Gần 3 năm về trước, tác phẩm chuối dán lên tường của Maurizio Cattela đã từng tạo nên cơn sốt trên các trên mạng xã hội vào thời điểm lúc bấy giờ, khi được bán ra với giá 120.000 USD. Thế nhưng mới đây, tác phẩm trên đã bị một nghệ sĩ từ California có tên là Joe Morford cáo buộc ăn cắp ý tưởng. Ông Morford cho rằng nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã sao chép tác phẩm nghệ thuật vào năm 2000 của ông có tên là “Chuối và Cam”.
Thẩm phán liên bang ở Quận Nam Florida đã ra phán quyết cho rằng ông Morford có thể tiếp tục vụ kiện chống lại Cattelan. Thẩm phán cho rằng Morford “đủ cơ sở để cáo buộc về sự giống nhau giữa các yếu tố được bảo vệ” trong tác phẩm của ông. Đáp lại, phía Cattelen đã gửi đơn yêu cầu huỷ bỏ vụ kiện, nhưng đã bị thẩm phán Robert Scola từ chối. Nếu vụ kiện được đưa ra toà, cuộc tranh luận sẽ diễn ra ở Miami, nơi lần đầu tiên tác phẩm chuối dán lên tường được trưng bày.
“May mắn cho toà khi chúng tôi không cần phải trả lời câu hỏi về việc liệu một quả chuối có được xem là tác phẩm nghệ thuật hay không. Nhưng câu hỏi về mặt pháp lý mà toà cần giải quyết cũng khó khăn không kém - đó là liệu Morford đã đủ lập luận để cáo buộc rằng tác phẩm của Cattelan sao chép của ông chưa?”
Morford đang yêu cầu phía Cattelan bồi thường thiệt hại hơn 390.000 USD, tương đương với số tiền mà Cattelan đã thu được từ 3 phiên bản của tác phẩm nghệ thuật, cộng thêm chi phí toà án và chi phí đi lại.
Tại hội chợ nghệ thuật năm 2019, Cattelan đã thu hút sự chu ý của dư luận quốc tế khi bán ra 3 phiên bản chuối dán tường, ở phiên bản cuối cùng của tác phẩm thu về đến 150.000 USD. Được đặt tên là “Nghệ sĩ hài”, tác phẩm nghệ thuật này nhanh chóng gây được sự chú ý và lan truyền rộng rãi trên internet. Nó gợi nhớ đến cảnh một nghệ sĩ biểu diễn bóc băng dính để ăn quả chuối đang dán trên tường.
Thật ra, vụ đó cũng không ảnh hưởng đến việc mua bán của tác phẩm. Bởi Cattelan không đơn thuần bán 1 quả chuối được dán lên tường. Cái ông bán là chứng nhận xác thực và hướng dẫn lắp đặt bao gồm cả góc và chiều cao chính xác để dán quả chuối lên tường. “Nghệ sĩ hài” còn xuất hiện trong bộ sưu tập của bảo tàng Guggenheim ở New York, nhờ vào một nhà tài trợ giấu tên.
Theo CNN
Thẩm phán liên bang ở Quận Nam Florida đã ra phán quyết cho rằng ông Morford có thể tiếp tục vụ kiện chống lại Cattelan. Thẩm phán cho rằng Morford “đủ cơ sở để cáo buộc về sự giống nhau giữa các yếu tố được bảo vệ” trong tác phẩm của ông. Đáp lại, phía Cattelen đã gửi đơn yêu cầu huỷ bỏ vụ kiện, nhưng đã bị thẩm phán Robert Scola từ chối. Nếu vụ kiện được đưa ra toà, cuộc tranh luận sẽ diễn ra ở Miami, nơi lần đầu tiên tác phẩm chuối dán lên tường được trưng bày.
“May mắn cho toà khi chúng tôi không cần phải trả lời câu hỏi về việc liệu một quả chuối có được xem là tác phẩm nghệ thuật hay không. Nhưng câu hỏi về mặt pháp lý mà toà cần giải quyết cũng khó khăn không kém - đó là liệu Morford đã đủ lập luận để cáo buộc rằng tác phẩm của Cattelan sao chép của ông chưa?”
Morford đang yêu cầu phía Cattelan bồi thường thiệt hại hơn 390.000 USD, tương đương với số tiền mà Cattelan đã thu được từ 3 phiên bản của tác phẩm nghệ thuật, cộng thêm chi phí toà án và chi phí đi lại.
Tại hội chợ nghệ thuật năm 2019, Cattelan đã thu hút sự chu ý của dư luận quốc tế khi bán ra 3 phiên bản chuối dán tường, ở phiên bản cuối cùng của tác phẩm thu về đến 150.000 USD. Được đặt tên là “Nghệ sĩ hài”, tác phẩm nghệ thuật này nhanh chóng gây được sự chú ý và lan truyền rộng rãi trên internet. Nó gợi nhớ đến cảnh một nghệ sĩ biểu diễn bóc băng dính để ăn quả chuối đang dán trên tường.
Thật ra, vụ đó cũng không ảnh hưởng đến việc mua bán của tác phẩm. Bởi Cattelan không đơn thuần bán 1 quả chuối được dán lên tường. Cái ông bán là chứng nhận xác thực và hướng dẫn lắp đặt bao gồm cả góc và chiều cao chính xác để dán quả chuối lên tường. “Nghệ sĩ hài” còn xuất hiện trong bộ sưu tập của bảo tàng Guggenheim ở New York, nhờ vào một nhà tài trợ giấu tên.
Theo CNN