Vi khuẩn có thể sống trên bề mặt xà phòng và truyền bệnh cho con người hay không?

P.W
5/5/2019 11:14Phản hồi: 64
Vi khuẩn có thể sống trên bề mặt xà phòng và truyền bệnh cho con người hay không?
Đối với câu hỏi đầu tiên trên title bài, câu trả lời là có. Vi khuẩn hoàn toàn có thể sống trên bề mặt của những bánh xà phòng, đặc biệt là khi anh em để bánh xà phòng trong nhà tắm ở điều kiện ẩm ướt. Khi tiếp xúc với nước, xà phòng từ thể rắn sẽ tạo ra một lớp xà phòng nhầy và đó chính là môi trường sống thoải mái cho những loại vi khuẩn. Chúng thậm chí còn có thể sinh sôi như bình thường vì có nước.

Tinhte_Xaphong2.jpg

Nhưng đối với câu hỏi thứ 2 thì không, vi khuẩn sống trên bề mặt xà phòng sẽ không truyền bệnh sang con người, nếu như anh em rửa tay đúng cách.

Có lẽ, cuộc nghiên cứu nổi tiếng nhất về vấn đề vi khuẩn trên bề mặt xà phòng được thực hiện vào năm 1965. Khi ấy những nhà khoa học đã cố tình để bàn tay của họ dính những loại vi khuẩn nguy hiểm, cỡ 5 tỷ con vi khuẩn Staph hay E. coli. Sau đó những nhà khoa học rửa tay bằng xà phòng, rồi để một người thứ 2, tay sạch không có những mầm bệnh nguy hiểm rửa tay bằng chính bánh xà phòng đó. Họ phát hiện ra rằng, người thứ 2 hoàn toàn không bị truyền những mầm bệnh đó lên tay, dù trước đó xà phòng cũng lưu giữ lại không ít vi khuẩn nguy hiểm.

Tinhte_Xaphong1.jpg


Các nhà khoa học đi đến kết luận, “vi khuẩn có thể tồn tại trên bánh xà phòng, nhưng chúng hoàn toàn không gây nguy hiểm cho sức khỏe.”

Đến năm 1988, một hãng xà phòng thuê các nhà khoa học nghiên cứu vấn đề tương tự và kết quả cũng y hệt. Họ cố tình cấy vi khuẩn lên bề mặt xà phòng rửa tay thông thường, và cho 16 người tham gia thí nghiệm rửa tay bằng bánh xà phòng đó. Sau khi rửa tay xong, các nhà khoa học phát hiện ra không có ai có lượng vi khuẩn và mầm bệnh cao bất thường trên bàn tay họ cả.

Tinhte_Xaphong3.jpg

Về cơ bản, bánh xà phòng rửa tay thông thường anh em hay dùng không có nhiều khả năng tiêu diệt vi khuẩn như anh em tưởng tượng. Mà thay vào đó, những bánh xà phòng có tác dụng tạo ra một lớp màng bao bọc quanh vi khuẩn, đánh bật vi khuẩn khỏi da người khi chúng ta rửa trôi chúng bằng nước sạch. Chỉ có những bánh xà phòng diệt khuẩn mới làm được công dụng như quảng cáo anh em xem hàng ngày mà thôi.

Như vậy là, để rửa tay sạch sẽ nhất có thể, cách làm đúng không chỉ là rửa tay sạch sẽ, cả kẽ ngón tay lẫn kẽ móng tay với xà phòng, mà trước đó anh em cũng nên rửa sạch cả hai mặt của bánh xà phòng trước bằng nước sạch để rửa trôi hết lượng vi khuẩn tồn tại trên bề mặt của nó trước, rồi mới chà lên tay để rửa. Sau khoảng thời gian từ 20 đến 30 giây rửa tay bằng xà phòng, cả vi khuẩn trên bề mặt bánh xà phòng lẫn trên tay chúng ta đều sẽ dễ dàng bị rửa trôi. Một cách có ích nữa là hãy để bánh xà phòng ở những nơi thoáng mát, không bị nước bắn vào, nhờ đó bánh xà phòng sẽ khó trở thành môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn hơn nhiều.

Theo NYTimes
64 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay nhỉ giờ mới biết thế mà “lai boi” qc như đúng rồi ấy.
@Nam Air E đọc rất kỹ rồi bác ợ. Nhưng e chưa biết e nói sại ở đoạn nào.
Eti
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Kelvin1992 Tiếp thêm câu hỏi của bác. Em cũng có vài câu:
1. Vi khuẩn có loại gây bệnh và có loại không, bài viết đề cập đến loại nào?
2. Liệu diệt khuẩn (hay đánh bay) 100 % có ý nghĩa thực tế không? Rửa hết loại tốt thì sao?
Nksduy
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Kelvin1992 À cái này hồi học hoá thì thầy mình có nói là xà phòng bản thân nó không có diệt khuẩn. Đặc tính của xà phòng là rửa trôi. Tức là nó không hề giết chết con vi khuẩn đó mà chỉ là tách nó ra khỏi tay và trôi đi thôi. Còn xà phòng diệt khuẩn là họ thêm chất khác vào. Chất đó mới là chất diệt khuẩn. Là nó phá vỡ cấu trúc gì đó và giết con vi khuẩn thực sự. Nôm na là vậy. Hiểu biết của mình chỉ đến vậy thôi. Với lại mắt tôi không kém nên không cần in đậm làm gì nhìn nó buồn cười 😆)
Klaus
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Eti Đa số tất cả các loại xà phòng đều rửa trôi đi cả 2 loại, có lợi lẫn có hại. Trong tất cả các xà phòng diệt khuẩn hiện nay không bao giờ nhà sản xuất ghi là 100% vì nó không thực tế. Chính xác là vì khuẩn virut đều có thể tiến hoá và hoà nhập rất nhanh vào môi trường. VD như virút cảm có thể tiến hoá để con người dù có chích ngừa cảm hàng năm vẫn bị tấn công dễ dàng. Nên con số 99.99% luôn được sử dụng.
degiadaosi
TÍCH CỰC
5 năm
Bài viết rất có ích.
Ps: lại nhớ đến 1 lần có câu hỏi: bánh xà phòng rơi vào cục phân thì cục phân được làm sạch hay xà phòng bị nhiễm bẩn 😁 chắc là cả 2
@degiadaosi Chắc là bánh xà phòng bị làm bẩn. Vì 100% ai cũng sẽ vứt bánh xà phòng ấy đi.
@degiadaosi Bánh xà phòng không bị nhiễm bẩn mà bề mặt cứt bám vào bánh xà phòng sẽ được diệt khuẩn (diệt khuẩn chứ không làm bay mùi, nó vẫn thúi). Nhưng phần cứt bề mặt ngoài thì vẫn thúi và dơ như thường vì chất diệt khuẩn không có tác nhân để lây lan (là nước rửa).
BenGlo
CAO CẤP
5 năm
@Wolfrain Chỉ có những bánh xà phòng diệt khuẩn mới làm được công dụng như quảng cáo anh em xem hàng ngày mà thôi.
thay vì dùng bánh xà phòng thì chuyển sang dùng sữa rửa tay đi, vi khuẩn không chui vào trong chai mà ở được đâu :p
Ngoknc
CAO CẤP
5 năm
@meodihia_cool Thế rửa tay bằng xà phòng với nước có vi khuẩn gây bệnh thì hết đc vi khuẩn ko??
@Ngọc NC cái đó người ta gọi là nhiễm chéo. cơ bản là nhiễm lại vi khuẩn sau khi rửa trôi hết xà phòng.
Ngoknc
CAO CẤP
5 năm
@Gabriel le Thế thì muốn sạch vi khuẩn khi rửa tay thì cả xà phòng và nước rửa quan trọng như nhau
@Ngọc NC Đúng rồi, cuối cùng là cái khăn để lau khô. Thường mấy chỗ công cộng người ta dùng vòi tự động để tránh nhiễm chéo trên đồ vặn nước đó.
cao1004
TÍCH CỰC
5 năm
Giờ hay dùng loại bình xịt, dùng bánh cứ thấy dơ dơ sao á, hết tay ng này qua tay ng khác
Éo tin bài viết này, teo vẫn tin vào lòng tin của teo hơn, vì nó giúp teo thấy yên tâm sống thoải mái, miễn ko hại. Thôi đi rửa tay bằng xà bông cái đã
nhưng mà xà phòng gì mới được chứ? giờ nhiều loại xà phỏng chỉ có hương liệu & sút ăn da chứ làm gì có tác dụng diệt khuẩn
@gauto988 xút ăn cả da thì sao ko diệt nổi vi khuẩn bạn 😁
yanaro
TÍCH CỰC
5 năm
@gauto988 Vi khuẩn bám trên da, xà phòng đánh bay cả da => diệt hết vi khuẩn. Chất lượng như quảng cáo rồi còn gì nữa.
Xà phòng thì ko diệt khuẩn. Chỉ có các phụ gia cho thêm vào may ra có thể. Nhớ hoá lớp 11 có câu trắc nghiệm này
@If you dont mind các phụ gia khác quá độc hại làm vi khuẩn không thể khỏe mạnh và bị ốm, rồi chết đi đó bác ơi
Bây giờ làm gì còn ai xài xà phòng có hoạt chất diệt khuẩn nữa, xà phòng/sữa tắm thời nay chỉ làm trôi đi chứ ko hề giết vi khuẩn, ngay cả chất làm trôi cũng đổi từ SLS thành decyl glucoside hoặc các nguồn tự nhiên. Các loại thuốc trị vết thương hở cũng giảm tính diệt khuẩn, thay vì dùng cồn 70%, oxy già thì xài povidone như betadine. Nước súc miệng cũng thế, chlorhexadine hoặc cồn bị thay thế bởi CPC và F giống kem đánh răng.
@nguyenminh56547 Để giảm tình trạng kháng thuốc hả?
caoanh666
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nguyenminh56547 oxy già, cồn 70, hay Povidone không phổ biến và tiện lợi được như xà phòng
@hallobamboo Chính xác, hoạt chất kháng khuẩn chỉ dùng cho mục đích điều trị như vết thương hở thôi.
Hai nốt
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nguyenminh56547 xp diệt khuẩn còn bị cấm ở Mỹ cơ. Để tránh vi khuẩn nó kháng chất diệt khuẩn.
Giờ toàn dùng cái rửa nước.
Dung dịch sát khuẩn tay dùng trong bệnh viện khi cấy khuẩn vẫn ra dương tính bình thường huống hồ là xà bông cục 😆)
@Lynch Pencil có hông? dzay trước giờ mình cứ tưởng nó đảm bảo chứ.
có bài nghiên cứu về bác nói hông?
@Lynch Pencil Dùng cái nc rửa nhanh đó. Tay dính như dính nhớt...l 😁 Kinh mà vẫn phải dùng
@bestofstrongman Trên pubmed đầy mà bác. Bởi vậy nó mới có cái khuyến cáo về thời hạn sử dụng sau unseal với lại không được refill hoặc chiết
mình thích dùng xà bông dạng chất lỏng với vòi nhấn ra hơn, cầm cục xà bông (nhất là ở chỗ lạ) thấy ớn ớn.
@Nam Air Dettol có loại bình tự động chạy pin ko cần nhấn, đưa tay vô tự động xịt ra như toilet ks 5 sao. Xiaomi cũng có.
@Nam Air ko làm phụ đề GOT à pa =)
@Nam Air Xà bông dạng gel, nước cũng không thoát khỏi số phận đó đâu bro 😆)
Dùng xăng/ dầu hôi là ok.
Vậy xà phòng "bình thường" và xà phòng diệt khuẩn khác nhau điểm nào?
Sindymin
ĐẠI BÀNG
5 năm
nó có ghi 1 chi tiết rất quan trọng là bạn hãy giữ xà phòng luôn khô là vi khuẩn khó phát triển
ôi bài viết này khá thú vị, cảm ơn tác giả nhiều nhiều, lại thêm một kiến thức bổ ích mới
Loại cồn rửa tay trong bệnh viện hay dùng có diệt khuẩn không nhỉ?
@shinichi_11_11 có nhé 😆, bác sĩ họ vẫn dùng mà
thế mà cứ tưởng
tinhcoabc
ĐẠI BÀNG
5 năm
sau nghiên cứu và khuyến nghị trên, tốc độ bào mòn bánh xà phòng tăng cao, tiêu thụ sản phẩm tăng, các hãng xà phòng cười phớ lớ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019