Tương lai chương trình thám hiểm Mặt trăng Artemis sẽ ra sao dưới thời TT Trump?

Frozen Cat
22/1/2025 9:55Phản hồi: 20
EditEdit
Tương lai chương trình thám hiểm Mặt trăng Artemis sẽ ra sao dưới thời TT Trump?
Artemis là một chương trình quy mô của NASA nhằm đưa con người quay lại Mặt trăng, xây đắp sự hiện diện thường trực của con người trên đó và chuẩn bị cho các sứ mệnh đến Sao Hỏa. Tuy nhiên, với sự trở lại Nhà Trắng của TT Trump thì chương trình này đang đứng trước một ngã ba đường.

Artemis được đề xuất từ năm 2017 và đang chậm tiến độ do gặp nhiều vấn đề kỹ thuật. Hiện nay Artemis 1, là sứ mệnh phóng thử tàu vũ trụ Orion không người lái bằng Hệ thống phóng Không gian (SLS) lên quỹ đạo Mặt trăng rồi quay về Trái đất đã thực hiện thành công năm 2022.

Trong sứ mệnh Artemis 2, tàu Orion sẽ bay quanh Mặt trăng với 4 phi hành gia, dự kiến sẽ phóng vào tháng 4/2026 và phải tới Artemis 3 (giữa năm 2027) thì mới đổ bộ lên đó. Các sứ mệnh Artemis 4, 5 và 6 thì tập trung xây trạm không gian Gateway, được lên lịch từ cuối năm 2028 đến 2031.

he-thong-phong-sls-cua-artemis.jpg
Hệ thống SLS.

CEO SpaceX Elon Musk cho rằng cần đi thẳng đến Sao Hỏa chứ không nên loay hoay với Mặt trăng. Musk có lý vì nếu hướng thẳng tới một hành tinh ít khắc nghiệt hơn và có đất đai rộng rãi thì hiệu quả hơn là đi gián tiếp thông qua Mặt trăng. Dù vậy, không dễ thay đổi hướng đi của NASA khi mà Quốc hội Mỹ lại muốn một chương trình đi gián tiếp qua Mặt trăng rồi mới tới Sao Hỏa.

Hệ thống phóng SLS là yếu tố cốt lõi của Artemis. Đây là siêu tên lửa đẩy không thể tái sử dụng và nhìn qua hình dạng cổ điển của nó chúng ta dễ đoán ra được Boeing là nhà thầu chính. SLS khá giống hệ thống phóng tàu con thoi khi mà gắn hai bên hông nó là hai tên lửa đẩy cao 45 mét.

Ở giữa là Tầng lõi cao 64,6 mét, được trang bị 4 động cơ RS-25 sử dụng hydro và oxy lỏng. Gắn phía trên lõi là Tầng đẩy Làm lạnh Trung gian (ICPS, hay Block 1) cao 13,7 mét, nó gồm 2 bồn nhiên liệu và có 1 động cơ RL10. Phía trên tầng này mới là tàu Orion.

cau-tao-cua-sls-block-1.jpg
SLS Block 1.

Từ sứ mệnh 4 trở đi, ICPS được thay bằng Tầng Thăm dò (EUS, hay Block 1B) còn phức tạp hơn nữa. Nó cao 17,3 mét, với 2 bồn nhiên liệu và có 4 động cơ RL10C-3 để tăng thêm lực đẩy. Phía trên tầng này chất các mô-đun của trạm Gateway và tàu Orion, nhưng xen giữa chúng còn có mấy tầng trung gian nữa.

SLS có chi phí lên tới 26,4 tỷ USD, với mỗi lần phóng tốn 2,5 tỷ USD nên khó mà phóng nó thường xuyên được. Nó quá sức phức tạp với nhiều tầng và động cơ, làm tăng nguy cơ hỏng hóc cùng chi phí bảo dưỡng. Động cơ RS-25 của lõi lại dựa trên công nghệ cũ của tàu con thoi. Theo Musk, cấu trúc của SLS rất thiếu hiệu quả vì nó nhằm bày ra nhiều việc làm chứ không hề muốn tối đa hóa kết quả.

cau-tao-cua-sls-block-1b.jpg
SLS Block 1B.

Quảng cáo


Nhưng không dễ để thay thế SLS bởi mọi sứ mệnh Artemis đều phải xài tới nó. Cụ thể thì trong sứ mệnh thứ 2, SLS Block 1 sẽ phóng tàu Orion có 4 phi hành gia lên quỹ đạo Mặt trăng trong vòng 10 ngày. Orion sẽ bay ngang cách bề mặt Mặt trăng vài ngàn cây số để lấy dữ liệu, sau đó nó quay về Trái đất rồi đáp xuống biển để đội cứu hộ tới đón.

Trong sứ mệnh thứ 3, SLS cũng phóng tàu Orion cùng 4 phi hành gia lên quỹ đạo Mặt trăng. Tàu Starship HLS của SpaceX thì được phóng riêng lên quỹ đạo Trái đất bằng tên lửa đẩy Super Heavy, ở đó nó được tiếp nhiên liệu rồi bay tới quỹ đạo Mặt trăng để ghép nối với Orion.

Hai phi hành gia từ Orion sẽ chuyển qua Starship HLS để đáp xuống Mặt Trăng trong 1 tuần. Sau đó họ lên tàu Starship HLS để về tàu Orion, rồi bay về Trái đất. Còn Starship HLS sẽ ở lại quỹ đạo Mặt Trăng để chờ nhiệm vụ tiếp theo.

Vậy chưa phải đã hết, trong 3 sứ mệnh còn lại thì SLS Block 1B sẽ được dùng để phóng tàu Orion + mô-đun cư trú I-Hab lên trạm Gateway (Artemis 4), phóng tàu Orion + mô-đun tiếp nhiên liệu ESPRIT (Artemis 5) và phóng tàu Orion + hàng hóa bổ sung (Artemis 6). Từ năm 2032, các sứ mệnh từ Artemis 7 đến Artemis 11 cũng đều sử dụng SLS.

minh-hoa-tau-starship-human-landing-system-hls.jpg
Starship HLS.

Chính vì vậy, nếu muốn bỏ xài SLS thì chắc chắn phải thiết kế lại toàn bộ chương trình từ sứ mệnh 2 trở đi và cần đưa ra phương tiện thay thế. Việc này sẽ không kịp và dẫn tới nguy cơ hủy luôn toàn bộ chương trình Artemis.

Quảng cáo



Musk đã đúng về sự kém hiệu quả của SLS, song lý do đó vẫn chưa đủ để thay thế nó. Quốc hội Mỹ có thể phản bác rằng vì SLS đã phóng thành công trong sứ mệnh Artemis 1 thì chẳng việc gì để không xài nó tiếp, chưa kể chi phí chìm khổng lồ đã bỏ ra và thanh thế của các nhà thầu. Với tất cả những yếu tố phức tạp trên, trong nhiệm kỳ 2 của ông Trump khả năng cao là Artemis vẫn được xúc tiến nhưng lịch trình có thể thay đổi.

Theo Space, NASA, InterGalactic.
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đúng là nhìn cái Super Heavy xong, nhìn lại SLS đúng là cổ lổ sĩ thật.
Và dự án này kéo dài quá lâu so với Super Heavy.
Trong khi đó thì 2 phi hành gia đc Boeing cho lên ISS nghỉ mát dài hạn từ năm ngoái vẫn chưa biết ngày về 😆
@grozar Ủa vẫn chưa được xuống ak bạn
@hongphuc1992 Chưa, nhìn mặt mũi mỗi lần lên clip nó xuống sắc vl 😆
@grozar Cấp 2 cái dù chất lượng cao là ok rồi. Bày vẽ tốn kém
@grozar nhìn mặt sắp như zombie luôn á. Chắc mỗi ngày cắn 1 miếng vô bụng và vài ngụm nước cầm hơi.
Dựa vào Bô Ing thì còn mướt 😁
....
Nhưng mình vẫn chưa hiểu
- HLS làm nhiệm vụ bay đến mặt trăng, bay quanh quỹ đạo mặt trăng, đưa đón phi hành gia hạ cánh xuống mặt trăng.
- SLS thì chỉ đưa các phi hành gia đến quỹ đạo mặt trăng rồi giao cho HLS. Vậy sao ko để HLS của Musk làm hết cho rồi. Cố SLS làm chi cho vừa tốn kém, vừa chậm tiến độ.
....
SLS kiểu con ông cháu cha à 😁
@Saga0803 Đưa làm hết thì giải thể nốt cái Nasa luôn đi chứ giữ lại làm gì cho muối mặt. Bài toán thể diện đó mà.
@T.NC Phin trường mà b
@Saga0803 Vì 1 thằng được thiết kế để làm mọi thứ từ đầu, còn starship là bổ sung vào sau nên chỉ làm 1 phần nhỏ thôi. Tất cả các thiết kế của các thiết bị đều đã được chốt và đi vào sản xuất hết rồi. Sts thì chưa thử nghiệm thành công quả nào lên đến quỹ đạo mặt trăng cả. Trong dự án này Nasa mới là người quyết định mọi thứ, Boeing hay Space X cũng chỉ là nhà thầu phụ thôi. Có 1 số lí do mà Quốc Hội mỹ chọn công nghệ của SLS. 1 là tận dụng được các sản phẩm và động cơ còn dư của chương trình tàu con thoi thay vì phát triển mới hoàn toàn động cơ và tên lửa mới. Hai là các chương trình của chính phủ ưu tiên giảm ô nhiễm môi trường hơn của tư nhân, nên công nghệ động cơ dùng hydro được ưu tiên hơn các loại nhiên liệu khác. Thứ 3 là Nasa muốn hoàn thiện công nghệ lưu trữ hydro 1 cách hoàn hảo nhất để ứng dụng vào thương mại và hàng loạt các dự án tương lai khác.
- Với vai trò là cơ quan nghiên cứu nên mục đích của họ nhiều hơn so với chỉ quan tâm đến 1 cái duy nhất. Về khoản chi phí thì khá tốn kém cho nasa, nhưng xét tổng thể sau khi họ làm chủ được và public ra thì cả thế giới được hưởng lợi từ họ. Internet, truyền thông vệ tinh, định vị, vật, liệu, y khoa đều được hưởng lợi từ các nghiên cứu khoa học của họ. Chứ nasa mà thu tiền bản quyền như các cty tư nhân thì họ mới là tổ chức giàu có nhất thế giới.
@mandiesel Mình thấy theo kế hoạch, nhiệm vụ của SLS khá đơn giản: chỉ phóng chở phi hành gia đến và quay quanh quỹ đạo mặt trăng (cả trong nhiệm vụ 2 và 3)
...
Trong khi nhiệm vụ của HLS phức tạp hơn nhiều: phải bay lên quỹ đạo trái đất, tiếp nhiên liệu, bay đến quỹ đạo mặt trăng, đón phi hành gia, hạ cánh xuống mặt trăng, phóng trở lại quỹ đạo mặt trăng, trả phi hành gia cho SLS.
...
Với mức độ phức tạp đó thì HLS có thể đảm đương luôn công việc của SLS cũng được. Có thể sẽ phải tinh chỉnh lại chút. Ví dụ cần 2 hệ thống HLS: 1 cái bay quanh quỹ đạo thay cho SLS và một cái hạ cánh xuống mặt trăng theo kế hoạch.
Tập trung phát triển và thử nghiệm 1 hệ thống sẽ hiệu quả hơn và đẩy nhanh được tiến độ.
Success is uncertain, but entertainment is always 😇
0ae01a65-8a3b-44e0-b406-c54b6cf604a9-16x9-1200x676.JPG
Trump + Musk = Vũ trụ
Ngầu đấy
Thì đưa cho Musk rõ ràng rồi chứ cha Musk nhiệt tình ủng hộ Trump lên làm tt vậy để làm gì nữa.
Đi sao hỏa đi
Đã lên được đâu mà quay trở lại. Dân mỹ còn kêu bịp nữa giờ ai mà tin
@honghai12a1 Xem kỷ lại coi háng tặc háng nô với phe trục kêu bịp hay là dân Mỹ kêu dùm cái!
Khó

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019