* Cover: tạo hình nhân vật trong một bộ phim, nhưng mình thấy trong truyện mô tả khuôn mặt dị dạng hơn nhiều.
Dạo gần đây nghe về ChatGPT nhiều quá rồi, hôm nay thì Microsoft ra công cụ tìm kiếm tích hợp mô hình đó luôn, nên mình chia sẻ một câu truyện khá thú vị liên quan tới cuốn sách mình đã đọc: Frankenstein. Đó là cuốn tiểu thuyết giả tưởng rất nổi tiếng, trong đó con người cũng đã tạo ra một sản phẩm công nghệ.
Sở dĩ điều làm mình nhớ tới truyện Frankenstein là do Microsoft đặt tên cho mô hình máy học của họ là Prometheus, thì cuốn sách Frankenstein cũng có tên gọi khác là Modern Prometheus (Prometheus thời hiện đại). Prometheus là một vị thần trong thần thoại Hy Lạp, ông nổi tiếng với trí thông minh, và đã tạo ra ngoài người, đem lửa tới cho họ.
Microsoft gọi mô hình máy học của họ là Prometheus để thể hiện cho tham vọng lớn lao, muốn tạo ra một công cụ trí thông minh nhân tạo vượt bậc và quan trọng, giống như việc Prometheus đem lửa tới cho nhân loại vậy.
Prometheus chịu hình phạt bị đại bàng ăn gan.
Còn về cuốn Frankenstein, nó cũng được gọi là Prometheus, trong đó nhân vật chính là người đã tạo ra một sinh vật sống mà tác giả không đặt tên. Trong câu truyện đó, Victor là người yêu khoa học, anh đã tìm hiểu và gom nhặt kiến thức để rồi có thể tạo ra một sinh vật sống hoàn chỉnh, giống như con người, có trái tim và biết suy nghĩ. Khổ nỗi sinh vật mà anh tạo ra này lại có hình thù quái dị, xấu xa và bị gọi với những cái tên như ác quỷ, quái vật… Dù sao đi nữa, đó là một sản phẩm do con người tạo ra. Trong trường hợp này, mình thấy người ta liên tưởng đến sinh vật đó như là việc con người tạo ra trái bom nguyên tử.
Bản thân trái bom không có lỗi nhưng nó luôn là chủ đề bàn tán, chứ không phải người đã tạo ra nó. Với sinh vật sống trong Frankenstein kia, mình không tin rằng đó là nhân vật ác và xấu xa, ngược lại còn đáng thương là đằng khác. Anh được tạo ra rồi bị bỏ mặc, ruồng bỏ, bị xã hội xa lánh dẫn tới chuỗi những hành động trả thù Victor sau này. Thậm chí trong những cuộc hội thoại với người đã tạo ra mình, sinh vật đó luôn dùng từ ngài, một cách trân trọng. Anh thậm chí đề nghị Victor tạo ra thêm một sinh vật tương tự như vậy nhưng là giống nữ, để anh có kẻ bầu bạn, tình cảm chứ không cô độc trên thế gian này, luôn phải trốn tránh loài người. Đó là một cuốn sách rất hay và đáng để suy nghĩ, anh em nên đọc: https://www.goodreads.com/book/show/35031085-frankenstein?ac=1&from_search=true&qid=01oc3CbSat&rank=2
Còn rất lâu nữa trí thông minh nhân tạo mới tiến tới trí thông minh loài người nhưng hiện tại con người cũng đã bắt đầu hình dung và sợ rằng AI trong tương lai sẽ gây nguy hiểm cho nhân loại, ở một khía cạnh nào đó. Trừ khi chủ đích tạo ra một thứ xấu xa và nguy hiểm thì mình tin rằng bom nguyên tử, quái vật trong Frankenstein hay AI hay những thứ đại loại vậy đều là để phục vụ lợi ích của nhân loại.
Dạo gần đây nghe về ChatGPT nhiều quá rồi, hôm nay thì Microsoft ra công cụ tìm kiếm tích hợp mô hình đó luôn, nên mình chia sẻ một câu truyện khá thú vị liên quan tới cuốn sách mình đã đọc: Frankenstein. Đó là cuốn tiểu thuyết giả tưởng rất nổi tiếng, trong đó con người cũng đã tạo ra một sản phẩm công nghệ.
Sở dĩ điều làm mình nhớ tới truyện Frankenstein là do Microsoft đặt tên cho mô hình máy học của họ là Prometheus, thì cuốn sách Frankenstein cũng có tên gọi khác là Modern Prometheus (Prometheus thời hiện đại). Prometheus là một vị thần trong thần thoại Hy Lạp, ông nổi tiếng với trí thông minh, và đã tạo ra ngoài người, đem lửa tới cho họ.
Microsoft gọi mô hình máy học của họ là Prometheus để thể hiện cho tham vọng lớn lao, muốn tạo ra một công cụ trí thông minh nhân tạo vượt bậc và quan trọng, giống như việc Prometheus đem lửa tới cho nhân loại vậy.

Prometheus chịu hình phạt bị đại bàng ăn gan.
Còn về cuốn Frankenstein, nó cũng được gọi là Prometheus, trong đó nhân vật chính là người đã tạo ra một sinh vật sống mà tác giả không đặt tên. Trong câu truyện đó, Victor là người yêu khoa học, anh đã tìm hiểu và gom nhặt kiến thức để rồi có thể tạo ra một sinh vật sống hoàn chỉnh, giống như con người, có trái tim và biết suy nghĩ. Khổ nỗi sinh vật mà anh tạo ra này lại có hình thù quái dị, xấu xa và bị gọi với những cái tên như ác quỷ, quái vật… Dù sao đi nữa, đó là một sản phẩm do con người tạo ra. Trong trường hợp này, mình thấy người ta liên tưởng đến sinh vật đó như là việc con người tạo ra trái bom nguyên tử.
Bản thân trái bom không có lỗi nhưng nó luôn là chủ đề bàn tán, chứ không phải người đã tạo ra nó. Với sinh vật sống trong Frankenstein kia, mình không tin rằng đó là nhân vật ác và xấu xa, ngược lại còn đáng thương là đằng khác. Anh được tạo ra rồi bị bỏ mặc, ruồng bỏ, bị xã hội xa lánh dẫn tới chuỗi những hành động trả thù Victor sau này. Thậm chí trong những cuộc hội thoại với người đã tạo ra mình, sinh vật đó luôn dùng từ ngài, một cách trân trọng. Anh thậm chí đề nghị Victor tạo ra thêm một sinh vật tương tự như vậy nhưng là giống nữ, để anh có kẻ bầu bạn, tình cảm chứ không cô độc trên thế gian này, luôn phải trốn tránh loài người. Đó là một cuốn sách rất hay và đáng để suy nghĩ, anh em nên đọc: https://www.goodreads.com/book/show/35031085-frankenstein?ac=1&from_search=true&qid=01oc3CbSat&rank=2

Frankenstein: The 1818 Text
This is a previously-published edition of ISBN 97801431…
goodreads.com
Còn rất lâu nữa trí thông minh nhân tạo mới tiến tới trí thông minh loài người nhưng hiện tại con người cũng đã bắt đầu hình dung và sợ rằng AI trong tương lai sẽ gây nguy hiểm cho nhân loại, ở một khía cạnh nào đó. Trừ khi chủ đích tạo ra một thứ xấu xa và nguy hiểm thì mình tin rằng bom nguyên tử, quái vật trong Frankenstein hay AI hay những thứ đại loại vậy đều là để phục vụ lợi ích của nhân loại.