Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


UV/UV-C là gì, tại sao người ta quan tâm đến nó lúc này?

dahily
24/11/2021 8:46Phản hồi: 0
UV/UV-C là gì, tại sao người ta quan tâm đến nó lúc này?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đả trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trong hai năm vừa rồi vì đại dịch COVID-19. Từ không biết, đến biết, tránh né, lo sợ rồi giờ đến giai đoạn quen và chấp nhận sống cùng nó.
COVID-19 đã thay đổi cuộc sống của chúng ta hoàn toàn, chúng ta đã và đang phải áp dụng rất nhiều các biện pháp an toàn mà trước đây trong cuộc sống hằng ngày dường như hiếm khi chúng ta phải áp dụng. Chúng ra đeo khẩu trang liên tục khi ra khỏi nhà, rửa tay bằng chất sát khuẩn, xịt khuẩn đồ đạc, dùng máy lọc không khí, hạn chế tập trung đông người, giữ khoảng cách và dĩ nhiên là chích vaccine. Ngoài các cách trên, xưa nay trong môi trường y tế hay công nghiệp, ngoài việc dùng chất sát trùng thì người ta còn dùng ánh sáng UV-C và khí Ozone để thực hiện việc khử trùng cho bề mặt/không khí hay nước. Trong nội dung bài này, mình sẽ tập trung vào phần UV-C để anh em có cái nhìn và hiểu rõ hơn về ánh sáng này.

Vô vấn đề chính, chúng ta thử tìm hiểu chút về ánh sáng trước nhé.
Light.png
Nếu nhìn vào hình trên, chúng ta dùng chút kiến thức về vật lý, kiểu như ánh sáng là sự kết hợp của sóng và hạt 😁, mỗi loại ánh sáng/tia sẽ có bước sóng khác nhau, và chúng ta sẽ biết được rằng mắt của con người chỉ có thể thấy được những một phần rất ít, và nó có bước sóng từ 380nm (màu xanh tím) đến 700nm (màu đỏ), còn lại mắt chúng ta sẽ không thấy được. Ngay trên đoạn màu đỏ thì mọi người gọi nó là tia hồng ngoại (IR), còn ngay dưới đoạn màu xanh (380nm) thì hay gọi là tử ngoại/cực tím (UV-Ultraviolet).
Sun spectrum.png
Chúng ta rất may mắn, vì ở Trái đất có tầng Ozone bao phủ, và nhờ tầng Ozone này giúp hạn chết và triệt tiêu rất nhiều tia nguy hiểm cho con người/động vật và thực vật. Một trong những tia đó là tia UV. Mọi người thấy ở hình trên, bản chất ánh sáng mặt trời phát ra có rất nhiều tia UV nhưng sau khi đi qua lớp Ozone và khí quyền trái đất, thì những tia ở dưới khoảng 400nm giảm đi rất nhiều (nhưng vẫn còn), nó giúp chúng ta có thể hạn chế được tác hại của UV đặc biệt là chị em phụ nữ :D

Rồi giờ vô vấn đề chính, tia UV và UVC luôn nè.
UV Type.png
Bản chất UV được chia ra nhiều loại, từ trên xuống chúng ta có UV-A, UV-B, UV-C và EUV theo từng khoảng bước sóng. Mỗi loại này nó có công dụng vá tác hại khác nhau. Tuy nhiên nếu tính trong ánh sáng mặt trời ở mức mặt nước biển thì trong các tia UV sẽ có 95%-97% là tia UV-A, 3%-5% là tia UV-B, gần như không có tia UV-C và EUV, hai cái UV-C và EUV được con người tạo lại bằng máy móc cho từng nhu cầu riêng biệt.
UV benefit.png
Bảng trên để anh em dễ theo dõi những ứng dụng, cũng như tác hại của các tia trong phần tia UV.

5565711_asml-wins-semi-americas-award-for-euv.jpg
  • EUV: Nếu anh em từng đọc bài Ai sản xuất ra MÁY SẢN XUẤT CPU? Vì sao Trung Quốc đang rất muốn có những chiếc máy này? của Duy Luân thì anh em sẽ thấy người ta dùng tia EUV để thực hiện công việc “quang khắc” trong quá trình sản xuất chip.
  • UV-B (vài nơi nói B là viết tắt của Burn) có ít trong ánh nắng mặt trời, nó là chất quan trọng giúp da tổng hợp Vitamin D, tuy nhiên nó thường gây ra cháy da (đỏ) hay ung thư da tuy nhiên tia này nếu dùng với liều lượng phù hợp thì nó có thể dùng cho nhu cầu thẩm mỹ/y tế để trị các bệnh về da.
UVA Application.png
  • UV-A thì trong ánh sáng mặt trời có nhiều rồi, chữ A có vài nơi nói là viết tắt cùa Aging nghĩa là lão hoá. Vì tia này có mức đi sâu vào da cao nhất, làm lão hoá da nhiều hơn, nám da. Nhưng bù lại người ta cũng tận dụng tia UV-A với liều lượng và bước sóng thích hợp để dùng cho các mục đích như làm đèn bắt côn trùng, dùng trong thiết bị nhuộm da, làm khô mực in, đèn thu hút côn trùng hay nếu bạn nào hay đi trám răng sẽ thấy cái đèn này dùng để làm cứng cái nhựa trám răng (một phần của phản ứng trùng ngưng).

Đi sâu hơn vào UV-C cho anh em hén.
UVC Application.png
UV-C nó có đặc điểm rất tốt là khử trùng, đặc tính khử trùng của nó ngoài việc khử vi khuẩn thì nó còn làm được 1 việc là bất hoạt (mình hay dùng từ “thiến”) mấy con virus, người ta dùng sản xuất các thiết bị dùng tia UV-C để khử trùng nước/bề mặt hoặc không khí. Tuy nhiên bức xạ của nó cũng rất nguy hiểm khi nó làm tổn thương da/mắt cũng như làm lão hoá nhựa. Ngoài ra nếu dùng tia UV-C ở bước sóng thấp hơn 200nm thì nó tạo được khí Ozone (từ Oxi) thì rất nguy hiểm nếu bạn không biết trước.
Thông thường, nếu anh em nào dùng đèn UV-C chiếu trong nhà, thì chiếu xong anh em sẽ ngửi được mùi nồng, nó là mùi nhựa bị cháy (giống mùi quần áo phơi nắng nhưng nó mạnh hơn nhiều). Điều đó chứng tỏ đèn đó có mức UV-C cao hoặc đèn để quá gần vật bằng nhựa/da.

UVC Act.png
Nói về cơ chế của UV-C, như mình có nêu ở trên, ứng dụng quan trọng nhất của UV-C là khử trùng, và cơ chết của nó theo đúng chuyên môn gọi là “bất hoạt”, nó làm bất hoạt con virus bằng cách làm gãy các liên kết DNA/RNA (chương trình sinh học Việt Nam gọi là ADN/ARN), con virus vẫn ở đó nhưng không còn làm ăn được gì ráo trọi, như bị thiến, mất chức năng được “lập trình” để kết hợp với DNA/RNA của con người/vật chủ để sao chép ra thêm nhiều virus. Mình không rõ cách tạo vaccine truyền thống bằng virus bất hoạt có giống cách này không, nhưng nghe thì thấy khá tương đồng.

Quảng cáo



Hiện tại trên thị trường, anh em có thể mua được nhiều thiết bị UV-C cho nhu cầu khử trùng bề mặt, khử trùng không khí và khử trùng nước. Tuy nhiên UV-C là tia rất nguy hiểm nếu con người/độn vật hay thực vật tiếp xúc trực tiếp, vì thế anh em nên lưu ý:
  • Chọn các thương hiệu lớn và tin cậy.
  • Chọn các sản phẩm có các lớp bảo vệ an toàn để hạn chế UV-C tiếp xúc.
  • Nên chọn các sản phẩm dùng đèn UV-C kiểu truyền thống (bóng thuỷ tinh) hơn là UV-C LED. Cái này hơi lạ nhưng vì công nghệ UV-C LED hiện tại hiệu suất cực thấp cũng như công suất nhỏ, khả năng khử khuẩn cực kỳ yếu.

Hy vọng với những kiến thức hạn hẹp của bản thân mình, anh em có thể có thêm được vài kiến thức hay. Anh em nào hiểu nhiều hơn trong lĩnh vực này, nếu có điểm nào chưa chính xác thì comment để cùng học hỏi nhé.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019