Vẻ đẹp từ bảng màu của sự hoang vắng qua bức ảnh "Người Mẹ Di Cư"

tuanlionsg
17/4/2020 4:14Phản hồi: 18
Vẻ đẹp từ bảng màu của sự hoang vắng qua bức ảnh "Người Mẹ Di Cư"
Bức ảnh nổi tiếng Người mẹ di cư do Dorothea Lange chụp vào tháng 3 năm 1936, miêu tả bà mẹ vô gia cư Florence Owens Thompson, 32 tuổi, có 7 đứa con ở California. Bức hình nổi tiếng này được gọi là bức hình của thời đại mặc dù đó không phải là tựa đề mà Lange đặt cho bức hình ngay từ đầu.


Screen Shot 2020-04-17 at 10.51.18 AM.png


Về bức ảnh của thời đại

Đó là bức hình có dấu ấn sâu đậm nhất mà nhiều người có về cuộc Đại Suy Thoái (The Great Depression) - là thời kỳ suy thoái kinh tế Toàn Cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối). Nó còn bị coi là "đêm hôm trước" của Thế chiến thứ hai. Đại suy thoái khởi đầu ở Mỹ và lan rất nhanh ra toàn Châu Âu và toàn cầu. Điều thú vị là rất nhiều người biết về điều này nhờ xem thấy hoặc nghe nói đến qua bức Migrant Mother - người mẹ di cư này của Dorothea Lange.


Linda Gordon, tác giả viết cuốn sách có tựa đề “A Life Beyond Limits” (Một cuộc sống vượt qua các giới hạn) về nhiếp ảnh gia nổi tiếng Dorothea Lange, trong đó đã nhắc lại một trong những câu nói yêu thích của Lange “Máy ảnh là một công cụ để học cách nhìn mà không cần tới máy ảnh”. Tác giả nói rằng:

"Bức hình chụp lại cảnh người phụ nữ tên Florence Thompson đang ôm những đứa con của cô, đôi mắt nhìn về phía xa xăm. Mặc dù tại thời điểm bức hình được chụp, Thompson còn đang trong những năm tuổi 30 thanh xuân của mình, nhưng trông cô rất xanh xao khổ sở".

Trên khuôn mặt chất chứa đầy những âu lo, bạn vẫn có thể nhìn thấy Thompson thực ra một cô gái rất đẹp. Và đó mới là cái tài tình của Lange: Dù là bà đang đối diện với những cá nhân sống một đời nghèo khổ, một đời túng quẫn đến thế nào đi chăng nữa, bà ấy vẫn có thể biến họ thành những cá nhân vô cùng quyến rũ.”

Bà ấy - NAG Lange - hiểu rất rõ về việc khả năng nhìn và quan sát không chỉ đến từ đôi mắt, mà nó đến từ bộ não của bạn.” Gordon chia sẻ.​

Với tư cách là một nhiếp ảnh gia chân dung thương mại, Lange hiểu rõ mỗi bức hình về mỗi con người sẽ có tác động lên cảm xúc nhiều hơn vạn lần so với một bức hình của một vùng đất bị xói mòn hay một cơn bão bụi mù mịt.

Screen Shot 2020-04-17 at 10.52.58 AM.png



Về cuộc đời của Dorothea Lange

Quảng cáo


Lange từng sống cuộc đời nhiều khó khăn. Khi lên 7, bà mắc bệnh bại liệt và bị teo chân phải, bàn chân còn lại bị xoắn như càng cua. Lange không thể đặt gót chân của mình chạm đất được khi muốn tự đi bộ. Dù lớn lên trong tình cảnh đó, Lange luôn là một người phụ nữ mạnh mẽ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Bà luôn có nhiều tham vọng, kể cả khi bà sinh ra trong thời đại mà phụ nữ không được khuyến khích trở thành người có tham vọng trong xã hội đương thời. Và, dĩ nhiên, vì những cố gắng vươn lên ấy, bà thường vắng nhà, chồng bà phải đồng hành để giúp đỡ bà, những đứa trẻ phải ở tạm một nơi như cô nhi viện trong thời gian ấy.

“Tôi có phỏng vấn những đứa con của bà sau này, họ vẫn cảm thấy trách móc mẹ mình về điều này. Họ đổ tất cả hệ quả mà họ phải chịu lên đầu mẹ của họ, cha họ thì chẳng có lỗi gì hết. Họ đã chia sẻ rất thành thực với suy nghĩ của họ như vậy."

Về sau, Lange có cuộc sống ổn định ở San Francisco mà mở một studio ảnh chân dung cao cấp. Bà trở thành bậc thầy trong nghề. Những bức hình của bà trở thành tài sản của chính phủ liên bang và được sử dụng rộng rãi miễn phí. Họ công bố những bức hình của Lange mà không kèm theo ghi chú đầy đủ thông tin. Bà đã có chút buồn phiền về điều này, bà từng nói ảnh của bà như thể vô danh. Nhưng, có thể nhờ vậy, mà càng về sau, những bức hình này cuối cùng đã trở thành biểu tượng của cả một thời đại đen tối của nhân loại.

Nhưng, với bức hình “Người mẹ di cư” của Lange, vì người ta sử dụng vô số trong quảng cáo. Họ đã chỉnh sửa các kiểu cho mục đích riêng. Chẳng hạn nếp nhăn của nhân vật Thompson được làm mịn đi để sử dụng cho quảng cáo nước hoa; hay thậm chí nhân vật Thompson còn được tặng cho một kiểu đầu afro (kiểu tóc xoăn dày, thường thấy ở người da màu) trở thành một tấm hình chuyển thể, xuất hiện trong cuốn sách giới thiệu bộ phim Black Panther.

Những điều kiểu như vậy làm Lange thấy rất phiền lòng,” Gordon chia sẻ. “Bà thực ra ghét tất cả sự biểu tượng hóa những bức hình của mình.”

lange-180a9d5d4d05f33146a389dbfaeefe58eee2d252.jpg

Quảng cáo


Điều gì giúp Dorothea Lange chụp chân dung xuất sắc?


Một lý do quan trọng giúp Lange xuất sắc trong việc chụp ảnh chân dung là bà có một khả năng kỳ diệu trong việc kết nối được mọi người với nhau. Bà tạo ra bầu khí giúp mọi người toát ra được vẻ đẹp nhất của họ” -Gordon chia sẻ.​

Khi Gordon nhìn vào khuôn mặt của Lange và nghiên cứu khuôn mặt ấy như cách mà Lange vẫn hay làm với chủ thể của những bức hình, Gordon nói, cô nhìn thấy sức hút của bà. Nhưng Gordon cũng nói rằng Lange là một người trầm lặng kín kẽ, bà luôn cố gắng giữ cho bản thân một cuộc sống rất riêng tư.

Một lần khi đang dạy nhiếp ảnh, Lange bảo mỗi học viên mang tới lớp một bức ảnh chụp chính họ, nơi họ sống, phải là bức thể hiện điều gì đó sâu sắc đặc biệt nhất của chính họ. Và câu chuyện thú vị là, lần nọ, học viên cũng đã đề nghị bà thực hiện điều đó. Một bức ảnh về chính mình với điều đặc biệt nhất trong cuộc sống. Kết quả "bức ảnh bà mang đến lớp là bức ảnh bàn chân bị vẹo xoắn của chính mình." - Gordon chia sẻ.

langevoet57.jpg
Link ảnh: moorsmagazine

Một số ảnh khác của Dorothea Lange:

Screen Shot 2020-04-17 at 10.59.02 AM.png

Screen Shot 2020-04-17 at 10.53.26 AM.png

Screen Shot 2020-04-17 at 10.54.21 AM.png

Screen Shot 2020-04-17 at 10.54.10 AM.png

Screen Shot 2020-04-17 at 10.57.53 AM.png

Anh em có thể xem thêm nhiều ảnh của Dorothea Lange ở 100photos




Nguồn hình & tham khảo: Link 1 | Link 2
18 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Một nhiếp ảnh gia đầy nghị lực, cảm one anh Tuấn đã chia sẻ , em chỉ hơi tò mò về tấm hình bà chụp đôi chân của mình.
@QuaChanThat Tấm ảnh ngay sau đoạn kể chuyện đó em à. Nãy chắc nó chưa hiện ra đó, em xem lại nha.
@tuanlionsg Vâng , chắc lúc đấy nó ko load hết, em đọc xong rồi kéo tìm hình đấy mãi không thấy nên hỏi 😁 , bây giờ thì thấy rồi
Mậu thân 1968
image.jpg
ảnh bw 1930 mà đã cho chi tiết vùng tối rất tốt rồi, hay quá
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
4 năm
@confidential17 Tại sao 1930 thì vùng tối lại thường không tốt bạn nhỉ? (chắc mình hiểu đúng ý).
Mình nghĩ là tấm phim vẫn vậy nếu chụp LF (như cái hình dưới chắc 4x5) rồi còn Darkroom nữa thì mình nghĩ kiểm soát sáng tối khá tốt, không kém bây giờ là bao.
Chưa kể khả năng phục chế khi digitalize post lên mạng 😁.
@lxhxxnxxx mình nghĩ khả năng phòng tối của ng xưa đã cũng rất ghê rồi nhưng tấm film cũng phải sx chất lượng vậy thì darkroom mới ok dc. Mình có chụp film bw thì thấy từ những cuộn dc sx từ những năm 60 với công thức ko đổi (double x, tri-x) cho tới bây giờ (tmax) thì thấy chi tiết vùng tối của công thức mới (tmax) dc cải thiện rõ rệt ko kém film 4x5 của tác giả chắc là vì bản chất LF. Còn “digitalize” như bạn nói mình nghĩ chắc ko vì bạn chụp ảnh số raw may ra mới cứu dc vùng tối, chứ bạn thử scan film ra file raw mà coi, chỉnh ko khác file jpeg bao nhiêu 😆
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
4 năm
@confidential17 Ý mình không phải là scan film tấm ra rồi kéo shadow mà là kiểu phục chế vẽ lại luôn ấy mà 😁. Có là nếu theo khẩu quyết 'expose for the shadows, develop of the highlights' của các cụ thì sẽ giữ được rất nhiều chi tiết, contrast các thứ là chuyện của darkroom.

Với cả nghĩ là mấy cái hoá chất của film trước giờ nó cũng không thay đổi nhiều ấy. Tmax với mình thì là shadow tốt nhưng contrast thì flat, nên thấy nó kiểu trade off có cái này mất cái kia thôi chứ không phải hồi trước người ta không làm được 🤔.
@lxhxxnxxx mình lại thích film low contrast tại mình hay chụp những tình huống ánh sáng tương phản mạnh. Chắc vì vậy các hãng film mới giữ cả 2 dòng cho ng dùng lựa chọn (tri-x, ilford plus >< tmax, ilford delta)
Yaweeh
ĐẠI BÀNG
4 năm
mỗi lần xem hình bà mẹ này mình lại tìm cái ngón tay bị "pts" (thời đó chưa có pts nha)
Mr Dulo
CAO CẤP
4 năm
ảnh rất có hồn
Đúng là ảnh đen trắng vẫn có 1 sức hút riêng. Dạo gần đây các NAG nude thường làm cho ảnh của mình thành đen trắng để nhìn nghệ thuật hơn 😁
Chúng ta có cả cuộc đời để tạo cho mình những thứ để đời
Ám ảnh thiệt!
Rất độc đáo.
Nhiều ảnh đẹp quá
reaper911
TÍCH CỰC
4 năm
Không hiểu sao dạo này cũng mê ảnh BW. Instagram mình lúc trước chụp phải chỉnh hậu kỳ rất nhiều, giờ chuyển sang bW thì mình có thể dành ít thời gian cho hậu kỳ mà có thể tập trung nhiều hơn cho phần nội dung ảnh. 😃
Ảnh đen trắng luôn mang lại cảm xúc

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019