Hãy tưởng tượng chúng ta vừa bước qua cánh cổng đến thế giới tương lai, nơi đây bạn sở hữu 1 hệ thống máy tính với cấu hình cực mạnh, giả sử như CPU Intel Core i9-15999K, RAM 128 GB, SSD 6 TB chẳng hạn. Bạn đang muốn giải trí với 1 bộ phim có độ phân giải 8K, phát ở tần số quét 120 Hz và, ờ, nó không chạy được, hệ thống báo rằng bạn cần phải có bộ giải mã (codec) tương thích. Để có được bộ giải mã này, bạn cần unlock/upgrade 1 chức năng trong vi xử lý bằng phần mềm, có thể mua trực tuyến dễ dàng với giá 199 USD (kết thúc tưởng tượng).
Tương lai nghe hơi dị đúng không anh em, nhưng điều này đang dần trở thành sự thật. Intel vừa tung ra thứ gọi là SDSi (Software Defined Silicon) trong hệ điều hành nguồn mở Linux. SDSi cho phép các vi xử lý Intel Xeon có thể nhận được tính năng và cập nhật mới bằng cách cài đặt trực tiếp vào CPU, dĩ nhiên sau khi bạn đã mua chúng rồi. Được biết các mẫu Xeon mang tên mã Sapphire Rapids sẽ là những vi xử lý đầu tiên được trang bị khả năng này. Thế hệ Xeon thứ 4 có các phiên bản khác nhau, gồm:
SDSi và những thứ tương tự không mới đối với đội xanh. Intel từng thử nghiệm vào năm 2010 với tính năng gọi là “Intel Upgrade Service”. Lúc bấy giờ, người dùng mua 1 số mẫu CPU Intel Core i3-2xxx (Sandy Bridge) có thể mở khóa thêm tốc độ (xung hoạt động) hay bộ đệm (cache). Tuy vậy tính năng này tỏ ra quá tệ nên chính Intel đã ngừng nó lại đến nay. Và 12 năm sau, vào mùa xuân 2022, “Intel Upgrade Service” trở lại với tên gọi SDSi, được tích hợp sẵn vào Linux 5.18. SDSi sẽ kích hoạt các thành phần silicon bổ sung trong vi xử lý server hiện tại bằng cách cài đặt phần mềm tương ứng.
Vẫn chưa có thông tin rõ ràng về những tính năng mà Intel sẽ khóa để người dùng có thể trả tiền mua và nâng cấp thông qua phần mềm. Dù vậy đây có thể xem là những động thái đầu tiên để cố gắng mang tính năng này trở lại trong những năm tiếp theo. Dĩ nhiên, người dùng đa số khó bị thuyết phục, điển hình như ý kiến của 1 lập trình viên trên GitHub, Eric Kosovec: “Chỉ còn là vấn đề thời gian khi Intel mang tính năng này đến với người dùng cuối, và chúng ta phải trả tiền hàng tháng để ép xung, hoặc thậm chí là trả tiền cho mỗi tháng sử dụng. Bạn (Intel) nên tự biết xấu hổ với tư cách là nhà phát triển.”
Nhìn ở khía cạnh khác, việc SDSi ra mắt cũng hợp lý khi mà hiện tại số lượng mã sản phẩm cho dòng Intel Xeon thế hệ 3 đã lên đến 57 lựa chọn khác nhau. Quá nhiều lựa chọn để đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của khách hàng, trong đó số lượng nhân xử lý, xung boost, mức TDP là giống nhau, chỉ khác ở những tính năng nhỏ được khóa/mở khóa sẵn từ nhà máy cũng khiến việc chọn mua của người dùng trở thành ác mộng. Trong tương lai, thay vì có hàng chục tùy chọn CPU, bạn chỉ việc lựa trong khoảng 5 - 7 loại được cung cấp sẵn, rồi sau đó mở khóa thêm tùy tình hình túi tiền hay nhu cầu.
Liên hệ với những mảng thị trường khác, liệu bạn có thấy SDSi tương tự như MTX (microtransaction) hay DLC (downloadable content) trong game không? Game thủ hiện tại đã quá quen thuộc với MTX và DLC, đến nỗi họ chi tiêu cho chúng thậm chí còn gấp nhiều lần hơn so với những tựa game dược bán 1 lần. Và tổng kết doanh thu của Sony PlayStation chẳng hạn, cho thấy đây là xu thế tất yếu, dù rằng xét về CPU - phần cứng - thì rõ ràng nó khác hoàn toàn cũng như còn rất mới và chắc chắn sẽ vấp phải nhiều phản ứng trái chiều.
Nguồn
Tương lai nghe hơi dị đúng không anh em, nhưng điều này đang dần trở thành sự thật. Intel vừa tung ra thứ gọi là SDSi (Software Defined Silicon) trong hệ điều hành nguồn mở Linux. SDSi cho phép các vi xử lý Intel Xeon có thể nhận được tính năng và cập nhật mới bằng cách cài đặt trực tiếp vào CPU, dĩ nhiên sau khi bạn đã mua chúng rồi. Được biết các mẫu Xeon mang tên mã Sapphire Rapids sẽ là những vi xử lý đầu tiên được trang bị khả năng này. Thế hệ Xeon thứ 4 có các phiên bản khác nhau, gồm:

- L- Large DDR Memory Support (hỗ trợ bộ nhớ DDR lớn đến 4.5 TB)
- M- Medium DDR Memory Support (hỗ trợ bộ nhớ DDR trung bình đến 2 TB)
- N- Networking/Network Function Virtualization (ảo hóa chức năng mạng)
- S- Search (tìm kiếm)
- T- Thermal (nhiệt)
- V- VM Density Value
- Y- Intel Speed Select Technology
SDSi và những thứ tương tự không mới đối với đội xanh. Intel từng thử nghiệm vào năm 2010 với tính năng gọi là “Intel Upgrade Service”. Lúc bấy giờ, người dùng mua 1 số mẫu CPU Intel Core i3-2xxx (Sandy Bridge) có thể mở khóa thêm tốc độ (xung hoạt động) hay bộ đệm (cache). Tuy vậy tính năng này tỏ ra quá tệ nên chính Intel đã ngừng nó lại đến nay. Và 12 năm sau, vào mùa xuân 2022, “Intel Upgrade Service” trở lại với tên gọi SDSi, được tích hợp sẵn vào Linux 5.18. SDSi sẽ kích hoạt các thành phần silicon bổ sung trong vi xử lý server hiện tại bằng cách cài đặt phần mềm tương ứng.

Vẫn chưa có thông tin rõ ràng về những tính năng mà Intel sẽ khóa để người dùng có thể trả tiền mua và nâng cấp thông qua phần mềm. Dù vậy đây có thể xem là những động thái đầu tiên để cố gắng mang tính năng này trở lại trong những năm tiếp theo. Dĩ nhiên, người dùng đa số khó bị thuyết phục, điển hình như ý kiến của 1 lập trình viên trên GitHub, Eric Kosovec: “Chỉ còn là vấn đề thời gian khi Intel mang tính năng này đến với người dùng cuối, và chúng ta phải trả tiền hàng tháng để ép xung, hoặc thậm chí là trả tiền cho mỗi tháng sử dụng. Bạn (Intel) nên tự biết xấu hổ với tư cách là nhà phát triển.”
Nhìn ở khía cạnh khác, việc SDSi ra mắt cũng hợp lý khi mà hiện tại số lượng mã sản phẩm cho dòng Intel Xeon thế hệ 3 đã lên đến 57 lựa chọn khác nhau. Quá nhiều lựa chọn để đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của khách hàng, trong đó số lượng nhân xử lý, xung boost, mức TDP là giống nhau, chỉ khác ở những tính năng nhỏ được khóa/mở khóa sẵn từ nhà máy cũng khiến việc chọn mua của người dùng trở thành ác mộng. Trong tương lai, thay vì có hàng chục tùy chọn CPU, bạn chỉ việc lựa trong khoảng 5 - 7 loại được cung cấp sẵn, rồi sau đó mở khóa thêm tùy tình hình túi tiền hay nhu cầu.

Liên hệ với những mảng thị trường khác, liệu bạn có thấy SDSi tương tự như MTX (microtransaction) hay DLC (downloadable content) trong game không? Game thủ hiện tại đã quá quen thuộc với MTX và DLC, đến nỗi họ chi tiêu cho chúng thậm chí còn gấp nhiều lần hơn so với những tựa game dược bán 1 lần. Và tổng kết doanh thu của Sony PlayStation chẳng hạn, cho thấy đây là xu thế tất yếu, dù rằng xét về CPU - phần cứng - thì rõ ràng nó khác hoàn toàn cũng như còn rất mới và chắc chắn sẽ vấp phải nhiều phản ứng trái chiều.
Nguồn