Vài đặc điểm của các dòng ống kính Leica: Elmar, Elmarit, Summicron, Summilux, APO,...

Nhà Của Cáo
9/1/2023 16:4Phản hồi: 33
Vài đặc điểm của các dòng ống kính Leica: Elmar, Elmarit, Summicron, Summilux, APO,...
Leica - một thương hiệu máy ảnh, ống kính có lịch sử lâu đời, nổi tiếng với các dòng ống kinh có giá trị cao, và chất lượng hình ảnh rất tuyệt vời. Trong bài viết này mình sẽ cung cấp một vài thông tin về các dòng ống kính, các ký hiệu của ống kính Leica.

Thành lập năm 1869 bởi ông Ernst Leitz và cái tên Leica có bắt nguồn từ Leitz's Camera.

Ý nghĩa của các từ khoá


leica-camera-ag-ống-kính-9.jpg
Trên các dòng ống kính sẽ có các từ khoá Elmar, Elmarit, … ví dụ APO-Summicron-M 35 f/2 ASPH có APO, Summicron …, cụ thể như sau:
  • Elmar: Khẩu độ mở to nhất f/3.5
  • Elmarit: Khẩu độ mở to nhất f/2.8
  • Summicron: Khẩu độ mở to nhất f/2
  • Summilux: Khẩu độ mở to nhất f/1.4
  • Noctilux: Khẩu độ mở to nhất f/1.25 hoặc to hơn.
  • ASPH: ống kính có thành phần phi cầu - aspherical

Ví dụ từ Noctilux là từ bắt nguồn từ noct-, trong tiếng Latin nghĩa là ban đêm và -lux nghĩa là ánh sáng, Noctilux có thể hiểu đơn giản là ánh sáng trong bóng tối. Ngoài ra sẽ có nhiều phiên bản ống kính biểu thị cho các thời kì với các thiết kế quang học khác nhau, ví dụ như Summicron 50mm v2 phổ biến từ những năm 1956 khác hoàn toàn với APO-Summicron v6 ngày nay.


Dòng Noctilux


leica-camera-ag-ống-kính-11.jpg
Noctilux là một trong những dòng ống kính chụp ảnh dân dụng đắt tiền nhất thế giới, với ưu thế khẩu độ mở cực lớn f0.95 dòng ống kính này có khả năng hoạt động vượt trội trong các điều kiện ánh sáng yếu.

Ra mắt lần đầu vào năm 1966, dòng ống kính này vẫn tiếp tục thống trị phân khúc f0.95 cho đến ngày nay - Leica gọi nó là “the world’s fastest aspherical lens.”

leica-camera-ag-ống-kính-1.jpg
Leica M10 + Leica Noctilux-M 75mm f/1.25 ASPH. (Ảnh: Sean Hopkins).

Nó cũng mang lại hiệu ứng bokeh đẹp nhất, thơ mộng nhất, chất lượng của vùng blur ở hậu cảnh có chất lượng cao và mờ mất so với bất cứ ống kính Leica nào khác.

Một thách thức không nhỏ khi sử dụng ống kính khẩu độ mở lớn như vậy đó là trường nét quá mỏng, cho nên cần một con mắt thật tinh tường để lấy nét tay tốt. Ví dụ đối với Noctilux-M 50mm f0.95 thì ở khẩu f1 lấy nét một vật ở khoảng cách 6 feet (hơn 1,8m) thì trường nét chỉ gần 4" (hơn 8 đến 10cm) mà thôi.

Ảnh từ Noctilux có màu sắc tự nhiên, nhẹ nhàng, hậu cảnh mờ nhiều, bokeh đẹp, nhưng có thể sẽ không nét bằng Summicron.

Quảng cáo


Summilux


leica-camera-ag-ống-kính-12.jpg
Summilux bao gồm các ống kính có tiêu cự từ f1.4 khá gần với dòng Noctilux, đều cho khả năng hoạt động môi trường thiếu sáng và bokeh đẹp. Cả hai đều có khả năng cho những tấm ảnh với hậu cảnh mờ, độ tương phản cao, ảnh có khối hơn rất nhiều.

leica-camera-ag-ống-kính-7.jpg
Leica M10 + Leica Summilux-M 50mm f/1.4 ASPH. (Ảnh: Nathan Kellum).

Hiệu ứng xoá phông trên Noctilux nhiều hơn một chút, mơ màng hơn, nhưng Summilux có bokeh xoáy rất đặc trưng. Summilux 35mm f/1.4 ra mắt năm 1961 được người dùng biết đến với bokeh cực kì đẹp, xoáy, còn được gọi là “Ông vua bokeh”.

Mặc dù độ nét của Summilux có độ nét không bằng so với dòng APO-Summicron, nhưng với các đặc điểm tạo ra bokeh đẹp, xoáy đặc trưng, khiến dòng ống kính này cũng được săn đón không kém Noctilux.

Summicron

Quảng cáo


leica-camera-ag-ống-kính-10.jpg
Summicron được biết đến như dòng ống kính nét nhất của Leica, Summicron còn vượt trội với độ tương phản cao, chủ thể có khối rất tốt.

Summicron phiên bản tiêu chuẩn, có giá bán thấp hơn rất nhiều so với Summilux và Noctilux, mặc dù khẩu độ tối đa chỉ ở mức f2, nhưng Summicron vẫn cho ra hiệu ứng bokeh khá mịn màng.

leica-camera-ag-ống-kính-3.jpg
Leica SL2 + Leica Summicron-M 28mm f/2 ASPH. Ảnh: Jason Roman.

Quay lại với độ nét, Summicron vẫn nổi tiếng và khẳng định mình từ trước đến giờ, mẫu Summicron 50mm hiện tại được thiết kế vào năm 1979 bởi Tiến sĩ huyền thoại Walter Mandler, vẫn chưa có thành phần phi cầu, nhưng nó vẫn đạt được độ nét đáng kinh ngạc và màu sắc chính xác. Hiệu ứng blur của Summicron ở phần hậu cảnh ít đục hơn, sâu hơn, nếu so với hiệu ứng của Summilux hoặc Noctilux.

APO-Summicron


leica-camera-ag-ống-kính-13.jpg
APO-Summicron vẫn sẽ có khẩu độ f2 nhưng có thêm thành phần thấu kính APO (Thành phần có độ tán xạ thấp Apochromatic).

leica-camera-ag-ống-kính-6.jpg
Leica M9 + Leica APO-Summicron-M 50mm f/2 ASPH. Ảnh: Pedro Ferreira.

Quang sai màu xảy ra khi các bước sóng đỏ, lục và lam không trùng nhau trên cảm biến, từ đây gây ra các hiện tượng viền xanh, loá… Thành phần Apochromatic sẽ giúp căn chỉnh các bước sóng màu, giúp sửa độ méo và tăng độ chính xác của màu sắc ngay ở các khẩu độ mở lớn như f2.

Ống APO cũng tăng cường sắc độ xám đến cảm biến, khiến ảnh trở nên chi tiết hơn và đô tương phản tốt hơn. Đặc biệt là các vùng mờ ở hậu cảnh, khu vực thường bị đục tương phản kém, APO cải thiện điều này rất nhiều.

APO-Telyt


leica-camera-ag-ống-kính-14.jpg
APO-Telyt là dòng ống kính có độ dài tiêu cự dài nhất 135mm, với chiếc APO-Telyt 135mm f3.4, tương tự như APO-Summicron cũng có thành phần Apochromatic với các ưu điểm tương tự.

leica-camera-ag-ống-kính-5.jpg
Leica M11 + Leica APO-Telyt-M 135mm f/3.4. Ảnh: Nathan Kellum.

Nhưng APO-Telyt chỉ có một ống kính ở tiêu cự 135mm với khẩu độ f3.4 khá khiêm tốn so với APO-Summicron.

Elmarit, Summarit, Summaron


leica-camera-ag-ống-kính-15.jpg
Có thể xem 3 dòng ống kính Elmarit, Summarit, Summaron là 3 dòng có mức giá dễ tiếp cận hơn cả trong các dòng ống kính Leica.

Với thiết kế quan học đơn giản hơn vì có khẩu độ thường cao ở mức f2.8, f3.4, hoặc f5.6, và sử dụng các vật liệu ít tốn kém hơn khiến cho giá của các dòng ống kính này có mức thấp hơn.

leica-camera-ag-ống-kính-4.jpg
Leica M10 + Leica Elmarit-M 28mm f/2.8 ASPH. Ảnh Nathan Kellum.

Ba dòng ống kính này có ngoại hình nhỏ, và trọng lượng nhẹ, phù hợp cho các mục đích như chụp ảnh đường phố, chụp hằng ngày, ở nhà, mục đích vui vẻ.

Ba dòng này có rất nhiều loại ống khác nhau đủ các loại tiêu cự và khẩu độ, bao gồm cả 2 ống kính zoom 16-18-21mm f/4 Tri-Elmar-M ASPH và 28–35–50mm f/4 Tri-Elmar-M ASPH.

Có sử dụng thấu kính Aspherical hay không?


[​IMG]
Các ống kính được sản xuất trước Noctilux 50mm f/1.2 được ra mắt năm 1966 đều là ống kính không có thành phần phi cầu. Noctilux 50mm f/1.2 là chiếc đầu tiên Leica giới thiệu thành phần phi cầu với thế giới.

Ngay cả ở thời điểm có khá nhiều ống kính của Leica vẫn không sử dụng thành phần phi cầu, đơn cử như chiếc Summicron 50mm được thiết kế từ năm 1979 không sử dụng aspherical nhưng vẫn đạt hiệu suất quang học rất cao.

Ống kính không có aspherical trước đó được phát triển cho hệ máy chụp film, không yêu cầu quá khắc khe về độ sắc nét, độ chính xác về màu sắc so với thực tế và độ tương phản như cảm biến số ở thời điểm hiện tại. Thay vào đó các ống kính cổ điển mang lại cảm giác mềm mại hơn, hiện tượng méo hình nhiều hơn, màu sắc có thể sai lệch hơn so với thực tế. Anh em chơi film có thể sẽ nhận ra, nếu sử dụng ống kính của máy số gắn lên máy film chụp nó cứ sao sao, không ra cảm xúc là vậy.

Thành phần phi cầu - Aspherical được ký hiệu là ASPH, với tác dụng căn chỉnh độ méo hình, mang lại sự chính xác về màu sắc, chúng cho góc nhìn chân thực hơn về cảnh vật và chủ thể so với các ống kính không có thành phần này.

Leica có khá nhiều ống kính có ASPH, hoặc APO, đơn cử như APO-Summicron — 35mm, 50mm, 75mm và 90mm…

Các dòng ống kính của Leica


Bên dưới đây là các dòng ống kính của Leica, có cả các ống kính mới đang bán, và các dòng ống kính cũ, cũng có dòng đã ngừng bán:
  • 16-18-21mm f/4 Tri-Elmar-M ASPH
  • 28–35–50mm f/4 Tri-Elmar-M ASPH
  • 18mm f/3.8 Super-Elmar-M ASPH
  • 21mm f/1.4 Summilux-M ASPH
  • 21mm f/2.8 Elmarit-M
  • 21mm f/2.8 Elmarit-M ASPH
  • 21mm f/3.4 Super-Angulon-M
  • 21mm f/4.0 Super-Angulon-M
  • 24mm f/1.4 Summilux-M ASPH
  • 24mm f/2.8 Elmarit-M ASPH
  • 24mm f/3.8 Elmar-M ASPH
  • 28mm f/5.6 Summaron-M
  • 28mm f/1.4 Summilux-M ASPH
  • 28mm f/2 Summicron-M ASPH
  • 28mm f/2.8 Elmarit-M
  • 28mm f/2.8 Elmarit-M ASPH
  • 35mm f/1.4 Summilux
  • 35mm f/1.4 Summilux-M ASPH
  • 35mm f/2 Summicron-M
  • 35mm f/2 Summicron-M ASPH
  • 35mm f/2.5 Summarit-M
  • 35mm f/2 APO-Summicron-M ASPH
  • 50mm f/0.95 Noctilux-M ASPH
  • 50mm f/1 Noctilux-M
  • 50mm f/1.2 Noctilux-M
  • 75mm f/1.25 Noctilux-M
  • 50mm f/1.4 Summilux
  • 50mm f/1.4 Summilux-M ASPH
  • 50mm f/1.5 Summarit
  • 50mm f/2 Summicron-M
  • 50mm f/2 APO-Summicron-M ASPH
  • 50mm f/2.5 Summarit-M
  • 50mm f/2.8 Elmar-M
  • 75mm f/1.4 Summilux-M
  • 75mm f/2 APO-Summicron-M ASPH
  • 75mm f/2.5 Summarit-M
  • 135mm f/4.0 Elmar
  • 90mm f/2.8 Elmarit-M
  • 90mm f/2 APO-Summicron-M ASPH
  • 90mm f/2.5 Summarit-M
  • 90mm f/4 Macro-Elmar-M
  • 135mm f/2.8 Elmarit-M
  • 135mm f/3.4 APO-Telyt-M
  • 135mm f/4.0 Elmar
  • 135mm f/4.5 Hektor

Anh em có thể tìm thêm các ống kính cổ hơn hoặc tìm hiểu thêm về các dòng máy ảnh của Leica tại đây.

Tham khảo: (1), (2), (3)
33 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mình đang cắm con Summicron R 50mm F2 trên Xpro2, từ đó mình ko cần thêm ống mf nào khác 😁
@Chung Nhựt Phát Leica là một thứ gì đó rất cuốn hút. Lúc nào , bức ảnh nào cũng đem đến cho người chụp sự thỏa mãn.
Leica 35f2 (42).jpg
Leica 28-70 (3).jpg
Leica 35f2 (36).JPG
Leica 35f2 (2).jpg
@gacon14182 em có Minolta nhưng chắc thử Takumar quá 🤤
@Chung Nhựt Phát ôi idol :D
@batrung2906 idol nào đây 🤣
Leica toàn chơi fix thôi à, cơ mà bài viết hay, nhiều thông tin, cám ơn tác giả.
giá ngoài tầm , chơi hok nổi... hài lòng với Fuji thôi kkk
Robie
TÍCH CỰC
một năm
bài viết hay, nhưng bác mod nên chú ý thêm chính tả nhé: "đắc tiền", "khắc khe"
Trên máy ảnh thì người ta thích tính chất mờ ảo của Leica chứ qua bên phim ảnh thì nó chỉ dùng để quay cổ trang thôi, chứ quay phim hiện đại cho ra độ nét siêu chán.
@orionviva thì mỗi người mỗi gu mà bác, có người thích ảnh nét, có người thích ảnh soft soft glow glow 😁
@orionviva độ trong suốt với nét vẫn thua xa zeiss bác nhỉ
@toilachi9 Yup, không màu mè hào nhoáng, nhưng ra cái nào thì là đỉnh cái đó, mấy bộ lens super speed mua 30 năm trước giờ bán cũ bằng giá mua mới master.
@orionviva thấy sony thì hợp tác với zeis còn pana thì leica mà sao chất lượng quay video 4k-10bit màu của pana lại nhỉnh hơn sony nhiều vậy nhỉ
@toilachi9 Nhỉnh là nhỉnh về cái gì, nói phải rõ ràng, có cả trăm cái spec để mà so sánh. Chưa kể trong câu văn của bạn là đã thể hiện bạn không hiểu vấn đề rồi, "nhỉnh hơn sony nhiều", cuối cùng nhỉnh là ít hay nhiều?
còn thiếu Summitar, Elcan, và đặc điểm đau ví, tốn thận
Mấy năm trc đã hiến máu cho leica. Thừa nhận là sp leica rất nét dù cấu hình k cao😃
6A9A2495-3800-4121-8326-C5267A837E80.jpeg
@MoonBreathing d-lux 7 thì kinh rồi, mình có con LX100ii mà cũng ko sang chảnh bằng
M10 50mm Summilux F1.4
image.jpg
image.jpg
@phong.nguyen20 em góp 1 tấm
Leica 50f2.jpg
jindo1
ĐẠI BÀNG
một năm
Len leica gắn lên body sony thì sao nhỉ mọi người , rất nhiều ae cho ý kiến là phải đồng bộ leica màu mới đẹp
@jindo1 khá tốt bác. đặt biệt là lấy nét tự động dc
jindo1
ĐẠI BÀNG
một năm
@Bold Rock™ Vậy là tốt rồi bác haha
Mới nhập hội leica đc hơn năm vì thích cái màu mì ăn liền hehe
5D4D82D6-D159-4738-B8ED-72D9347E09E6.jpg
Summilux bao gồm các ống kính có tiêu cự từ f1.4 khá gần với dòng Noctilux, đều cho khả năng hoạt động môi trường thiếu sáng và bokeh đẹp. Cả hai đều có khả năng cho những tấm ảnh với hậu cảnh mờ, độ tương phản cao, ảnh có khối hơn rất nhiều.
Khẩu độ chứ ko phải tiêu cự bạn ơi. viết nhầm rồi
Từng 1 thời gian mượn ông bạn con 35mm f/1.4 Summilux cắm trên A7S của mình qua ngàm voigtlander bạc, quá phê, từ đó bị ghiền Leica mà không có xiềng sắm ống :p

Bọn Mỹ hồi đó có cả 1 hội tìm cách mài filter lọc màu trên sensor A7s cho tối ưu lens Leica trên đó.
@Wildgingers chót cắm lens leica lên body sony là cả bầu trời thương nhớ. Body sony hỗ trợ quá tốt cho lens quay tay, việc còn lại cứ để leica lo.
Nex7-sigma 24f2.8 (1).jpg
@gacon14182 vâng bác, body nhỏ gọn, lens nhỏ gọn, cầm đi trong 1 balo nhỏ gọn, chất ảnh bự chảng 🤣
quá phê
lam1011
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@gacon14182 combo nhìn phê quá bác
lam1011
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@gacon14182 em dùng 74 thì nên sắm con nào okie nhất bác nhỉ
lam1011
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@gacon14182 Cho e face đc ko, em muốn hỏi thêm 1 số cái, phiền bác ko ạ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019