Trong nỗ lực cải thiện tình trạng béo phì ở trẻ em, chính phủ Anh sẽ áp dụng lệnh cấm quảng cáo đồ ăn không lành mạnh trên truyền hình sau 9 giờ tối. Quy định này dự kiến sẽ chính thức áp dụng vào tháng 10 năm 2025.
Ngoài thức ăn nhanh, các thực phẩm có nhiều chất béo, muối và đường cũng sẽ bị hạn chế quảng cáo trên sóng truyền hình. Bộ trưởng Y Tế - Andrew Gwynne cũng đã xác nhận rằng quảng cáo đồ ăn không lành mạnh sẽ được thêm vào danh sách các nội dung “không an toàn về trẻ em”, cùng với quảng cáo về cờ bạc, rượu,…
Được biết, tất cả những nỗ lực này đều nhằm mục địch cải thiện sức khoẻ cho cộng đồng và giảm bớt áp lực cho Hệ thống Y Tế của Quốc gia (NHS), vốn đang phải đối mặt với những thách thức về kinh tế nghiêm trọng.
Nước Anh đang đối mặt với tình trạng trẻ em bị béo phì hoặc thừa cân. Theo thống kê, cứ 5 trẻ thì sẽ có 1 trẻ bị thừa cân trước khi bắt đầu học tiểu học (tức là trước 5 tuổi). Tỷ lệ này tăng lên 30% trong độ tuổi 11.
Ngoài thức ăn nhanh, các thực phẩm có nhiều chất béo, muối và đường cũng sẽ bị hạn chế quảng cáo trên sóng truyền hình. Bộ trưởng Y Tế - Andrew Gwynne cũng đã xác nhận rằng quảng cáo đồ ăn không lành mạnh sẽ được thêm vào danh sách các nội dung “không an toàn về trẻ em”, cùng với quảng cáo về cờ bạc, rượu,…
Được biết, tất cả những nỗ lực này đều nhằm mục địch cải thiện sức khoẻ cho cộng đồng và giảm bớt áp lực cho Hệ thống Y Tế của Quốc gia (NHS), vốn đang phải đối mặt với những thách thức về kinh tế nghiêm trọng.
Nước Anh đang đối mặt với tình trạng trẻ em bị béo phì hoặc thừa cân. Theo thống kê, cứ 5 trẻ thì sẽ có 1 trẻ bị thừa cân trước khi bắt đầu học tiểu học (tức là trước 5 tuổi). Tỷ lệ này tăng lên 30% trong độ tuổi 11.
Những con số này tương đồng với mức báo cáo của WHO về tình trạng béo phì ở trẻ em châu Âu. Theo đó, tổ chức này phát hiện trên 33 quốc gia châu Âu, có đến 29% trẻ em trong độ tuổi 7 - 9 gặp tình trạng thừa cân.
Trong khi đó, NHS lại đang trong tình trạng thiếu hụt đầu tư nghiêm trọng khi quốc gia này đã chi ít hơn gần 37 tỷ bảng Anh so với các nước khác kể từ năm 2010. Thủ tướng Keir Starmer cho biết quốc gia này sẽ “không còn tiền” cho NHS nếu tình hình không được cải thiện.
Một quy định tương tự cũng đã được đề xuất ở Na Uy, nơi các nhà sản xuất và nhà cung cấp thực phẩm ở nước này đã tự nguyện hạn chế quảng cáo cho trẻ em dưới 13 tuổi kể từ năm 2013. Tuy nhiên, kế hoạch mới sẽ yêu cầu các nhà sản xuất thực hiện điều này một cách nghiêm túc hơn. Cụ thể, đồ ăn vặt bao gồm bánh kẹo, kem và nước ngọt sẽ bị cấm quảng cáo cho trẻ dưới 18 tuổi. Người ta sẽ dựa vào “ngưỡng dinh dưỡng” để đánh giá thực phẩm nào được cho là lành mạnh.
Ngoài lệnh cấm quảng cáo đồ ăn nhanh trên tivi sau 9 giờ tối, chính phủ Anh cũng đang xem xét các đề xuất về việc cấm hút thuốc ở những nơi công cộng, bao gồm cả quán rượu và nhà hàng, nhằm giảm thiểu các bệnh liên quan đến hút thuốc.
Theo Euro News