choét
@d73b3e Trong bài viết chi tiết hơn về các phương thức VPN mình có để link cuối bài viết này, có đề cập đến ưu và nhược của Tailscale và VPN truyền thống 😁 còn cá nhân mình vẫn chơi VPN truyền thống + tự đặt các rule firewall chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro

Và vẫn đủ tự tin từ ngày đầu dùng nas đến giờ mình vẫn mở port https của dsm
@d73b3e NAS như chủ thớt là tự VPN về nhà mình, server VPN cũng đặt tại nhà nốt, port thì đổi theo 1 số khác rồi, lại có ceritificate mới bắt đầu có thể đăng nhập username, password. Như thế thì sao pháp sư Trung Hoa quét mà hack được,
Trừ khi bạn bị các hacker nhắm 100% vào thì ngồi không cũng có thể bị hack chứ đừng nói là cài VPN hay cài cái gì khác 😁
zinkpro
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Đây là cách VPN hoạt động 😁
IMG-1669.jpeg
@zinkpro Trực quan, cụ thể và sinh động.
@zinkpro Chuẩn, 100 điểm
Cười ra nước mắt
@zinkpro Sai nha sai nha. Đó là cách hoạt động của proxy chứ k phải vpn nha. Vpn là mạng riêng ảo, làm đủ thứ như đang trong 1 cái mạng nội bộ nhưng trên nền 1 mạng công cộng như internet nha
Có loại cục phát wifi nào mà mình có thể cài đặt cấu hình dịch vụ VPN và dịch vụ chặn luôn quảng cáo từ bên thứ 3 vào đó luôn không nhỉ.Nếu được vậy quá xịn.

Đỡ mất công phải cài phần mềm VPN lên máy mà cũng đỡ phải cài phần mềm chặn quảng cáo.Đôi khi quảng cáo quá nhiều rất phiền phức
@LOGIN_LOGIN Kiếm con nào cài được Openwrt rồi mần trong đó thì có nhiều lựa chọn hơn.
@LOGIN_LOGIN Kiếm cái mini PC nào đó cài Pfsense làm Router và Firewall, đầy đủ đồ chơi cho bạn
@LOGIN_LOGIN chặn quảng cáo thì cục phát wifi nào chẳng làm được , còn VPN thì tùy loại mà tốc độ k ngon bằng dùng windows hay ubuntu làm server vpn
ai cần triển khai liên hệ mình tính giá phải chăng , ba quỷ ma này làm 1 nốt nhạc
Cười vô mặt
open VPn sài ok không mọi người , dùng để truy cập server cty khi ra ngoài
@trandaubac giờ chỉ có nó với ikev2 là mạnh nhất
@nefertem ok bạn
@trandaubac OpenVPN ok mà,
BA SU BO
ĐẠI BÀNG
2 tháng
😃
toutou
ĐẠI BÀNG
2 tháng
chơi gói 3-5 năm của các dịch vụ openvpn, nordvpn, expressvpn... cho nhẹ đầu
toutou
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@hoangthanhnt truy cập mạng nội bộ site2stite thì trên router có cái làm được có cái không. Mà cái này chắc chỉ có DN hay nhà đại gia mới xài quá 😃
còn các mục lợi ích của vpn các dịch vụ kia hầu như có đầy đủ, quan trọng là cái giá thôi.
mình là end-user ko biết làm gì hết thì mua dịch vụ cho lẹ, chứ mình không biết setup cái gi hết thì tự làm chi cho khổ 😃
@toutou trước khi comment thì nên đọc kỹ bài xem bài viết họ đang nói về trường hợp nào, chưa gì đã lôi mấy cái dịch vụ VPN fake quốc gia kia vào như kiểu đi lạc đường vậy. khi nào có bài viết kiểu "dùng vpn để dùng 1 số các ứng dịch, dịch vụ các quốc gia khác" hay "dùng vpn để bảo mật hơn khi dùng mạng công cộng..." chẳng hạn thì lôi mấy cái VPN đó vào được
toutou
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@hoangthanhnt thì tiêu đề ghi là tự host vpn tại nhà để làm gì? mình nói mình không biết làm ở nhà thì mình mua dịch vụ có đầy đủ tính năng trong bài viết đề cập mà.
Bạn giới thiệu cho mình tính năng nào mà bài viết có mà dịch vụ VPN không có đi, cái này hỏi thiệt để coi mình có sai hay bị lỗi thời gi không?
@toutou Remote to site, site to site
min
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Anh em nào đi chơi TQ mà dùng VPN riêng này đặt tại nhà thì mới thấy sự kỳ diệu của VPN. Mình đã thử qua rất nhiều phần mềm nguồn mở và hiện tại thì đang dùng cả 3 pm cùng lúc là softether, wireguard và cloudflare warp.
@min TQ nó chỉ cấm đặt VPN Server tại nước họ thôi chứ VPN Client vẫn dùng bình thường mà, vẫn remote ra nước ngoài vô tư.
@min chính phủ bên đó chưa phát hiện IP nên k chặn kịp, dùng mấy dịch vụ VPN có tiếng chặn sạch haha
@nefertem VPN mình là IP động thì chặn bằng mắt à. Kkk (tiền đâu mua IP tĩnh)
Phúc Cổ
ĐẠI BÀNG
2 tháng
em thấy muốn tiện và dễ thì dùng Tailscale cũng ổn
@Phúc Cổ Tailscale thì chỉ phục vụ được việc truy cập thiết bị từ xa thôi
@Ngon Bổ Xẻ tailscale subnet router vs exit node cũng OK hết nhé 😆 đang dùng ngon.
@Trung Dt Vâng ạ, nhưng với user phổ thông cài lên router đâu phải dễ anh 😁

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019