Chính phủ Úc đang cân nhắc một đạo luật yêu cầu trẻ em phải đạt tới độ tuổi nhất định mới được bắt đầu sử dụng và sinh hoạt trên các mạng xã hội trực tuyến. Đây là một động thái nhằm giải quyết những lo ngại về những nguy cơ các bạn nhỏ sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều mỗi ngày.
Các chính trị gia và các nhà lập pháp nhiều nước hiện giờ đang tìm cách so sánh nguy cơ song hành với việc sử dụng thiết bị công nghệ, đáng kể nhất trong đó là tình trạng nghiện sử dụng điện thoại máy tính bảng, với những nguy cơ và hậu quả khi sử dụng thuốc lá và đồ uống có cồn.
Theo nhiều nguồn tin chưa chính thức, có thể chính phủ Úc sẽ giới hạn độ tuổi tổi thiểu để bắt đầu được lập tài khoản sử dụng mạng xã hội ở ngưỡng từ 13 đến 16 tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc, chính quyền nước này sẽ có những biện pháp để các em nhỏ độ tuổi thiếu niên nhi đồng không thể lập tài khoản và tiếp cận những ứng dụng như Instagram hay TikTok. Và nếu được thông qua rồi áp dụng, đây sẽ là bộ luật đầu tiên trên thế giới có chức năng giới hạn độ tuổi tối thiểu để tiếp cận mạng xã hội cũng như các dịch vụ trực tuyến.
Thủ tướng Úc, ông Anthony Albanese đầu tuần trước đã trả lời phỏng vấn báo giới, rằng các vị phụ huynh đang vô cùng lo ngại việc con em họ sử dụng mạng xã hội, và khẳng định rằng, phúc lợi dành cho trẻ lứa tuổi vị thành niên ở đất nước này là một trong những mục tiêu hàng đầu mà chính quyền của ông Albanese tập trung làm việc để đạt được.
Các chính trị gia và các nhà lập pháp nhiều nước hiện giờ đang tìm cách so sánh nguy cơ song hành với việc sử dụng thiết bị công nghệ, đáng kể nhất trong đó là tình trạng nghiện sử dụng điện thoại máy tính bảng, với những nguy cơ và hậu quả khi sử dụng thuốc lá và đồ uống có cồn.
Theo nhiều nguồn tin chưa chính thức, có thể chính phủ Úc sẽ giới hạn độ tuổi tổi thiểu để bắt đầu được lập tài khoản sử dụng mạng xã hội ở ngưỡng từ 13 đến 16 tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc, chính quyền nước này sẽ có những biện pháp để các em nhỏ độ tuổi thiếu niên nhi đồng không thể lập tài khoản và tiếp cận những ứng dụng như Instagram hay TikTok. Và nếu được thông qua rồi áp dụng, đây sẽ là bộ luật đầu tiên trên thế giới có chức năng giới hạn độ tuổi tối thiểu để tiếp cận mạng xã hội cũng như các dịch vụ trực tuyến.
Thủ tướng Úc, ông Anthony Albanese đầu tuần trước đã trả lời phỏng vấn báo giới, rằng các vị phụ huynh đang vô cùng lo ngại việc con em họ sử dụng mạng xã hội, và khẳng định rằng, phúc lợi dành cho trẻ lứa tuổi vị thành niên ở đất nước này là một trong những mục tiêu hàng đầu mà chính quyền của ông Albanese tập trung làm việc để đạt được.
Hiện tại, trên toàn thế giới, các nhà lập pháp và các chính trị gia đang gây sức ép lên các tập đoàn công nghệ, hoặc nhờ vào những dự thảo luật mới, hoặc thông qua những vụ kiện giữa chính quyền thay mặt cho người dân để bắt các tập đoàn lớn chịu trách nhiệm đảm bảo trẻ em được bảo vệ cả về tâm sinh lý lẫn quyền riêng tư trên môi trường mạng xã hội trực tuyến. Và một trong số những lo ngại xoay quanh câu chuyện này chính là thời gian nhìn vào màn hình thiết bị điện tử hàng ngày của các bạn đang ở độ tuổi trung học trên toàn thế giới.
Xét riêng tới trường hợp nước Úc, thời gian trẻ em nhìn vào màn hình thiết bị công nghệ chắc chắn sẽ là một yếu tố được đề cập nhiều trong cương lĩnh tranh cử của các chính trị gia. Đảng Tự Do đối lập ở Úc cho biết nếu giành được đa số ghế quốc hội, chỉ trong vòng 100 ngày, họ sẽ đề xuất và thông qua dự thảo luật cấm trẻ dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Bang Nam Australia cũng đang có động thái thông qua dự thảo luật tương tự, yêu cầu các công ty vận hành các mạng xã hội không cho trẻ vị thành niên sử dụng dịch vụ.
Chính phủ Úc thì cho biết, họ sẽ thử nghiệm hệ thống được phát triển với chi phí 4.3 triệu USD, ngăn chặn người dùng internet nước này truy cập vào các website có nội dung khiêu dâm, cũng như giới hạn độ tuổi người dùng các dịch vụ mạng xã hội.
Đương nhiên đảng đối lập luôn tìm ra cách để phản đối những quyết sách của chính quyền hiện tại. Họ yêu cầu những chi tiết cụ thể hơn về việc giới hạn độ tuổi sử dụng MXH và dịch vụ trực tuyến, cũng như những tác vụ và nhu cầu sử dụng nào sẽ bị giới hạn. Hiện tại vẫn chưa rõ định nghĩa dịch vụ mạng xã hội của chính phủ Úc, hoặc việc giới hạn độ tuổi sử dụng dịch vụ có áp dụng cho những công cụ nhắn tin như Messenger hay WhatsApp, hoặc những trò chơi điện tử có yếu tố tương tác trực tuyến như Animal Crossing hay Roblox, và những dịch vụ stream game trực tuyến như Twitch hay không.
Meta, tập đoàn chủ quản Instagram và Facebook tuần trước đã có cuộc điều trần trước quốc hội Úc. Tại đây, đại diện tập đoàn cho biết rằng, họ sẽ ủng hộ dự thảo luật trong điều kiện Apple và Google, những đơn vị đang vận hành hai chợ ứng dụng di động lớn nhất hiện tại, là App Store và Play Store, phải có những biện pháp xác thực độ tuổi của người dùng, cũng như yêu cầu các bậc phụ huynh phải đưa ra sự cho phép trước khi các bạn nhỏ tải về điện thoại những ứng dụng mạng xã hội.
Đương nhiên vẫn có những câu hỏi xoay quanh việc áp dụng hệ thống xác thực độ tuổi của chủ sở hữu tài khoản mạng xã hội. Trước đó đã từng có những biện pháp tương tự, nhưng chúng đều được ứng dụng một cách không hiệu quả, hoặc bị từ bỏ.
Quảng cáo
Giảng viên RMIT Melbourne, Dana McKay cho rằng cấm toàn diện việc trẻ em sử dụng mạng xã hội có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với các em nhỏ, những người đang có xu hướng tận dụng mạng xã hội để định hình tính cách, giữa thời điểm càng lúc các bậc phụ huynh càng không muốn để con em họ giao lưu xã hội không kiểm soát:
“Tôi hiểu là các bậc làm cha làm mẹ đang sợ hãi, mạng xã hội đúng là có thể trở nên vô cùng đáng sợ, nhưng cấm lũ nhỏ không được tham gia nơi thảo luận trò chuyện duy nhất chúng có chưa chắc đã có ích. Chúng ta phải định hình rõ những vấn đề cần được giải quyết, và liệu áp dụng những bộ luật lên con trẻ có giải quyết được chúng hay không?”
Nước Úc trong thời gian vài năm trở lại đây đã có những động thái tác động lên các tập đoàn công nghệ, bao gồm một sáng kiến yêu cầu các tập đoàn này, bao gồm cả Google lẫn Facebook trả tiền để hiển thị tin tức trực tuyến, cũng như khởi kiện MXH X của Elon Musk để gỡ bỏ những nội dung bạo lực trên mạng xã hội này.
Động thái giới hạn trẻ em tiếp cận mạng xã hội, theo cô McKay, hoàn toàn có thể gây ra tác động tiêu cực trong kỳ bầu cử sắp tới ở Úc.
Theo FT