Một siêu thành phố dọc theo con đường tơ lụa vừa được tìm thấy thông qua việc sử dụng các máy bay không người lái cùng công nghệ lidar.
Con đường tơ lụa nối dài châu Á và Châu Âu
Dãy Thiên Sơn là rào cản mà các thương gia phải vượt qua
Con đường tơ lụa
Con đường tơ lụa là một mạng lưới phức tạp được hình thành vào thời kỳ đồ Đồng và đạt đỉnh cao vào thời Trung Cổ, giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 11. Con đường này nối dài từ Bắc Kinh, Hàng Châu tới các thành phố lớn như Constantinople hay Cairo, dọc theo đó là rất nhiều điểm dừng chân qua những thành phố lớn như Tehran hay Baghdad. Các thương gia thời Trung Cổ là những đoàn người mang theo tơ lụa, nước hoa, kính và các sản phẩm khác mà họ mua ở Trung Quốc. Sau đó, họ đi trên con đường này trong khoảng thời gian gần 1 năm trước khi đến được châu Âu để bán các sản phẩm mình có được.Con đường tơ lụa nối dài châu Á và Châu Âu
Dãy Thiên Sơn là rào cản mà các thương gia phải vượt qua
Một trong những thách thức mà các thương gia phải đối mặt là vượt qua dãy Thiên Sơn để né sa mạc Taklamakan. Dãy núi này là một phần quan trọng của Con đường Tơ lụa khi nó không chỉ tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa mà còn là nơi trao đổi ý tưởng, văn hóa và công nghệ trên khắp khu vực Trung Á. Vai trò của khu vực này trong việc kết nối các nền văn hóa đa dạng khiến nó trở thành một khu vực phong phú cho nghiên cứu khảo cổ. Tuy nhiên, ngọn núi này được xem như rào cản của việc giao thương khi các nhà khoa học cho rằng việc giao thương trên núi thường khó xảy ra. Chính điều này đã dẫn tới quan điểm truyền thống cho rằng núi Thiên Sơn chỉ là nơi các đoàn lữ hành phải vượt qua chứ không thực sự đóng góp lớn cho thương mại.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra điều ngược lại so với quan điểm truyền thống này.
Nghiên cứu khảo cổ học tìm ra thành phố bị mất
Nghiên cứu về các thành phố thời Trung Cổ trên Con đường Tơ lụa được thực hiện bởi Michael Frachetti, giáo sư khảo cổ học, cùng với Farhod Maksudov, giám đốc Trung tâm Khảo cổ Quốc gia ở Uzbekistan. Hai thành phố trong nghiên cứu này là Tashbulak và Tugunbulak ở Uzbekistan. Nghiên cứu tại Tashbulak bắt đầu từ năm 2011, còn nghiên cứu tại Tugunbulak bắt đầu vào năm 2018.
Đầu tiên, nghiên cứu kể trên đã dẫn tới việc phát hiện Tashbulak, một khu dân cư cỡ trung bình với diện tích khoảng 25 hecta. Nó nằm ở phía tây của dãy núi Thiên Sơn, ở độ cao khoảng 2000 mét so với mực nước biển tại Uzbekistan ngày nay. Tashbulak được thiết kế với một pháo đài ở trung tâm cùng kiến trúc đô thị dày đặc với 98 tòa nhà được bao quanh bởi tường thành. Kích thước và bố cục của Tashbulak tương tự như các thị trấn khác từ cùng thời kỳ trong khu vực đó, cho thấy thành phố này chịu ảnh hưởng của cùng một phong cách quy hoạch chung trong giai đoạn đó.
Hình ảnh thành phố bị mất: Tashbulak và Tugunbulak ở Uzbekistan, dọc theo con đường tơ lụa
Trong một lần nghiên cứu một món đồ gốm tìm được tại Tashbulak vào năm 2015, nhóm nghiên cứu đã gặp một viên chức bảo vệ rừng địa phương. Ông xác nhận rằng quanh nhà ông có những loại đồ gốm tương tự như vậy. Michael Frachetti đã ghé thăm và phát hiện ra rằng nhà của viên chức này được xây trên một thành trì thời Trung Cổ. Vào năm 2022, sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, nhóm đã sẵn sàng để quét khu vực bằng công nghệ Lidar tiên tiến dựa trên máy bay không người lái nhằm lập bản đồ và khám phá các trung tâm đô thị ở độ cao lớn này.
Thách thức mà nhóm phải đối mặt là khu vực này nằm trên một cao nguyên có độ cao lớn với địa hình gồ ghề — vốn không phải là điều kiện lý tưởng để phát hiện ra các thành phố thời Trung Cổ. Ngoài ra, địa hình này khiến việc khai quật trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, việc thiếu cây cối trong khu vực đã mang lại lợi thế đáng kể cho nhóm nghiên cứu. Nó cho phép máy bay không người lái bay ở độ cao thấp hơn, giúp nâng cao độ chính xác và chi tiết của việc lập bản đồ Lidar. Công nghệ này tạo ra bản đồ đại diện 3D của địa hình giúp xác định các đặc điểm khảo cổ tiềm năng.
Quảng cáo
Sau đó, thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) đã được sử dụng để phân tích dữ liệu nhằm phân biệt cấu trúc do con người tạo ra với địa hình tự nhiên. Phân tích AI đã giúp nhóm khám phá các cấu trúc ẩn trước đây mà nếu chỉ sử dụng phương pháp truyền thống thì khó có thể phát hiện được.
Thành phố Tugunbulak - khu đô thị sầm uất thời trung cổ
Dựa vào phân tích AI, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra thành phố Tugunbulak nằm ở độ cao khoảng 2000 mét so với mực nước biển — tương tự như Machu Picchu hay Lhasa ở Tây Tạng. Thành phố này có diện tích 120 hecta, gấp 5 lần so với Tashbulak và được bao quanh bởi những bức tường thành kiên cố. So với các thành phố tấp nập thời Trung Cổ như Siena (105 hecta) hay Genoa (20 hecta), Tugunbulak thật sự là một siêu đô thị.Ảnh tạo bởi Lidar khi quét thành phố Tugunbulak
Nói về mặt xây dựng thì các bức tường bao quanh thành phố được xây dựng bằng đất nện, với việc nén đất thành một vật liệu dày đặc giống như xi măng, tạo ra những bức tường kiên cố và chắc chắn. Sau đó, bên trong thành phố được xây dựng với với sự phức tạp về kiến trúc, với bố cục chặt chẽ cùng một số lượng lớn các toà nhà nằm sát nhau. Bên trong thành phố có sự phức tạp về kiến trúc với bố cục chặt chẽ cùng số lượng lớn các tòa nhà nằm sát nhau. Đây cũng là trung tâm đô thị nhộn nhịp với đường phố và quảng trường thể hiện cơ sở hạ tầng có tổ chức, tạo điều kiện cho sự di chuyển và tương tác xã hội. Quảng trường có thể là không gian công cộng cho các cuộc tụ họp hoặc hoạt động dân sự. Hơn nữa, sự tồn tại của các cung điện cho thấy rằng thành phố không chỉ là trung tâm thương mại mà còn có ý nghĩa chính trị hoặc hành chính — đồng thời phản ánh sự phân hóa giai cấp rõ rệt.
Quảng cáo
Cuối cùng, các cơ sở công nghiệp đặt ra giả thuyết rằng thành phố tham gia vào sản xuất sắt hoặc thép — có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vật liệu cho các khu vực khác dọc theo Con đường Tơ lụa. Khu vực núi xung quanh rất giàu quặng sắt, điều này củng cố giả thuyết rằng Tugunbulak có thể đã là trung tâm chế tạo kim loại lớn. Những yếu tố này khi kết hợp lại với nhau cho thấy một môi trường đô thị được tổ chức tốt, với cấu trúc xã hội phức tạp cùng nền kinh tế phát triển độc lập, có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của Con Đường Tơ Lụa.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về cách cư dân của Tugunbulak sống và làm việc. Các nhà nghiên cứu tò mò liệu họ có phải là những thợ rèn lành nghề hay nếu một số cư dân sống theo lối sống du mục và thỉnh thoảng ghé thăm để buôn bán.
Nguồn: Ars Technica