Bill Brandt (1904-1983) là một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất ở Anh trong suốt thế kỷ 20. Khởi đầu là một phóng viên ảnh, Brandt đã tạo ra rất nhiều tác phẩm trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm ảnh chân dung, phong cảnh và khỏa thân, tất cả đều là ảnh đen trắng. Những bức ảnh khỏa thân của ông mang một dáng vẻ khác lạ, siêu thực do những thử nghiệm ông khám phá trong suốt quá trình thực hành.
Brandt bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí phóng viên ảnh, tư liệu hóa cuộc sống hàng ngày của người Anh và làm việc cho các tạp chí minh họa. Cuốn sách ảnh đầu tiên của ông The English at Home (Tạm dịch: Khi người Anh ở nhà), là một nghiên cứu nhân học về cuộc sống của người Anh, thể hiện một góc nhìn khác biệt về phong tục và thói quen của những công dân từ mọi tầng lớp xã hội. Sau đó, chính phủ Anh đã nhận ông làm nhiếp ảnh gia trong suốt những năm 40 để ghi lại những cảnh sinh hoạt hàng ngày ở Anh trong thời kì chiến tranh. Chỉ sau khi làm phóng viên ảnh, Brandt mới rời bỏ các chủ đề chính trị-xã hội để đến với những công việc mang nhiều tính nghệ thuật hơn.
Năm 1961, việc xuất bản Perspective of Nudes (Tạm dịch: Góc nhìn về ảnh khỏa thân), theo lời của các giám tuyển Martina Droth và Paul Messier, đã đánh dấu “thời điểm mà trong đó, vị trí của Brandt với tư cách là một nhân vật trong giới nghệ thuật được đảm bảo”. Vì thế, từ sau dạo ấy, mọi người đã công nhận Brandt như một nghệ sĩ hơn là một nhà báo.
Phong cảnh là một trong những chủ đề phổ biến nhất Brandt tiếp cận trong những năm đầu sự nghiệp. Khi chụp ảnh tư liệu nước Anh, ông đã chụp nhiều tấm hình dưới hình thức khảo cổ và tự nhiên mang tính biểu tượng của riêng chúng. Bức ảnh chụp Stonehenge năm 1947 có tên Stonehenge Under Snow (Tạm dịch: Stonehenge dưới trời tuyết) đã mô tả di tích thời tiền sử nổi tiếng với bố cục tinh tế và nghệ thuật, có độ tương phản cao và nhiều không gian trống - những hòn đá có màu đen đặc, trong khi đó, tuyết và bầu trời gần như không có bất kỳ chi tiết nào. Hai yếu tố thị giác, độ tương phản và không gian trống, được sử dụng nhiều trong ảnh khỏa thân của Brandt cho chúng ta thấy sở thích về thẩm mỹ tương tự đã xuất hiện trong cả ảnh tư liệu và nghệ thuật của ông.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/10/6178109_stonehenge-under-snow-1947-bill-brandt.jpg)
Stonehenge Under Snow, 1947, Bill Brandt
Brandt bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí phóng viên ảnh, tư liệu hóa cuộc sống hàng ngày của người Anh và làm việc cho các tạp chí minh họa. Cuốn sách ảnh đầu tiên của ông The English at Home (Tạm dịch: Khi người Anh ở nhà), là một nghiên cứu nhân học về cuộc sống của người Anh, thể hiện một góc nhìn khác biệt về phong tục và thói quen của những công dân từ mọi tầng lớp xã hội. Sau đó, chính phủ Anh đã nhận ông làm nhiếp ảnh gia trong suốt những năm 40 để ghi lại những cảnh sinh hoạt hàng ngày ở Anh trong thời kì chiến tranh. Chỉ sau khi làm phóng viên ảnh, Brandt mới rời bỏ các chủ đề chính trị-xã hội để đến với những công việc mang nhiều tính nghệ thuật hơn.
Năm 1961, việc xuất bản Perspective of Nudes (Tạm dịch: Góc nhìn về ảnh khỏa thân), theo lời của các giám tuyển Martina Droth và Paul Messier, đã đánh dấu “thời điểm mà trong đó, vị trí của Brandt với tư cách là một nhân vật trong giới nghệ thuật được đảm bảo”. Vì thế, từ sau dạo ấy, mọi người đã công nhận Brandt như một nghệ sĩ hơn là một nhà báo.
Phong cảnh là một trong những chủ đề phổ biến nhất Brandt tiếp cận trong những năm đầu sự nghiệp. Khi chụp ảnh tư liệu nước Anh, ông đã chụp nhiều tấm hình dưới hình thức khảo cổ và tự nhiên mang tính biểu tượng của riêng chúng. Bức ảnh chụp Stonehenge năm 1947 có tên Stonehenge Under Snow (Tạm dịch: Stonehenge dưới trời tuyết) đã mô tả di tích thời tiền sử nổi tiếng với bố cục tinh tế và nghệ thuật, có độ tương phản cao và nhiều không gian trống - những hòn đá có màu đen đặc, trong khi đó, tuyết và bầu trời gần như không có bất kỳ chi tiết nào. Hai yếu tố thị giác, độ tương phản và không gian trống, được sử dụng nhiều trong ảnh khỏa thân của Brandt cho chúng ta thấy sở thích về thẩm mỹ tương tự đã xuất hiện trong cả ảnh tư liệu và nghệ thuật của ông.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/10/6178109_stonehenge-under-snow-1947-bill-brandt.jpg)
Stonehenge Under Snow, 1947, Bill Brandt
Quảng cáo
Brandt vẫn tiếp tục lồng ghép cảnh quan vào ảnh khỏa thân của mình. Ông chụp những người phụ nữ trên các bãi biển đá đặc trưng của châu Âu, kết hợp môi trường thiên nhiên với các bộ phận cơ thể, đem lại cảm giác như tất cả hòa trộn thành một thể thống nhất. Cách sử dụng sự tương phản của Brandt đặc biệt quan trọng - ví dụ ở St Cyprien, Pháp, tháng Mười, 1951, đôi chân của chủ thể hiển thị cùng bóng đổ gần giống với bóng đổ trên vùng nước bên cạnh mà cô đang tạo dáng. Hiệu ứng hợp nhất này không chỉ do đổ bóng mà còn thông qua cách dựng bố cục, như bức ảnh Baie des Agnes, Pháp, 1959 mô tả các ngón tay đan vào nhau giống như những viên sỏi trên bãi biển. Được chụp cận cạnh và đổ bóng tỉ mỉ, những bộ phận cơ thể này trông như những hình tượng điêu khắc theo chủ nghĩa hiện đại hơn là những bộ phận cơ thể thực tế.

St Cyprien, Pháp, tháng Mười, 1951, Bill Brandt

Baie des Agnes, Pháp, 1959, Bill Brandt
Để tạo ra các bản in có độ tương phản cao với mức độ chi tiết tuyệt vời, Brandt đã can thiệp vào các bản in cả trước và sau khi tráng film, không chỉ là dodge và burn (làm sáng và làm tối một vùng nào đó trong ảnh) mà còn khắc và làm bóng bằng công cụ như lưỡi dao cạo và bút chì. Mối bận tâm về việc chỉnh sửa và chú ý đến từng chi tiết đã khiến Brandt trở thành một nghệ sĩ sáng tạo nổi bật vào thời điểm đó.
Việc nghệ sĩ sử dụng ống kính góc rộng là một đặc điểm nổi bật khác trong cách thực hành sáng tạo của ông. Ban đầu, ông định sử dụng loại ống kính này để chụp những trần nhà lớn nhưng sau đó, ông nhận ra rằng nó cũng làm biến dạng các đối tượng ở gần, ông “chưa bao giờ có kế hoạch đó”. Mặc dù đây là một khám phá mới đối với Brandt nhưng nó đã sớm trở thành nét đặc trưng của ông và đặc biệt thể hiện rõ qua những bức ảnh khỏa thân. Ông đặt máy ảnh rất gần chủ thể của mình, góc rộng phóng to tiền cảnh lên rất nhiều, làm cho các bộ phận cơ thể trông không cân đối. Ví dụ điển hình là bức Campden Hill, tháng Tám, 1953 và Hamstead, London, 1952. Ở bức ảnh sau, bàn chân của người mẫu bị bóp méo đến mức chúng che mất phần còn lại của cơ thể. Kỹ thuật sử dụng góc rộng này mang lại cho nhiều bức ảnh khỏa thân của Brandt có chất lượng siêu thực cao, trong đó cơ thể con người nở ra và biến dạng thành những hình dạng kỳ dị. Do đó, tác phẩm của Brandt đặc biệt mang tính lật đổ vì lịch sử của khỏa thân trong nghệ thuật vốn có đặc quyền về tỷ lệ và đối xứng từ lâu.

Campden Hill, London, 1949, Bill Brandt

Hamstead, London, 1952, Bill Brandt
Bill Brandt đã đưa thẩm mỹ phong cảnh vào diễn tả hình dáng con người, sử dụng kỹ thuật phòng tối sáng tạo và phá cách với ảnh khỏa thân cổ điển - đưa ra những gợi ý về chủ nghĩa siêu thực. Có tính trừu tượng cao và hấp dẫn về mặt thẩm mỹ, ảnh khỏa thân của Bill Brandt đã trở thành yếu tố vượt thời gian của nhiếp ảnh thế kỷ 20.
Quảng cáo
- London, tháng Ba 1952, Bill Brandt
- Nude, East Sussex Coast, tháng Bảy 1977, Bill Brandt
- Vasterival Beach, Normandy, tháng Năm 1957, Bill Brandt
- East Sussex Coast, tháng Tư 1953, Bill Brandt
- Nude East Sussex, 1960, Bill Brandt
- Hampstead, London, 1956, Bill Brandt
- London, tháng Tư 1956, Bill Brandt
- St. John's Wood, London, 1957, Bill Brandt
- London, 1957, Bill Brandt
Tham khảo Musee Magazine, Bill Brandt - Perspective of Nudes (revisited) (2021) - Marlborough Gallery, New York.