Năm 2019, Hygia được báo cáo và gây xôn xao dư luận khi kết luận uống thuốc điều trị tăng huyết áp vào buổi tối sẽ giảm 45% biến cố tim mạch chính, 56% tử vong tim mạch, 34% nhồi máu cơ tim, 40% can thiệp động mạch vành, 42% suy tim và 49% đột quỵ. Những con số thể hiện sự khác biệt rất lớn này làm choáng váng và gây tranh cãi trong giới khoa học. Nhiều người không tin, tin sao được khi mà sự khác biệt lớn khủng khiếp như vậy chỉ đơn giản bằng việc uống thuốc buổi tối. Rất nhiều lo ngại được nêu lên như “các nhóm bệnh nhân khác nhau có như nhau không?”, “có trũng huyết áp buổi tối thì như thế nào?”, “có sự khác biệt lớn tại thời điểm ban đầu khi nhóm uống thuốc buổi tối dường như bệnh nhẹ hơn”, “sự khác biệt lớn vậy sao không dừng nghiên cứu sớm?”, “kiểm tra số liệu không chặt?”… thậm chí có người còn phũ phàng “đừng tin vào Hygia trial”.
Năm 2022, TIME trial được báo cáo, kết luận là không có sự khác biệt gì về hiệu quả khi uống thuốc huyết áp buổi sáng và buổi tối. Nhiều người hồ hởi vì rõ là uống thuốc buổi sáng thì tiện hơn, dễ tuân thủ hơn. Các tác giả của Hygia hậm hực bảo là “thiết kế chưa tuân theo quy định”. Khó thật, đánh giá hiệu quả của chronotherapy rất phức tạp, theo dõi 19 – 20 nghìn người trong 5 – 6 năm liền. Bao nhiêu thay đổi trong quá trình đó, hiệu chỉnh như thế nào?
Nhưng hiệu quả tốt quá và khác biệt quá thì rõ ràng là cần đặt câu hỏi. Người ta sẽ chờ kết quả từ Bed-Med dự kiến báo cáo vào cuối năm nay cũng về vấn đề này.
Trước mắt, người bệnh tăng huyết áp cần tuân thủ uống thuốc đều, không được sáng tạo cách uống như thử giảm liều, thử uống cách ra, thử chờ tăng rồi mới uống… (sáng tạo trong nghệ thuật, không được sáng tạo trên cơ thể mình). Nên uống thuốc vào thời điểm nào mà mình dễ nhớ nhất, phù hợp với sinh hoạt bản thân. Cần đi khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra và đổi thuốc nếu cần.
Năm 2022, TIME trial được báo cáo, kết luận là không có sự khác biệt gì về hiệu quả khi uống thuốc huyết áp buổi sáng và buổi tối. Nhiều người hồ hởi vì rõ là uống thuốc buổi sáng thì tiện hơn, dễ tuân thủ hơn. Các tác giả của Hygia hậm hực bảo là “thiết kế chưa tuân theo quy định”. Khó thật, đánh giá hiệu quả của chronotherapy rất phức tạp, theo dõi 19 – 20 nghìn người trong 5 – 6 năm liền. Bao nhiêu thay đổi trong quá trình đó, hiệu chỉnh như thế nào?
Nhưng hiệu quả tốt quá và khác biệt quá thì rõ ràng là cần đặt câu hỏi. Người ta sẽ chờ kết quả từ Bed-Med dự kiến báo cáo vào cuối năm nay cũng về vấn đề này.
Trước mắt, người bệnh tăng huyết áp cần tuân thủ uống thuốc đều, không được sáng tạo cách uống như thử giảm liều, thử uống cách ra, thử chờ tăng rồi mới uống… (sáng tạo trong nghệ thuật, không được sáng tạo trên cơ thể mình). Nên uống thuốc vào thời điểm nào mà mình dễ nhớ nhất, phù hợp với sinh hoạt bản thân. Cần đi khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra và đổi thuốc nếu cần.