Vệ tinh thăm dò MRO của NASA phát hiện dấu tích cơn đại hồng thuỷ trên sao Hoả

bk9sw
10/3/2013 5:46Phản hồi: 87
Vệ tinh thăm dò MRO của NASA phát hiện dấu tích cơn đại hồng thuỷ trên sao Hoả
NASA_MRO.jpg

Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) - vệ tinh thăm dò cùng đồng hành với tàu tự hành Curiosity trên sao Hỏa đã vừa gởi về Trái Đất những hình ảnh quét 3D của một hệ thống kênh khổng lồ dưới lòng đất và qua đây, các nhà nghiên cứu đã có được cái nhìn cặn kẽ hơn về hoạt động thủy học xảy ra trên hành tinh này.

Các hình ảnh quét 3 chiều cho thấy một hệ thống kênh đã được tạo ra trong suốt quá trình hoành hành của một cơn đại hồng thủy xảy ra trong khoảng 500 triệu năm trước. Đây là giai đoạn lạnh và khô trong lịch sử hình thành hành tinh đỏ. Dữ liệu mới về các kênh ngầm sẽ giúp các nhà khoa học xác định liệu lũ lụt có đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi về khí hậu trên sao Hỏa hay không.

Hệ thống kênh Marte Vallis dài 1000 km được tìm thấy dọc theo đường xích đạo của sao Hỏa, tại một khu vực đồng bằng có tên gọi Elysium Planitia. Đây là khu vực núi lửa trẻ nhất trên sao Hỏa với phần lớn lịch sử địa chất, bao gồm nguồn gốc của các kênh rạch, được ẩn bên dưới các tàn tích núi lửa.

Hinh_3D.jpg

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Shallow Radar (SHARAD) trên MRO để khảo sát các kênh ngầm và từ đó xây dựng một mô hình 3D dựa trên các dữ liệu có được từ vệ tinh. Những gì họ tìm thấy là một hệ thống tương tự với một số hệ thống kênh cổ đại trên sao Hỏa, bao gồm lòng chảo Chryse - nơi được cho là được hình thành bởi một thể tích nước rất lớn.

Hình ảnh quét 3D cũng gợi ý rằng các kênh Marte Vallis được định hình trong 2 giai đoạn, các kênh nhỏ hơn được nước bào mòn xuất hiện trước khi các kênh sâu hơn và rộng hơn hình thành. Theo các nhà nghiên cứu thì nước đã lắng đọng trong các bể chứa dưới lòng đất và sai đó được giải phóng bởi hoạt động kiến tạo địa chất hoặc núi lửa.

Theo tính toán, quy mô của trận lũ lụt có thể so sánh với cơn đại hồng thủy hình thành nên đặc tính xói mòn địa chất Channeled Scablands tại bang Washington, vùng Tây Bắc nước Mỹ. Gareth Morgan - một nhà địa chất đến từ Trung tâm nghiên cứu các hành tinh và Trái Đất thuộc Viện bảo tàng hàng không vũ trụ quốc gia tại Washington cho biết: "Những phát hiện của chúng tôi đã cho thấy quy mô của sự xói mòn hình thành nên các kênh ngầm mà trước đây chưa từng được xác định, độ sâu của các kênh ít nhất là gấp đôi so với con số ước lượng từng đưa ra."

Theo: Gizmag
87 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

vậy giờ nước nó trôi đi đâu hết rùi nhỉ :eek:
nambeo6789
ĐẠI BÀNG
11 năm
@windblew nuoc sao hoa xuong dat he rui ne
@William đen đui đủi
@windblew vì thủng tầng ozone mà các phân tử khí trong tầng khí quyển thất thoát dần ra không gian còn gì :D
@windblew hình như lõi của sao hỏa không còn hoạt động nên mất đi từ trường, vì thế mà không thể bảo vệ bề mặt khỏi các bức xạ và gió mặt trời
hongducwb
TÍCH CỰC
11 năm
Chắc chắn sẽ sống đc ở trên này thôi
mrdat_k1
TÍCH CỰC
11 năm
Mĩ liên tục có nhiều hoạt động nghiên cứu trên sao hỏa nhỉ. Có khi lại âm thầm xây dựng căn cứ cải tạo sao hỏa thành trái đất thứ 2 cũng nên :rolleyes:
http://thienvanbachkhoa.org/news/tin-tuc/ufo/3641-sao-hoa-se-duoc-tut-tat-de-tro-thanh-hanh-tinh-song.html


Sent from my GT-I9100G using Tinhte.vn
Zzz!!
ĐẠI BÀNG
11 năm
chuẩn bị mua đất sao hỏa thôi.hehe
@Zzz!! Nasa chính chủ đấy.. mua bao nhiu hỏi mấy ông ấy xem
longthantp1
ĐẠI BÀNG
11 năm
Thực ra nước không phải mất đi do ko có tầng ozone, cũng không phải bị bay hơi, vì bay hơi thì sẽ vẫn ở lại sao hỏa. Nước trên sao hỏa đã bị rút vào lòng đất sâu. Không hiểu vì lý do nào đó mà lượng nước ấy vẫn chưa trào lên lại. Ở trái đất cũng có rất nhiều lượng nước sâu trong lòng đất (Không kể biển, hồ, sông), và có 1 lần trào lên đó là khi truyền thuyết gọi là cơn Đại Hồng Thủy. Nhưng nước lại rút vào bên trong. Theo thống kê thì khi tích tất cả nước trên trái đất lại, nó chỉ bằng 1 quả cầu nhỏ, có đường kính như tiểu bang C.A. thôi, thực tế thì nước trên trái đất nhiều hơn lượng nước chúng ta đang biết rất nhiều.
manhbvht
ĐẠI BÀNG
11 năm
@longthantp1 hay quá 😁
@longthantp1 có chăng người sao Hỏa chui vào lòng đất sống ko nhỉ
ko những có nc giờ có cả đại hồng thủy
aiantam
ĐẠI BÀNG
11 năm
mình nghĩ tương lai con người sẽ lên đây sống nhi?
anh em tinh tế chém gió mạnh vào rồi còn đem gió đó góp lại thành bão để đem lên sao hỏa cho có gió có mưa thế là sống dc hehe
Và đây cũng sẽ là kết luận trong quá khứ hành tinh đỏ đã từng có sự sống

Sent from my GT-N7100 using Tinhte.vn
neonrain
ĐẠI BÀNG
11 năm
Hùi trước mình có đọc ở trong cuốn "Tìm hiểu Hệ Mặt Trời" có nói là nếu dùng 1 tấm kính cực lớn phản chiếu ánh sáng mặt trời vào Sao Hỏa thì sẽ cung cấp đủ nhiệt độ cho nước bốc hơi + vi khuẩn sinh sôi => tạo ra Oxi... bla...bla, còn nhìu cái mà quên hết r, r còn có ng ta đi vệ sinh trong không gian thì không được bỏ mà phải được tận dụng lại (dùng vi sinh gì gì đó để ăn lại :eek:).
@neonrain Vậy tuè giờ ko phải lam ui!
hienld
TÍCH CỰC
11 năm
Bác nào hiểu về chính trị thì mới chém. Chém ẩu mang tiếng lắm.
Mong các nhà bác học tìm hố giun để lên sao Hỏa cho dễ!😃 Nhưng giả sử con người có thể lên đó thì phân chia theo kiểu gì? Ở Trái Đất có Liên Hợp Quốc mà còn có tranh chấp biên giới,lên trên đó ko bít giải quyết bằng luật gì ? chắc luật rừng nhỉ😁
@truong nhut huy chia diện tích theo đầu người :p
Theo kiểu này chắc nước Mỹ xí chỗ trước rồi,haiz.
@truong nhut huy Qua Mỹ sống có khi được đi sao hỏa định cư...

Được gởi từ Nokia 1100 android 4.2 jelly...
Người ta là tầng lớp hiểu biết đi trước cả vài ngàn năm, xin lỗi chứ các bác được anh Mỹ làm bạn là cả hạnh phúc một dân tộc. giờ thì còn khuya. đừng có sống với những chiến tích viển vông chỉ mang lại đau thương thôi. hãy nhìn vào thực tế
@williamtruongvtv bạn tốt thì ok chứ lại như cái anh tung của,chỉ chực đâm sau lưng...haiza...
vấn đề bây giờ là chờ gặp người sao Hỏa.
nghe hơi ảo ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019