Những bức ảnh trong số "Tuần này xem ảnh của ai?" đã đem lại cảm giác mộng mơ, bình yên và là niềm an ủi cho rất nhiều người hiện đang phải ở nhà cách ly trong đại dịch COVID-19. Đó là những bức ảnh của KangHee Kim.
Có một ảo ảnh là vẻ đẹp chỉ có thể xuất hiện khi có nguồn sáng, mặc dù thực tế thường ngược lại: Trong những ngày đen tối nhất, chúng ta sẽ thúc đẩy bản thân vượt qua những lo âu và sự tự thương hại, hướng tới việc kiến tạo điều gì đó để có thể chiến thắng chính mình.
Đại dịch cúm năm 1918 đã giết chết hơn 50 triệu người trên toàn thế giới, nó cũng mang đi những nghệ sĩ lớn, bao gồm hoạ sĩ Egon Schiele, kèm theo đó là tác phẩm cuối cùng - bức chân dung tự hoạ đầy ám ảnh nhưng chưa hoàn thành của ông, vợ của ông - bà Edith cùng đứa trẻ chưa từng được sinh ra đời; họ đã qua đời vào mùa thu năm 1918. Tuy nhiên, đại dịch đó không thể làm chậm đi bước tiến của chủ nghĩa hiện đại, chúng ta có thể thấy sự táo bạo và năng lượng không tưởng của các nghệ sĩ như Picasso và Matisse. Những tác phẩm của họ đã cho chúng ta thấy biểu hiện không chút sợ hãi trong phần còn lại của thế kỷ 20 và còn xa hơn thế.
Nghệ thuật có thể là một sự chuyển hướng, một lối thoát và đi kèm giá trị trong chính nó. Nhưng đó cũng là cách để nói với thế giới: Hãy nhìn những bức tranh hoạt hình đầy rung động, hào hứng của Keith Haring, được thực hiện khi con người đang ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng AIDS hay sự duyên dáng, ám ảnh của những bức chân dung tự hoạ của Max Beckmann, một trong những nghệ sĩ "suy đồi" của Hitler. Rồi những bức tranh tường sống động của Reginald Marsh vào năm 1937 tại sở hải quan của Alexander Hamilton ở New York, Mỹ, một loạt các bức tranh cho thấy New York là ngã tư nhộn nhịp cho nền thương mại thế giới. Đây chỉ là một trong nhiều dự án được tài trợ của Cơ quan Quản lý Tiến độ công trình, nơi đem đến việc làm cho các nghệ sĩ trong thời kỳ khủng hoảng.



Có một ảo ảnh là vẻ đẹp chỉ có thể xuất hiện khi có nguồn sáng, mặc dù thực tế thường ngược lại: Trong những ngày đen tối nhất, chúng ta sẽ thúc đẩy bản thân vượt qua những lo âu và sự tự thương hại, hướng tới việc kiến tạo điều gì đó để có thể chiến thắng chính mình.
Đại dịch cúm năm 1918 đã giết chết hơn 50 triệu người trên toàn thế giới, nó cũng mang đi những nghệ sĩ lớn, bao gồm hoạ sĩ Egon Schiele, kèm theo đó là tác phẩm cuối cùng - bức chân dung tự hoạ đầy ám ảnh nhưng chưa hoàn thành của ông, vợ của ông - bà Edith cùng đứa trẻ chưa từng được sinh ra đời; họ đã qua đời vào mùa thu năm 1918. Tuy nhiên, đại dịch đó không thể làm chậm đi bước tiến của chủ nghĩa hiện đại, chúng ta có thể thấy sự táo bạo và năng lượng không tưởng của các nghệ sĩ như Picasso và Matisse. Những tác phẩm của họ đã cho chúng ta thấy biểu hiện không chút sợ hãi trong phần còn lại của thế kỷ 20 và còn xa hơn thế.
Nghệ thuật có thể là một sự chuyển hướng, một lối thoát và đi kèm giá trị trong chính nó. Nhưng đó cũng là cách để nói với thế giới: Hãy nhìn những bức tranh hoạt hình đầy rung động, hào hứng của Keith Haring, được thực hiện khi con người đang ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng AIDS hay sự duyên dáng, ám ảnh của những bức chân dung tự hoạ của Max Beckmann, một trong những nghệ sĩ "suy đồi" của Hitler. Rồi những bức tranh tường sống động của Reginald Marsh vào năm 1937 tại sở hải quan của Alexander Hamilton ở New York, Mỹ, một loạt các bức tranh cho thấy New York là ngã tư nhộn nhịp cho nền thương mại thế giới. Đây chỉ là một trong nhiều dự án được tài trợ của Cơ quan Quản lý Tiến độ công trình, nơi đem đến việc làm cho các nghệ sĩ trong thời kỳ khủng hoảng.
Và quay trở về quá khứ xa hơn nữa, hãy nhớ rằng phong trào văn hoá Phục Hưng xuất hiện trong cùng thời kì với Cái Chết Đen - đại dịch bắt đầu từ năm 1347 và tiếp tục bùng phát định kỳ cho tới cuối thế kỷ 17, tàn phá phần lớn châu Âu (ước tính nạn dịch này đã giết chết 30% - 60% dân số của châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn 350 - 375 triệu người vào năm 1400). Michelangelo và Rembrandt đã sáng tác trong thời kì đen tối của đại dịch này, và nó cũng cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Titian, mặc dù ông đã gần 90 khi mất. May mắn thay, ông đã sử dụng quãng thời gian dài của mình để nắm bắt niềm vui và bi kịch, nỗi buồn của trần thế đi đôi với những gì tuyệt vời lấp lánh.
Nghệ sĩ thị giác KangHee Kim tại New York, với tài khoản @tinycactus trên Instagram đã sử dụng Photoshop để kết hợp và biến những hình ảnh hàng ngày cô chụp thành những phong cảnh mộng mơ, mở ra cho chúng ta một thế giới mới với nhiều năng lượng tích cực hơn. Một cây hoa thấp thoáng trong gương mà ta tưởng chừng là khung cửa sổ; rồi sa mạc màu kem trải dài trong một hình ảnh ma mị trên bức tường của căn hộ thành phố - tác phẩm của Kim là một sự pha trộn giữa những điều thân thuộc và siêu thực, vừa ám ảnh vừa đem lại cảm giác yên lòng.



Kim cùng gia đình mình ở Hàn Quốc tới Mỹ khi cô 14 tuổi, nhưng cô chưa lấy được thẻ xanh. Giờ Kim đã 28 tuổi và được bảo vệ theo chương trình DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) nhưng cô không thể rời khỏi Mỹ nếu như muốn quay lại đây. Cô chia sẻ rằng cô chụp những điều thông thường và muốn biến chúng thành tầm nhìn vượt qua những trải nghiệm thường ngày. Kim muốn biết ơn tất cả những gì mình đang có thay vì cố gắng thay đổi những hạn chế của mình.
"Tôi cảm thấy bị mắc kẹt nhưng vẫn muốn mình lạc quan hơn." Khi tất cả mọi người trên thế giới bị giam trong nhà để giảm thiểu sự lây lan của COVID-19, cô thấy những bức ảnh của mình phù hợp trong bối cảnh lớn hơn và bằng chứng là rất nhiều người trong số 350.000 người theo dõi cô trên Instagram hưởng ứng. "Tôi thấy tình huống này là phiên bản tồi tệ hơn của những gì tôi phải đối mặt. Trước đại dịch COVID-19, tôi không được rời khỏi Hoa Kỳ. Nhưng giờ tất cả chúng ta đều phải ở nhà. Mọi người nói rằng họ cảm thông và thấy mình trường hợp của tôi, những bức ảnh như một liệu pháp tinh thần dành cho họ."



Khi chúng ta làm gì đó mà chúng ta tin tưởng, ngay cả trong những lúc nghi ngờ và phiền muộn, những người khác cũng sẽ cảm thấy tin tưởng điều đó.
Hi vọng những bức ảnh của KangHee Kim có thể đem tới cho các bạn những giây phút yên bình nhất định dù bạn đang làm gì và ở đâu.
Quảng cáo