Mình có chuyến đi 14 ngày ở Đức và có 11 ngày tự lái xe, chuyến đi hoàn thành an toàn và cả quá trình lái xe với mình cũng rất nhẹ nhàng, tự tin. Không có bí quyết nào khác ngoài việc nắm vững luật giao thông và chịu khó quan sát cách người ở đó lái xe, bởi cơ bản luật giao thông ở Việt Nam giống với số đông các nước trên thế giới, có khác biệt thì đó là việc chấp hành của người tham gia giao thông trên đất nước đó.
Giao thông ở Đức theo đánh giá chủ quan của mình khi đi qua các thành phố như Berlin, Munich, Augsburg, Stuttgart, Heilbronn, Heidelberg, Darmstadt hay Frankfurt... đều đông đúc và nhộn nhịp, mật độ giao thông cao đặc biệt là trên cao tốc nối giữa các thành phố. Để khiến họ có thể đi nhanh trong phố thì tuân thủ quy tắc là điều quan trọng, khi mọi người đều tuân thủ quy tắc thì ai trên đường ưu tiên đều có thể tự tin đi nhanh mà vẫn an toàn. Sau những trải nghiệm lái xe này, mình thấy rằng có một số lưu ý là có thể tham gia giao thông một cách an toàn, tự tin đối với người mới lần đầu lái xe ở đây như mình.
Điều này ngay trong luật giao thông đường bộ Việt Nam có quy định rõ ràng và cụ thể, có điều giao thông thực tế ở Việt Nam ít khi thấy được người tham gia giao thông tuân thủ nên khi lái xe ở Đức có thể sẽ cần làm quen. Tuy nhiên cá nhân mình luôn ý thức được việc quan trọng của quy định này nên ở Việt Nam mình cũng cố gắng tuân thủ, nhất là khi rẽ trái.
Cụ thể, với trường hợp cần rẽ trái ở khu vực không có lane đường và đèn tín hiệu dành riêng cho xe rẽ trái thì việc cần làm là phải nhường đường cho xe đi thẳng ở hướng ngược lại. Có thể di chuyển cho xe qua khỏi vạch dừng và đậu sát nhất có thể vể bên trái mà không ảnh hưởng xe đi thẳng ở hướng ngược lại, mục đích tạo khoảng trống cho xe phía sau dễ dàng đi lên hoặc tránh xe của bạn. Khi chiều đối diện thực sự thông thoáng và an toàn thì tiến hành rẽ trái và quan sát không có người đi bộ qua đường (bao gồm cả người đang trên vỉa hè chuẩn bị qua đường) thì có thể tăng tốc. Vừa cầm lái thực tế cũng như quan sát thông thường, mình chưa thấy bất kỳ một trường hợp nào rẽ trái cắt đầu xe đi thẳng hướng ngược lại, điều này vừa an toàn mà lại không gây ách tắc cho chiều xe ngược hướng.
Giao thông ở Đức theo đánh giá chủ quan của mình khi đi qua các thành phố như Berlin, Munich, Augsburg, Stuttgart, Heilbronn, Heidelberg, Darmstadt hay Frankfurt... đều đông đúc và nhộn nhịp, mật độ giao thông cao đặc biệt là trên cao tốc nối giữa các thành phố. Để khiến họ có thể đi nhanh trong phố thì tuân thủ quy tắc là điều quan trọng, khi mọi người đều tuân thủ quy tắc thì ai trên đường ưu tiên đều có thể tự tin đi nhanh mà vẫn an toàn. Sau những trải nghiệm lái xe này, mình thấy rằng có một số lưu ý là có thể tham gia giao thông một cách an toàn, tự tin đối với người mới lần đầu lái xe ở đây như mình.
Rẽ trái hoặc chuyển hướng đúng quy tắc, luật

Cụ thể, với trường hợp cần rẽ trái ở khu vực không có lane đường và đèn tín hiệu dành riêng cho xe rẽ trái thì việc cần làm là phải nhường đường cho xe đi thẳng ở hướng ngược lại. Có thể di chuyển cho xe qua khỏi vạch dừng và đậu sát nhất có thể vể bên trái mà không ảnh hưởng xe đi thẳng ở hướng ngược lại, mục đích tạo khoảng trống cho xe phía sau dễ dàng đi lên hoặc tránh xe của bạn. Khi chiều đối diện thực sự thông thoáng và an toàn thì tiến hành rẽ trái và quan sát không có người đi bộ qua đường (bao gồm cả người đang trên vỉa hè chuẩn bị qua đường) thì có thể tăng tốc. Vừa cầm lái thực tế cũng như quan sát thông thường, mình chưa thấy bất kỳ một trường hợp nào rẽ trái cắt đầu xe đi thẳng hướng ngược lại, điều này vừa an toàn mà lại không gây ách tắc cho chiều xe ngược hướng.
Trong trường hợp đường đi chỉ có 1 lane duy nhất mà bạn cần rẽ trái, vẫn bật đèn xi nhan và nhường cho làn ngược lại đi qua trước cho đến khi thông thoáng, những xe phía sau họ vui vẻ đợi ngay cả sẽ phải chịu thêm 1 lần đèn đỏ nữa.

Biển báo giao với đường ưu tiên và biển "STOP"

Khi gặp biển này bạn có thể giảm tốc độ thật chậm quan sát, nếu đường ưu tiên phía trước quá đông bạn cần dừng hẳn xe lại và đợi, nếu có xe phía sau thì họ cũng sẽ tuân thủ như vậy mà không hề khó chịu với việc bạn dừng hẳn xe lại để nhường đường.
Biển Stop sẽ gặp rất ít trong chuyến mình đi vừa rồi, loại biển này khác với biển cảnh báo bên trên đó là bắt buộc bạn phải dừng hẳn xe lại để quan sát, và tất nhiên loại biển này cũng được đặt ở những vị trí thực sự cần thiết. Còn đối với biển cảnh báo bên trên, bạn có thể thật chậm rãi quan sát nếu thực sự thông thoáng bạn có thể đi tới mà không cần phải dừng hẳn xe lại như biển stop.
Tăng tốc độ khi chuyển làn

Mình chưa thực sự tìm hiểu kỹ luật lái xe ở Đức cho trường hợp này, nhưng ở Mỹ nếu thi bằng lái xe, chuyển làn không tăng tốc bạn sẽ bị rớt. Và tham gia giao thông thực tế bên Đức thì ai cũng đều làm như vậy, nếu bạn chuyển làn chậm không dứt khoát hay giảm tốc độ sẽ gây nguy hiểm cho xe phía sau, họ sẽ bấm còi như chửi bạn.
Quảng cáo
Không chạy chậm

Có trường hợp còn tranh cãi hơn khi biển báo giới hạn tốc độ 50km/h, mình đi đúng 50 nhưng vấn đề là mọi xe trên con đường đó đều đồng loạt chạy 70km/h. Hậu quả là 1 dàn xe phía sau dí sát đuôi xe mình còn phía trước thì bỏ quá xa. Nên mình quyết định "địa phương hoá" đó là bám sát với dòng xe đi trước.
Đối với những khu vực thực sự cần hạn chế tốc độ thì họ sẽ không chỉ cắm biển báo giới hạn như vậy, mình thấy họ thu hẹp làn đường nhất có thể, tạo chướng ngại vật mà không có bất kỳ ai muốn chạy nhanh quá 40km/h vì sợ va chạm chướng ngại vật. Ngoài ra có thể có camera bắn tốc độ và đi kèm cảnh báo rằng khu vực này họ sẽ bắn tốc độ tự động để bạn đi chậm (hoặc tất cả các xe cũng sẽ đều đi chậm khu vực này). Còn lại, nếu đường to và an toàn thì mọi người đều đi nhanh thay vì đi đúng tốc độ.

- Vào bùng binh không cần mở xi-nhan, nhưng trước lối ra mở xi-nhan phải. Đang trong bùng binh, xe bên ngoài chắc chắn phải nhường cho bạn.
- Nhường đường cho xe bên phải, ở đường giao nhau không phải bùng binh (vòng xuyến) khi thấy có xe bên phải đi tới bạn phải nhường đường. Nhất là đường nhỏ trong khu dân cư nếu không để ý điểm này sẽ rất nguy hiểm bởi đường đồng cấp, và theo luật thì họ có nhìn thấy bạn đang đi tới họ cũng vẫn xe cho xe băng qua hoặc rẽ trái phải, bởi mặc định họ nghĩ họ được nhường.
- Trên cao tốc nếu đi chậm thì đi về bên phải. Làn trong cùng (gần con lươn) chỉ dùng để vượt, không duy trì di chuyển ở làn đường này.
- Không nối đuôi xe qua ngã tư/giao lộ nếu phía trước đang kẹt xe. Bạn cần dừng trước vạch dừng nếu thấy phía trước xe nối đuôi kẹt dài, dù cho chiều bạn đi đang là đèn xanh.
Bên trên là một số ý mà mình nhớ ra được sau chuyến đi, mình khá tự tin khi lái xe ở đây bởi luật cơ bản giống với luật ở Việt Nam được dạy. Việc khó khi di chuyển ở đây đó là cần làm quen với bản đồ hay cách mà bản đồ chỉ đường để có thể đi đúng, rẽ đúng. Anh em thấy có điều gì cần lưu ý thì chia sẻ thêm bên dưới phần bình luận nhé.