Ứng dụng thuyết âm dương để đặt giả thuyết về vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ (phần 14)

25/2/2015 3:14Phản hồi: 0
Xin mời các bạn tiếp tục theo dõi phần 14 của thuyết Ma trận vũ trụ.

5.9. Kinh tế trong thế giới động
Một hình thái kinh tế - xã hội có thể mang lại cả sự thịnh vượng lẫn sự công bằng cho tất cả mọi người là cái mà loài người vẫn luôn tìm kiếm. Tuy nhiên, chừng nào lối tư duy đi ngược lại chiều hướng của tự nhiên vẫn còn tồn tại thì chừng đó, sự công bằng là không thể đạt tới, sự thịnh vượng là không thể vững bền. Loài người từ trước tới giờ cho rằng trong vũ trụ, tính tĩnh nhiều hơn tính động nên mới xây dựng các công trình của mình trên nền tảng cái tĩnh. Cái gì chiếm đa số thì ta đặt cái đó làm nền tảng và hướng tới xây dựng cái có ít hơn để làm cân bằng giữa hai thái cực. Trong thế giới quan của tất cả nhân loại, cái tĩnh đóng vai trò là cơ sở hạ tầng và cái động trở thành kiến trúc thượng tầng. Trong thế giới tĩnh, hoạt động kinh tế đặt cơ sở nền tảng là sự ổn định sản xuất và hướng tới giải quyết các vấn đề về sự trao đổi. Sự trao đổi, lưu thông được cho là không thể tự nó diễn ra mà phải có sự nỗ lực tác động bởi thế giới tĩnh là nơi mà mọi thứ chẳng có liên quan gì đến nhau mà tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ. Bên cạnh đó, trong trao đổi buôn bán ở thế giới tĩnh luôn luôn phát sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn về lợi ích. Những mâu thuẫn này thường được giải quyết trên cơ sở mỗi bên nhường nhau một chút, nếu không thể làm thế thì dẫn tới kiện tụng và chịu sự giải quyết mang tính cưỡng chế của pháp luật.

Là một sản phẩm khác trong thế giới tĩnh, pháp luật của loài người có tính chất cồng kềnh và cứng nhắc. Các bộ luật luôn phải được bổ sung, chỉnh sửa lại cho phù hợp với tình hình thực tế ở hiện tại. Mỗi một điều luật lại phải thông qua sự bàn bạc kỹ lưỡng của nhiều người rồi mới chính thức được áp dụng. Để điều tiết hoạt động kinh tế thương mại trên thế giới, người ta còn lập ra nhiều hiệp định, công ước, điều ước quốc tế. Liệu tất cả những văn bản pháp luật cứng nhắc này có thực sự làm nền kinh tế hoạt động một cách thông suốt? Bạn biết rằng vòng đàm phán Doha của tổ chức thương mại thế giới WTO đã kéo dài từ năm 2001 cho tới tận bây giờ vẫn giậm chân tại chỗ, không có kết quả. Sự trao đổi vốn mang tính động, còn pháp luật lại mang tính tĩnh. Nếu chúng ta lấy một thứ mang tính tĩnh áp đặt lên một thứ mang tính động thì sẽ khiến cho sự chuyển động gặp bế tắc nhiều hơn. Mỗi một hàng hóa trong lưu thông nếu không phải là tài nguyên có sẵn thì đều là thành quả lao động của một cá nhân trong nền kinh tế và đều mang lại một lợi ích nào đó cho người khác. Lưu thông hàng hóa chính là lưu thông lợi ích. Nếu ta coi toàn nhân loại như một cơ thể thống nhất thì nền kinh tế chính là một mạch tuần hoàn dinh dưỡng của cơ thể đó. Những điều luật cứng nhắc làm cho mạch tuần hoàn lợi ích này không bị tắc chỗ này thì cũng bị tắc chỗ kia, dẫn tới làm sự lưu thông lợi ích trở nên khó khăn hơn, tệ hơn là có thể bị đình trệ lưu thông. Hãy so sánh giữa pháp luật của loài người và luật lệ của thế giới tự nhiên. Trong vũ trụ này, tính không quy luật nhiều hơn một cách áp đảo so với tính quy luật. Toàn cõi vũ trụ bao la này chỉ bị chi phối bởi một luật lệ duy nhất đó là nguyên lý âm dương, luật về sự tồn tại và vận động của các cặp đối lập. Luật của tự nhiên cho phép tất cả mọi thứ sinh ra và vận động một cách tự do. Sự sinh ra và vận động của vạn vật không cần bất cứ sự điều tiết nào mà cung và cầu trong tự nhiên luôn cân bằng một cách đáng ngạc nhiên. Con người với lối tư duy lấy cái tĩnh làm nền tảng đã can thiệp một cách máy móc vào tự nhiên, khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng. Luật lệ của con người điều tiết cả sự sinh ra lẫn sự vận động của mọi thứ. Trong một thế giới ngày càng đa dạng và có nhiều mối quan hệ đan xen, phức tạp như ngày nay thì những sự điều tiết này gặp ngày càng nhiều hạn chế, gây cản trở cho sự vận động của cuộc sống. Máy móc là sản phẩm do bàn tay và trí óc con người chế tạo ra và chúng hoạt động một cách rất nhanh chóng, thông suốt còn con người thì cứ bị mâu thuẫn và dường như ngày càng chậm đi trong việc ra quyết định. Bởi thế mà mới có cơn ác mộng về việc máy móc một ngày kia sẽ thống trị con người, điều tiết sự sinh ra và vận động của tất cả loài người. Pháp luật của con người là một tấm lưới rất thưa và dễ đứt. Nó không thể bảo vệ sự sống và quyền lợi của chúng ta một cách hữu hiệu được. Thường thì pháp luật là thứ đi sau “dọn dẹp” hậu quả của một tai họa đã xảy ra. Nó phải biến đổi một cách bị động theo tình hình thực tế của cuộc sống, nghĩa là chính pháp luật cũng phải tuân theo các quy luật vật lý tự nhiên. Luật của tự nhiên chi phối tới từng hạt lượng tử. Nó tác động tới cuộc sống của bạn thậm chí từ trước khi bạn sinh ra trên cõi đời này. Tôn Ngộ Không dẫu có phép cân đẩu vân bay mười vạn tám nghìn dặm chỉ trong chốc lát thì cũng không thể thoát khỏi bàn tay Phật Tổ, loài người tưởng rằng mình đang chinh phục thiên nhiên nhưng thực ra từ trước tới giờ và mãi mãi về sau vẫn nằm gọn trong “bàn tay” của quy luật tự nhiên. Sự cứng nhắc của pháp luật thường kìm hãm sự vận hành thông suốt của thế giới tự nhiên cho nên mới dễ gây ra những sự vi phạm pháp luật. Luật pháp cũng là do quy luật tự nhiên tạo ra cho nên bạn chỉ cần tuân theo quy luật vật lý tự nhiên trong mọi hoạt động sống thì không những bạn không bao giờ vi phạm pháp luật, không chịu sự kìm hãm của pháp luật mà còn có thể sử dụng pháp luật như một công cụ để làm lợi cho mình. Việc biết cách sử dụng được luật pháp để tạo ra lợi ích là một điều tối cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa khi mà hoạt động kinh doanh chịu sự chi phối của rất nhiều những bộ luật khác nhau.

“Có an cư thì mới lạc nghiệp.” Câu tục ngữ này thể hiện rõ tư duy kinh tế trên nền tảng cái tĩnh của chúng ta. Phải có sự ổn định thì con người ta mới yên tâm tiến hành sản xuất và kinh doanh, tích lũy để xây dựng cuộc sống no đủ, sung túc. Nhưng bối cảnh kinh tế ngày nay đã rất khác với thời xưa. Sự toàn cầu hóa diễn ra làm môi trường kinh tế trở nên rất phức tạp, mất đi tính ổn định. Thị phần là có giới hạn nên con người ta tranh nhau gay gắt tới từng mảnh thị phần, từ đó mới có câu “Thương trường là chiến trường.” Một người phải cố gắng lắm mới có được sự ổn định, rồi lại tiếp tục cố gắng nhiều để tiến hành trao đổi, mua bán. Tuy nhiên, sự ổn định mà phải cố lắm mới đạt được này cũng liên tục bị đe dọa. Giữa cái động và cái tĩnh, hai thái cực nguyên thủy của vũ trụ, bạn phải lấy một cái làm nền tảng để xây dựng cái kia. Bây giờ bạn lại phải xây dựng cả cái tĩnh lẫn cái động thì lấy cái gì làm nền tảng? Nguyên do của mọi căng thẳng, của mọi sự khủng hoảng có thể được loại bỏ nếu chúng ta lấy cái động làm nền tảng để xây dựng cái tĩnh, đúng chiều với tự nhiên. Trước tiên, bạn phải nhận thức được rằng trao đổi, lưu thông luôn tự nó diễn ra mà không cần sự nỗ lực của bất kỳ ai. Chỉ cần hai bên đều cảm thấy mình có lợi thì trao đổi tự khắc xảy ra. Chỉ cần sản phẩm mà bạn đem bán thực sự mang lại lợi ích cho người khác thì tự khắc nó sẽ bán được. Trao đổi thực chất cũng chỉ là một khâu trong sản xuất bởi nó cũng đòi hỏi sức lao động để tạo ra lợi ích. Nếu như tất cả mọi hoạt động kinh tế của một cá nhân đều là sản xuất lợi ích cho chính mình thì người đó nên đầu tư thật tốt từ những khâu sản xuất đầu tiên, từ đó những khâu sau sẽ nhẹ nhàng hơn mà hiệu quả thu được lại bền vững. Sự tách rời khái niệm kinh doanh và khái niệm sản xuất ra đã khiến cho mọi người tập trung quá vào khâu buôn bán trao đổi mà sao nhãng đi khâu gốc rễ là khâu sản xuất đầu tiên. Nếu khâu sản xuất lợi ích đầu tiên mà không tốt thì những khâu sản xuất sau lại đòi hỏi tổn hao chi phí nhiều hơn và trong tương lai lại còn có thể tiếp tục bị tổn hao thêm nhiều chi phí khác. Do coi trọng khâu buôn bán trao đổi hơn khâu sản xuất ban đầu nên mới khiến con người ta coi sức lao động của bản thân như một hàng hóa để trao đổi. Bạn bỏ sức lao động của mình ra để sản xuất ra cái gì đó phục vụ người khác để đổi lấy một khoản tiền lương và những đãi ngộ khác. Giữa bạn và người thuê mướn lao động ràng buộc lợi ích với nhau thông qua một hợp đồng lao động. Tuy nhiên, hợp đồng là một sự gắn kết không tự nhiên. Nó không thể đảm bảo sự trao đổi lợi ích một cách cân bằng giữa hai bên đối tác được. Mâu thuẫn, tranh chấp sở dĩ thường xuyên xảy ra giữa hai bên chủ thể của hợp đồng là do bên này đang tạo lợi ích cho bên kia hưởng và ngược lại chứ không phải là mỗi bên tự sản xuất lợi ích cho chính mình. Thời gian, công sức bạn bỏ ra chính là sinh lực của bạn. Người thuê mướn lao động thông qua hợp đồng hoàn toàn có thể rút sinh lực của bạn ra bao nhiêu cũng được mà không thay đổi mức lương, tức mức sinh lực bạn hấp thu vào để thay thế lượng bị hao hụt đi. Ngược lại, với một mức lương đã xác định, lợi ích được sản xuất ra là cho người khác hưởng thì theo logic tự nhiên của tâm lý, bạn có cần phải cố gắng hết sức không. Ai mà chẳng muốn bỏ ra ít hơn mà thu lại được nhiều hơn. Tất cả con người đều cần phải tồn tại trong một thế giới mà mọi nguồn lực đều khan hiếm cho nên ai cũng phải tận dụng tối đa cái ưu thế của mình để kiếm càng nhiều lợi ích càng tốt và hạn chế tối đa sự hao phí của sinh lực. Chừng nào mà lợi ích bạn hấp thu vào còn do người khác nắm quyền chi phối chứ không phải chính bạn chủ động chi phối thì bạn sẽ luôn bị chịu thiệt. Sức lao động không nên được coi như hàng hóa mà phải được coi như đầu vào cho sản xuất lợi ích. Một người dùng sức lao động của mình để sản xuất lợi ích cho chính người đó. Sức lao động của trí óc sẽ đóng vai trò quyết định việc người đó sản xuất ra bao nhiêu lợi ích cho chính bản thân mình.

Lợi ích hiểu theo nghĩa vật lý thì chính là năng lượng. Năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc di chuyển từ nơi này tới nơi khác. Vạn vật trong vũ trụ, kể cả con người luôn có sự trao đổi năng lượng với nhau và sự trao đổi này diễn ra một cách liên tục. Toàn vũ trụ là một thể thống nhất không tách rời về lợi ích. Mỗi sinh vật trong vũ trụ liên tục phát xuất năng lượng và hấp thu năng lượng để sinh tồn. Tuy nhiên, năng lượng không phải ở dạng nào cũng có thể hấp thu được. Thực vật cần nước, phân bón và ánh sáng để sống. Động vật thì cần cỏ cây hoặc thịt, cần nước và một số nhu cầu khác nữa. Tuy nhiên, hầu hết động vật chỉ biết dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có. Nếu môi trường sống không có dạng năng lượng mà chúng cần để sinh tồn thì chúng sẽ chết hoặc phải tự biến đổi bản thân để tiêu hóa được những năng lượng có sẵn ở môi trường xung quanh. Động vật, thực vật, con người đều là những cỗ máy chuyển đổi trạng thái năng lượng của tự nhiên. Nhưng thực vật và hầu hết động vật chỉ biết chuyển đổi một số dạng năng lượng nhất định và chỉ thực hiện điều đó ở bên trong thân thể của mình, nghĩa là chỉ biết tiêu dùng chứ không biết sản xuất ra lợi ích. Con người với sự linh hoạt của đôi tay và khối óc có khả năng chuyển đổi hầu như mọi dạng năng lượng và chuyển đổi ở bên ngoài cơ thể, tức là có khả năng chuyển đổi lợi ích từ dạng này sang dạng khác cho đến khi thành dạng mà mình có thể tiêu dùng được. Nói cách khác, con người có khả năng sản xuất ra lợi ích để tiêu dùng. Con người không chỉ có nhu cầu về mặt thể xác mà còn có nhu cầu về mặt tâm lý và nhu cầu thuộc tâm lý luôn nhiều hơn nhu cầu thuộc thể xác. Điều đó có nghĩa là lợi ích mà con người có thể tiêu dùng rất đa dạng, hơn rất nhiều so với các sinh vật khác. Tiêu dùng được càng nhiều thì sản sinh cũng càng nhiều. Đó là nguyên lý phồn thực của tự nhiên. Một giai điệu từ tự nhiên vang đến tai sẽ khiến con người có cảm hứng tạo ra một giai điệu khác. Một hình ảnh truyền đến mắt khiến con người có cảm hứng tạo ra những bức tranh đẹp. Con người là cỗ máy làm phong phú hơn cõi tự nhiên rất nhiều. Sự trao đổi lợi ích một cách đa dạng giữa tự nhiên và con người khiến con người chúng ta trở thành sinh vật gắn kết với tự nhiên chặt chẽ nhất, và chúng ta đã không nhận ra điều ấy.

Xã hội loài người chưa bao giờ tách khỏi tự nhiên mà là một phần của tự nhiên. Mỗi cá nhân trong xã hội muốn sinh tồn về cả thể xác và tâm trí thì phải liên tục trao đổi năng lượng với thế giới bên ngoài. Sức lao động là năng lượng đầu vào cho cỗ máy con người, thân xác và trí óc chính là tư liệu sản xuất, và “người lao động” ở đây chính là quy luật tự nhiên, là lực hấp dẫn lượng tử. Quy luật tự nhiên sử dụng con người để sản xuất ra mọi thứ làm phong phú thêm cho vũ trụ. Tư duy quan sát với sự thả lỏng tâm trí làm giảm bớt tĩnh năng trong bộ não, khiến quy luật tự nhiên dẫn dắt bạn dễ dàng hơn. Quy luật tự nhiên với hai thái cực tĩnh và động thúc đẩy hành động của con người thông qua bản năng và định hướng hành động của con người thông qua ý thức. Việc con người biết sử dụng công cụ để lao động cũng chính là do quy luật tự nhiên thúc đẩy và chỉ dẫn. Đôi bàn tay sử dụng những công cụ dạng tĩnh, tức là hữu hình và có thể sở hữu được; trí óc với chức năng liên tưởng giúp sử dụng những công cụ dạng động, tức là vô hình và không thể sở hữu được như các sự kiện, hoàn cảnh, xu thế và cả mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, sự kiện. Lao động là quá trình ta bỏ công sức, thời gian ra để khai thác lợi ích trong tất cả những công cụ có thể sử dụng được ở thế giới xung quanh, kết hợp chúng lại và chuyển đổi chúng cho tới khi chúng trở thành dạng lợi ích mà bạn có thể “ăn” được. Một ví dụ đơn giản nhất đó là nếu bạn đang cần tiêu dùng thực phẩm nhưng lại có trong tay quần áo, bạn sẽ bán quần áo lấy tiền rồi sau đó dùng tiền mua thức ăn. Lợi ích di chuyển từ quần áo sang tiền bạc, rồi thành thức ăn rồi cuối cùng biến thành sinh lực trong cơ thể bạn, và cả tâm trí bạn nữa nếu đó là những món ăn ngon. Để lợi ích di chuyển từ quần áo sang tiền bạc được bạn cần nhận biết và khai thác lợi ích trong xu thế tiêu dùng của người mua quần áo. Biết được ai là đối tượng có khả năng cao sẽ mua số quần áo của mình rồi, bạn lại tiếp tục khai thác lợi ích của những mặt khác trong xu hướng tâm lý của con người để xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Tri thức chỉ hỗ trợ chứ không phải công cụ đắc lực giúp bạn làm tất cả những điều này mà chính là năng lực nhận thức, năng lực tư duy đúng cách. Để có được những tri thức, bạn phải đọc sách, nghiên cứu. Thời gian của bạn không có nhiều và tri thức cũng khó hiểu và không thể áp dụng rập khuôn. Nhưng “bàn tay” của trí óc rất siêu việt. Nó sẽ giúp bạn nhanh chóng hiểu được những điều cốt lõi trong nội dung cuốn sách và cách áp dụng vào trường hợp của mình trong một thời gian thần tốc. Bạn thậm chí còn chẳng cần phải mua cuốn sách ấy nữa mà chỉ cần đến hiệu sách và xem nhanh. Một đồ vật thì có tính chất tĩnh. Bạn có thể điều phối chúng bằng ý chí của mình để khai thác lợi ích. Một công cụ dạng động như một xu thế thì bạn không thể thay đổi chiều hướng của chúng bằng ý chí của mình. Một xu thế chỉ có thể thay đổi chiều hướng do lực tác động của một xu thế khác. Những lợi ích dạng động như vậy là cái mà bạn không thể sở hữu mà chỉ có thể sử dụng. Nền kinh tế trong thế giới tĩnh là nơi mà con người không sử dụng bộ óc đúng cách nên hầu như không biết khai thác những lợi ích dạng động. Do đó, sự di chuyển của lợi ích bị bó buộc trong những con đường cố định, tương ứng với lối mòn tư duy trong óc của mỗi người. Bạn có một sản phẩm cố định, một đầu vào cho sản xuất cố định, một đầu ra cố định. Sinh mạng của bạn bị kẹt trong cái vị trí đó, không cựa quậy được. Nếu ví nền kinh tế trong thế giới tĩnh giống như cái màng nhện thì mỗi cá nhân trong nền kinh tế là một con côn trùng bị mắc kẹt trong cái màng nhện ấy. Mỗi con côn trùng là một điểm trên mạng lưới. Nếu toàn hệ thống kinh tế rung chuyển, tức là có biến động, thì ảnh hưởng tới tất cả các điểm trên mạng lưới đó. Nền kinh tế trong thế giới động là nơi mà con người biết cách phát huy hết khả năng của bộ óc nên có thể trở nên vô cùng linh hoạt trong sản xuất lợi ích. Con đường di chuyển của lợi ích là không cố định. Nếu tất cả mọi người cùng đi vào một con đường thì sẽ dẫn đến tắc nghẽn. Để tránh tắc nghẽn, bạn chỉ việc rẽ hướng khác. Có rất nhiều con đường, dài ngắn khác nhau, để có được dạng lợi ích mà bạn cần. Bạn có thể chuyển đổi lợi ích đó thành tài sản hoặc tiền bạc để tích trữ, cũng có thể chuyển đổi lợi ích thành dạng để tiêu dùng mà không tích trữ. Do công nghệ tư duy được nâng cấp, mỗi cá nhân cho dù ở trong điều kiện, hoàn cảnh nào đều dễ dàng nâng cấp tư liệu sản xuất của họ hơn để khiến lợi ích được tạo ra nhiều hơn mà sức lao động phải bỏ ra ít đi. Do biết cách mượn lực từ các dòng chảy của tự nhiên như các sự kiện, xu thế, hiện tượng mà một người hoàn toàn có thể tận dụng được những lợi ích từ những nơi rất xa mà chỉ cần ở một chỗ. Sự linh động trong việc chuyển đổi trạng thái của lợi ích và sử dụng công cụ dần dần sẽ dẫn tới việc con người không còn phụ thuộc vào việc phải sở hữu tư liệu sản xuất nữa mà chỉ cần sử dụng chúng. Tư duy thế giới động giúp bạn không còn là con côn trùng bị kẹt trong cái màng nhện nữa. Bạn trở thành con nhện. Khi đã là con nhện rồi thì dù ở vị trí cao hay thấp trong xã hội thì bạn vẫn làm chủ lợi ích của bạn, làm chủ sinh mệnh của bạn. Tư liệu để sản xuất lợi ích nằm ở khắp nơi trong vũ trụ mà chỉ khi giải thoát “bàn tay” trí não khỏi những trói buộc của kiến thức và kinh nghiệm cứng nhắc thì bạn mới tận dụng được. Nhiều tri thức sẽ giúp bạn quan sát tốt hơn, nắm bắt được nhiều dữ liệu hơn, từ đó giúp bộ não giải các bài toán động nhanh hơn chứ không thể áp dụng một cách rập khuôn được. Tư duy đúng cách giúp sẽ giúp xã hội hình thành nên những người chỉ cần sử dụng tư liệu sản xuất mà không cần phải sở hữu chúng, những người mà chúng ta có thể gọi họ là những người vô sản.

Thế giới tĩnh là nơi mà mọi thứ đều cứng nhắc. Đầu óc con người trong thế giới đó cứng như đá, không thể linh hoạt. Mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra thường xuyên và gay gắt do mọi người đều cương mà không biết nhu. Lao động trong thế giới tĩnh chủ yếu dựa vào những công cụ sản xuất dạng tĩnh, có thể sở hữu nên người tư sản được hình thành một cách tự nhiên theo đúng quy luật vật lý. Vô sản trong thế giới tĩnh được định nghĩa là những người không có tài sản để mà sở hữu, tức là không được phép sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật nhưng trái với quy luật vật lý tự nhiên. Sự can thiệp của pháp luật vào hoạt động kinh tế càng nhiều thì càng làm cho mọi hoạt động trong nền kinh tế trở nên gò bó. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung có sự can thiệp quá sâu của pháp luật nên càng khiến kinh tế không thể phát triển. Mark đã nói rằng “Không có thiên tài của mọi thời đại” nhằm ngụ ý rằng sự phát triển trong nhận thức của nhân loại là một cuộc chạy tiếp sức. Những người thuộc thế hệ trước quan sát và thử nghiệm nhằm rút ra kinh nghiệm để những người thuộc thế hệ sau dựa vào mà tiếp tục xây dựng. Nhận định của ông về việc tư bản chủ nghĩa chưa phải là hình thái kinh tế-xã hội phát triển nhất của con người là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội khoa học của Mark vẫn chưa phải là một tác phẩm hoàn thiện. Sai lầm đầu tiên đó là sự phân loài người ra thành hai giai cấp đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Loài người là một thể thống nhất và tâm lý của con người tuân theo các quy luật vật lý tự nhiên. Nếu đặt một người vào hoàn cảnh thuận lợi để họ trở thành một vô sản thì chẳng cần tuyên truyền hay vận động, người đó tự khắc trở thành một vô sản và ngược lại với tư sản cũng vậy. Do đó, sự đấu tranh giữa hai giai cấp chẳng qua chỉ là sự đấu tranh giữa hai thái cực trong chính bản thân nội tại của một người mà thôi. Hai thái cực hợp lại để tạo nên mọi thứ. Chúng ta chỉ có thể nghiêng về một bên thái cực nhiều hơn chứ không thể ở hẳn một bên thái cực. Sự đứng hẳn ở một bên thái cực dù là bên nào thì cũng đều dẫn tới diệt vong. Theo nguyên lý âm dương, âm là nền tảng, là gốc rễ cho dương phát triển. Mọi thứ đều có cái nền tảng tự nhiên để phát triển. Khi cái nền tảng này biến mất thì thứ đó tự khắc sẽ biến mất một cách tự nhiên. Những bất cập trong xã hội đến không phải do sự tư hữu tư liệu sản xuất mà là do toàn thể loài người tư duy đi ngược lại chiều hướng phát triển của tự nhiên. Khi loài người tư duy đúng hướng trở lại, lấy cái động làm cơ sở cho sự xây dựng xã hội thì tự khắc mọi sự bất công sẽ biến mất. Lợi ích không tự nhiên sinh ra hay mất đi mà chỉ di chuyển từ nơi này tới nơi khác. Sự mất mát, hao hụt lợi ích diễn ra được là do tư duy không đúng cách đã bó buộc phần lớn con người vào những vị trí không thuận lợi. Nếu ta coi những người đang ở thế không thuận và những người có lợi thế đang chơi trò bập bênh thì bập bênh nghiêng về phía những người có lợi thế. Lợi ích cứ thế trôi từ phía những người không có lợi thế về phía những người may mắn hoặc nhờ nỗ lực được ở vào vị trí thuận lợi. Nguyên lý 80/20 đã cho thấy 80% của cải của xã hội tập trung trong tay 20% số người trong xã hội. Việc coi trọng sự lưu thông trao đổi hàng hóa hơn khâu sản xuất ban đầu đã khiến cho tổng lợi ích trong vòng tuần hoàn lợi ích của nền kinh tế tăng lên với tốc độ rất chậm. Không coi trọng khâu sản xuất thành phẩm sẽ khiến cho chất lượng hàng hóa giảm, làm xuất hiện nhiều hàng nhái, công nghệ để tăng năng suất lao động cũng không được đầu tư đủ mức. Bộ óc vận động không linh hoạt, cơ sở của lối tư duy tiêu thụ năng lượng, tức là tiêu thụ lợi ích, đã khiến cho con người tập trung tích lũy lợi ích lại mà không chuyển đổi lợi ích liên tục. Mạch máu của nền kinh tế thế giới phình ra ở một vài điểm, phần còn lại bị teo nhỏ đi. Tư duy đúng cách khiến con người tư duy tuần hoàn năng lượng. Mọi vị trí trong nền kinh tế lúc đó đều là vị trí thuận lợi đối với những người có bộ óc linh hoạt. Nếu tất cả mọi người trên thế giới đều tư duy đúng cách thì cái bập bênh lợi thế sẽ cân bằng, không còn sự thiên lệch nữa, tạo ra sự công bằng xã hội. Công nghệ tư duy phát triển và tập trung hóa vào khâu sản xuất thành phẩm làm công nghệ sản xuất tăng tiến vượt bậc, giúp con người sản xuất ra ngày càng nhiều lợi ích hơn cho toàn nhân loại, tạo ra sự thịnh vượng. Chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội chỉ là cái tên của một thể chế chính trị-pháp luật. Chính quyền hay bất cứ ai khác không thể ban cho bạn sự thịnh vượng và công bằng mà chính là tự nhiên. Ai thấu hiểu và hòa cả bản thân mình vào quy luật tự nhiên, người đó sẽ thấy được cả hai điều quý giá đó đến với mình.

Nguyên lý âm dương khẳng định vũ trụ này vốn dĩ là hài hòa và đang hướng tới sự đa dạng, phong phú. Nguyên lý này là nguyên lý của sự hòa bình bởi nó nói về sự lấy nhu khắc cương. Lấy nhu khắc cương chưa bao giờ có nghĩa là bạo lực hay đấu tranh cả. Khi chiến đấu với kẻ địch, bạn hoặc phải tấn công hoặc phải phòng thủ. Cả phòng thủ lẫn tấn công đều là lấy cương khắc cương. Lấy nhu khắc cương tức là dùng chính lực tấn công của đối phương để trả lại cho đối phương. Kẻ địch thành ra đang tự đánh chính mình. Nó không thể được hiểu là tấn công, cũng không thể được hiểu là phòng thủ. Nó khẳng định với bạn rằng bạn không hề có kẻ địch. Cho dù xung quanh có cả ngàn kẻ địch thì cũng không thể làm gì được một mình bạn. 0 nhân với số tự nhiên nào cũng bằng 0. Nguyên lý âm dương dạy chúng ta về sự hư vô, sự hòa vào vũ trụ. Khi đó, mọi xung lực đi về phía bạn đều chỉ là sự chuyển động tuân theo quy luật tự nhiên. Bạn chấp nhận nó, không đối kháng với nó. Bạn coi nó như một món quà của tự nhiên, một sự thuận lợi chứ không phải một sự khó chịu, một vấn đề. Bao nhiêu xung lực đi về phía bạn, bạn đạt được bấy nhiêu lợi ích. 1 nhân với số tự nhiên nào cũng bằng chính số tự nhiên đó. Mọi hành động của bạn chỉ hướng về chính bạn, chỉ nhằm xây dựng lợi ích cho bạn từ mọi công cụ ở thế giới bên ngoài chứ bạn không hề cần phải nghĩ đến việc đấu tranh với ai, tranh giành lợi ích với ai, cũng không ai có thể lấy đi lợi ích của bạn. Lợi ích chảy vào bạn nhưng nếu bạn không sử dụng nó thì nó cũng không mang lại sinh lực cho bạn và tự hao mòn, nghĩa là tự di chuyển ra thế giới bên ngoài. Lợi ích ở trạng thái tĩnh giống như một món hàng bạn mua về rồi cất vào tủ không tiêu dùng. Không dùng món hàng đó thì bạn cũng không thực sự có lợi ích, lợi ích chưa dùng này rồi cũng hao mòn theo thời gian, chưa kể là không có chỗ để chứa những lợi ích mới khi bạn cần. Tiền bạn bỏ ra đã bị kẹt cả ở trong sản phẩm rồi thì tổng số tiền để đầu tư sản xuất lợi ích sẽ giảm đi. Tư duy tuần hoàn năng lượng giúp tâm trí bạn không còn giống cái dạ dày như tư duy tiêu thụ năng lượng mà giống như trái tim. Trái tim đưa năng lượng vào, chuyển hóa nó thành dạng khác rồi đẩy nó đi. Trái tim không sở hữu năng lượng mà chỉ để nó chảy qua. Năng lượng chảy qua bạn sẽ khiến bạn luôn sung sướng, hạnh phúc, chẳng cần sở hữu nên cũng chẳng sợ mất mát mà luôn thấy mình được. Sự linh hoạt của bộ óc làm bạn trở thành một người vô cùng tự do. Ai đó có thể lấy đi cái gì đó của bạn nhưng họ chỉ lấy được cái vỏ của lợi ích. Năng lực tư duy siêu đẳng khiến bạn dễ dàng mang lợi ích quay trở lại với mình. Bên cạnh đó, hành động của bạn là do những hoạt động vô thức của bộ óc chỉ dẫn nên sẽ không ai ở thế giới bên ngoài có thể nhìn thấy cái lợi ích mà bạn đang nhìn thấy. Nếu có ai hỏi bạn đang làm gì thì bạn cũng không thể giải thích cho họ được chỉ bằng một cuộc nói chuyện bởi bộ óc mới chỉ vẽ ra bản đồ khái quát cho hành động chứ chưa phải bản đồ chi tiết. Chưa kể là việc chọn từ ngữ đúng để diễn đạt nhằm tránh gây hiểu lầm là cả một vấn đề. Lợi ích mà bạn nhìn thấy đó là cái duyên của bạn mà người khác không thể trông thấy và bạn là người hưởng thụ lợi ích từ đó đầu tiên. Nếu coi tất cả lợi ích có thể khai thác được trong một con đường là một cái bánh thì bạn là người ngoạm miếng to nhất. Tư duy phân tích khiến tất cả mọi người kiếm lợi ích theo một con đường logic giống nhau và do đó, rất nhiều người sẽ cùng xâu xé, chia chác cái bánh lợi ích trong con đường đó. Chúng ta học tập kinh nghiệm làm giàu của nhau, bắt chước nhau một cách rập khuôn do bộ óc hoạt động không hiệu quả. Sự phản ứng và hành động theo số đông là do khả năng nhận biết được lợi ích là quá yếu. Làm theo số đông sẽ khiến chúng ta cảm thấy an toàn hơn nhưng không thể thu được nhiều lợi ích. Phát triển nhận thức thực sự giúp bạn luôn nhận biết, tin tưởng và đi con đường riêng của mình, không làm giống bất kỳ ai nên sẽ thu được nhiều lợi ích nhất.

(Còn nữa)
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019