Ứng dụng đo điện tâm đồ trên các thiết bị Android

bk9sw
16/10/2010 10:9Phản hồi: 15
Ứng dụng đo điện tâm đồ trên các thiết bị Android
Một chiếc điện thoại có thể được dùng để nghe gọi, nhắn tin, giải trí và nhiều mục đích khác. Nhưng không chỉ dừng ở đó, chúng ta đã thấy các ứng dụng trên iPhone và Android cho phép tạo những hình ảnh của sóng siêu âm và đo đạt độ ô nhiễm môi trường thì mới đây, 2 công ty công nghệ là IMEC và Holst Center đã phát triển một ứng dụng mới dành cho các smartphone với khả năng đo điện tâm đồ.

[​IMG]

Ứng dụng được IMEC và Holst Center phát triển dành riêng cho các thiết bị chạy Android và sử dụng kèm theo các cảm biến giám sát được đặt trên cơ thể người dùng. Các cảm biến được kết nối với một chiếc vòng cổ đóng vai trò truyền các dữ liệu về nhịp tim đến điện thoại của người dùng.

Chỉ trong vòng vài phút, bạn sẽ nhận được biểu đồ nhịp tim của mình. Dữ liệu này có thể được lưu lại và bạn có thể gởi chúng cho bác sĩ. Các cảm biến có kích thước rất nhỏ và người dùng có thể gắn chúng trên người hằng ngày nếu có nhu cầu đo điện tâm đồ thường xuyên. Ứng dụng này phù hợp đối với các đối tượng như vận động viên, bệnh nhân và những người có vấn đề về tim mạch.

Giao diện của ứng dụng trên Android sử dụng ít năng lượng và được viết dựa trên nhân Linux. Vì vậy, ứng dụng có thể tương thích với các thiết bị sử dụng nền tảng Linux khác như PDA và máy tính xách tay. Ngoài ra, ứng dụng còn có thể hợp nhất với tất cả các tính năng của Android OS như SMS, e-mail và truyền tải dữ liệu Internet.


Nguồn: Gizmag
15 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

club_k
ĐẠI BÀNG
14 năm
quá hay.cái này giúp ae biết được sức khỏe của mình thế nào nhỉ😃
bkanduchao
ĐẠI BÀNG
14 năm
nếu bị bệnh tim nên tránh xa thiết bị này ra, vì sóng điện thoại ảnh hưởng xấu tới thiết bị trợ tim
😁:D:D.
cũng hay nhỉ. lâu lâu thấy sóng ST tổn thương, T thiếu máu thì chỉ có cách đập đt thôi, hihi
bababu
ĐẠI BÀNG
14 năm
chuyện đấy cũng bình thường mà. khi nào thấy ST chênh cao hòa lẫn sóng T luôn mới vui đấy chứ. mà nói vui vậy thôi ghi 1 chuyển đạo chủ yếu là đễ đánh giá nhịp như thế nào thôi chứ không xem xét mấy cái st,t được đâu.hehe
nói cho vui ấy mà, chứ một chuyển đạo cũng như không, chỉ có thể phân biệt BN sống hay chết thôi
Doderlein
ĐẠI BÀNG
14 năm
Để PCI xong đập chưa muộn !
tuandhy
ĐẠI BÀNG
14 năm
ghi là một chuyện, đọc và hiểu được mới là quan trọng, tuy nhiên tự ghi và lưu trữ để cho bs xem lại thi thật hay. ý tưởng hay...
Cái này hay thật, giúp những người có bênh tim mạch có thể theo dỏi sức khỏe thường xuyên
Có ai biết trên cái điện thoại android đó, cái cổng mà thiết bị bên ngoài gắn vào là cổng loại gì không?
vanvn297
ĐẠI BÀNG
14 năm
chỗ đó là khe cắm thẻ nhớ Micro SD bạn ạ
cái này mình nghĩ khó sử dụng ở việt nam lắm, nước ta có mấy nhà có bác sĩ riêng. còn nếu đưa bác sĩ ở viện thì đến đó đo đạc cho nhanh ^^. Nói chung là hợp với người nước ngoài hơn 😁
nhưng ghi đc mỗi 1 chuyển đạo thì cũng đâu có ý nghĩa j đâu...
bababu
ĐẠI BÀNG
14 năm
đúng gắn như vậy chắc là tương dwowng D2 quá, theo dõi gì qua cái chuyển đạo ấy. chắc là mây cái Min.Heartrate , Max.Heartrate quá haha
trước đây mình đã dự đoán các thiết bị điện thoại sẽ phục vụ đắc lực việc kiểm tra và giám sát sức khỏe.điện thoại không những là trợ lý số mà còn là bác sỹ số luôn
sẽ có những cảm biến gắn theo để theo dõi nhịp tim, huyết áp, thậm trí mức độ stress của bạn
hoặc phần mềm nhắc nhở chi tiêu, định kỳ một ngày hoặc tuần sẽ nhắc nhở bạn có chi tiêu đúng hạn mức kế hoạch không và những khoản chi gì đã phát sinh ngoài dự kiến..........với tương lai không có gì là khó tưởng tượng ...
S.aureus
ĐẠI BÀNG
14 năm
Nếu xài tốt thì có thể thay cho Holter monitor được rồi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019