Trong lúc chờ iPhone 15 Series về Tinh tế, mình có tìm hiểu sơ qua về độ cứng của Titanium và chất liệu khác đã từng được sử dụng cho nhiều thiết bị Apple, cụ thể là thép. Kết quả mình có được khá bất ngờ, Titanium sử dụng cho iPhone 15 Pro/Pro Max mà theo website Apple ở Việt Nam nói là “đúc” không cứng như chúng ta nghĩ.
Theo thang đo độ cứng Rockwell, chất liệu thép trắng (white steel) loại 3 có độ cứng thấp nhất là 60 HRC (Hardness Rockwell C), tỉ lệ carbon chiếm chỉ 0.8 - 0.9%, còn thép trắng loại 1 chứa 1.25 - 1.35% carbon thì có độ cứng là 63 HRC. Thép trắng thường được dùng để chế tạo các loại dao.
Với iPhone 15 Pro/Pro Max, Titanium được Apple sử dụng đã có giới thiệu lúc ra mắt, là loại 5 - Titanium Grade 5, hay còn có tên là Ti-6Al-4V hoặc Ti 6-4. Đây là hợp kim titanium được chế tạo với công thức gồm 90% titanium, 6% aluminium (nhôm), 4% vanadium, tối đa 0.25% sắt và tối đa 0.2% oxygen. Ti 6-4 là 1 trong những hợp kim được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp titanium, đồng thời cũng chiếm gần 1/2 lượng titanium được dùng trên toàn cầu. Tính chất của Titanium Grade 5 là độ bền cao, chống ăn mòn tốt, dễ hàn và có thể xử lý nhiệt. Titanium khi kết hợp với nhôm và vanadium giúp tăng độ cứng, cải thiện tính chất cơ học và vật lý. Độ bền kéo của Ti 6-4 gần bằng thép, ít dẫn nhiệt, đàn hồi cao (cùng 1 lực tác động sẽ có phản hồi nhiều hơn thép, dễ rung và khó làm phôi).
Độ cứng của Titanium Grade 5 trên iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max là 379 theo thang Brinell, quy đổi ra thang Rockwell là 41 HRC, tức là về lý thuyết, nó sẽ mềm hơn thép cỡ 53% (hơn 1 nửa). Thêm 1 phép so sánh khác với hợp kim nhôm, phổ biến và đa dụng là nhôm 6061 có độ cứng Brinell là 95, tương ứng 56 HRB, không có độ cứng tương đương ở HRC. Trong khi đó nhôm 7075 - 1 trong số hợp kim nhôm cứng nhất, có thể sánh ngang với nhiều loại thép - thì có độ cứng Brinell là 150, tương ứng 81 HRB, gần bằng độ cứng 1 của thang HRC.
Có vẻ Apple muốn giảm trọng lượng của iPhone 15 Pro/Pro Max nhưng thay vì xài nhôm nghe nó rất bình thường và chẳng có gì để nói thì hãng chọn Titanium Grade 5. Cũng là nhẹ hơn, cứng hơn nhôm nhưng xét kỹ thì lại mềm hơn thép đáng kể. Apple cũng có thể có lựa chọn khác là xài nhôm/Ti 6-4 bên trong phần khung để giảm trọng lượng, nhưng nếu lớp ngoài vẫn là thép, iPhone 15 Pro/Pro Max cũng chẳng khác gì thế hệ trước. Do đó mình đoán vì mục đích quảng cáo sản phẩm, Ti-6Al-4V được mang ra “đúc” bên ngoài (mình xài từ của website Apple Việt Nam cho vui chứ nó không đúng). Nghe Titanium cho nó sang chứ trước mắt mình thấy có trường hợp mở máy ra sơ sẩy cái là ăn 1 đường trầy liền, drop test cũng đã có và thế hệ iPhone 15 ít bền hơn iPhone 14. Trải nghiệm của mod @thanhtung6868 khi đeo Apple Watch Titanium cũng bị trầy xước nhiều.
Anh @cuhiep cũng sẽ có màn cắt iPhone 15 Pro và drop test để anh em có cái nhìn đúng hơn về dòng sản phẩm mới mà Apple vừa ra mắt.
https://tinhte.vn/thread/nhung-dieu-ban-chua-biet-ve-khung-titan-tren-iphone-15-pro-va-15-pro-max.3715847/
https://tinhte.vn/thread/phuong-phap-solid-state-diffusion-ma-apple-ung-dung-de-lam-khung-titan-cho-iphone-15-pro-la-gi.3718189/
Theo thang đo độ cứng Rockwell, chất liệu thép trắng (white steel) loại 3 có độ cứng thấp nhất là 60 HRC (Hardness Rockwell C), tỉ lệ carbon chiếm chỉ 0.8 - 0.9%, còn thép trắng loại 1 chứa 1.25 - 1.35% carbon thì có độ cứng là 63 HRC. Thép trắng thường được dùng để chế tạo các loại dao.

Với iPhone 15 Pro/Pro Max, Titanium được Apple sử dụng đã có giới thiệu lúc ra mắt, là loại 5 - Titanium Grade 5, hay còn có tên là Ti-6Al-4V hoặc Ti 6-4. Đây là hợp kim titanium được chế tạo với công thức gồm 90% titanium, 6% aluminium (nhôm), 4% vanadium, tối đa 0.25% sắt và tối đa 0.2% oxygen. Ti 6-4 là 1 trong những hợp kim được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp titanium, đồng thời cũng chiếm gần 1/2 lượng titanium được dùng trên toàn cầu. Tính chất của Titanium Grade 5 là độ bền cao, chống ăn mòn tốt, dễ hàn và có thể xử lý nhiệt. Titanium khi kết hợp với nhôm và vanadium giúp tăng độ cứng, cải thiện tính chất cơ học và vật lý. Độ bền kéo của Ti 6-4 gần bằng thép, ít dẫn nhiệt, đàn hồi cao (cùng 1 lực tác động sẽ có phản hồi nhiều hơn thép, dễ rung và khó làm phôi).
Độ cứng của Titanium Grade 5 trên iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max là 379 theo thang Brinell, quy đổi ra thang Rockwell là 41 HRC, tức là về lý thuyết, nó sẽ mềm hơn thép cỡ 53% (hơn 1 nửa). Thêm 1 phép so sánh khác với hợp kim nhôm, phổ biến và đa dụng là nhôm 6061 có độ cứng Brinell là 95, tương ứng 56 HRB, không có độ cứng tương đương ở HRC. Trong khi đó nhôm 7075 - 1 trong số hợp kim nhôm cứng nhất, có thể sánh ngang với nhiều loại thép - thì có độ cứng Brinell là 150, tương ứng 81 HRB, gần bằng độ cứng 1 của thang HRC.

Có vẻ Apple muốn giảm trọng lượng của iPhone 15 Pro/Pro Max nhưng thay vì xài nhôm nghe nó rất bình thường và chẳng có gì để nói thì hãng chọn Titanium Grade 5. Cũng là nhẹ hơn, cứng hơn nhôm nhưng xét kỹ thì lại mềm hơn thép đáng kể. Apple cũng có thể có lựa chọn khác là xài nhôm/Ti 6-4 bên trong phần khung để giảm trọng lượng, nhưng nếu lớp ngoài vẫn là thép, iPhone 15 Pro/Pro Max cũng chẳng khác gì thế hệ trước. Do đó mình đoán vì mục đích quảng cáo sản phẩm, Ti-6Al-4V được mang ra “đúc” bên ngoài (mình xài từ của website Apple Việt Nam cho vui chứ nó không đúng). Nghe Titanium cho nó sang chứ trước mắt mình thấy có trường hợp mở máy ra sơ sẩy cái là ăn 1 đường trầy liền, drop test cũng đã có và thế hệ iPhone 15 ít bền hơn iPhone 14. Trải nghiệm của mod @thanhtung6868 khi đeo Apple Watch Titanium cũng bị trầy xước nhiều.
Anh @cuhiep cũng sẽ có màn cắt iPhone 15 Pro và drop test để anh em có cái nhìn đúng hơn về dòng sản phẩm mới mà Apple vừa ra mắt.
https://tinhte.vn/thread/nhung-dieu-ban-chua-biet-ve-khung-titan-tren-iphone-15-pro-va-15-pro-max.3715847/
https://tinhte.vn/thread/phuong-phap-solid-state-diffusion-ma-apple-ung-dung-de-lam-khung-titan-cho-iphone-15-pro-la-gi.3718189/

Phương pháp "Solid State Diffusion" mà Apple ứng dụng để làm khung titan cho iPhone 15 Pro là gì?
Thông thường, các chất rắn được chúng ta xem như là trơ về mặt hoá học, một sai lầm tương đối phổ biến. Để đập tan suy nghĩ này, anh em hãy nhìn vào sự ăn mòn kim loại đang diễn ra hàng ngày hàng giờ, khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại hàng tỷ đô…
tinhte.vn