Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Vi phạm bản quyền âm nhạc, câu chuyện không hồi kết

abuchino
13/2/2020 11:56Phản hồi: 39
Vi phạm bản quyền âm nhạc, câu chuyện không hồi kết
Việc vi phạm bản quyền âm nhạc là một vấn đề nhức nhối và khiến các nhà sản xuất âm nhạc đau đầu mỗi năm thất thoát hàng tỷ USD. Vào những năm 2000, nền công nghiệp âm nhạc bị suy giảm đến mức thoái trào đến hơn 53% từ 14.6 tỷ USD xuống còn 7 tỷ USD. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của các dịch vụ stream nhạc mà vấn nạn vi phạm bản quyền âm nhạc đã suy giảm đi đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều vần đề khác cần phải nói đến trong thời đại âm nhạc kỹ thuật số.

0cfc94693fbeea57006e353403637481.jpg

Vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc tồn tại kể từ khi âm nhạc được bắt đầu được thương mại hóa. Vào thời điểm sơ khái các bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc băng cassette được thu lậu và sau này là những chiếc đĩa CD được sao chép lậu.
Khoan bàn tới vấn về về chất lượng âm thanh của các băng đĩa lậu, tuy nhiên mức giá của các băng đĩa này rẻ hơn rất nhiều so với băng đĩa gốc. Vào những năm 2000 khi máy tính và internet bắt đầu phát triển, giúp việc chia sẻ và download nhạc lậu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Một sự việc tràn lan và với nhiều người là hết sức bình thường.

Và nguyên nhân chính khiến cho nhiều người dù biết là đang vi phạm bản quyền âm nhạc nhưng vẫn thực hiện là vì lý do kinh tế. Tuy nhiên việc vi phảm bản quyền âm nhạc gây thiệt hại kinh tế chỉ đến các nhà sản xuất, mà cũng đã ‘giết chết’ rất nhiều nghệ sỹ.
Ngày nay, mặc dù các nhà sản xuất âm nhạc cũng như người dùng đã có ý thức hơn về các vấn đề bản quyền. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều những vấn đề còn tồn tại cần phải được giải quyết.


Rutracker.jpeg

1/ Download nhạc nguồn gốc không rõ ràng

Điểm đầu tiên và vẫn là phổ biến nhất đó là việc download và chia sẻ nhạc từ những nguồn website không chính thống. Vẫn có khá nhiều người dùng vẫn kéo nhạc từ torrent, download từ các diễn đàn chia sẻ nhạc. Khá nhiều người dùng không muốn trả tiền cho các file nhạc cao cấp vì thế họ tìm đến nhiều nguồn khác nhau để download các file nhạc Lossless, Hi-Res Audio

Tuy nhiên khi download trên các trang không chính thống hay torrent, các bạn không thể đảm bảo được file download về có phải là file chất lượng cao hay không (có thể là file lossy được upsample lên). Cũng như khi download các file trôi nổi cũng rất có khả năng bị dính virus hay malware, các vấn đề rủi ro bảo mật rất nhiều.

cd lậu.jpg

2/ Mua băng đĩa lậu:

Việc mua băng đĩa lậu gần như không còn ở những nước phát triển, tuy nhiên với những quốc gia còn đang phát triển như nước ta thì vẫn còn khá nhiều. Mặc dù đã ít hơn khá nhiều so với trước đây vì nhu cầu sử dụng và số lượng các đầu CD, DVD đang giảm đi rất nhiều. Còn đối với các dàn thiết bị âm thanh hình ảnh cao cấp thì việc mua đĩa xịn là điều cần thiết và hoàn toàn dễ hiểu.
Băng đĩa lậu ngoài việc chất lượng nhạc không thể bằng được so với đĩa gốc cũng có thể gây ảnh hưởng đến độ bền của mắt đọc. Một số đầu CD High-End sẽ không đọc các đĩa ‘dởm’, đĩa sao chép.

4426930_cover_tinhte_apple_music_spotify.jpg

3/ Vi phạm khi sử dụng dịch vụ stream nhạc trực tuyến:

Hiện nay đang có hai kiểu vi phạm bản quyền phổ biến khi sử dụng dịch vụ stream nhạc trực tuyến:
  • Sử dụng mua bán các tài khoản hack (thông thường là tài khoảng hack credit card) với mức giá rẻ hơn rất nhiều.
  • Sử dụng các công cụ tool để hack cái tài khoản dùng thử freetrial. Sử dụng tài khoản miễn phí nhưng vẫn chặn quảng cáo, hay kéo dài auto cài đặt tài khoản miễn phí.
Cả hai trường hợp trên người dùng đều vi phạm điều khoản vi phạm dịch vụ và hoàn toàn có thể bị mất tài khoản bất kỳ lúc nào, chưa kể các đến khả năng bị lộ thông tin cá nhân và bảo mật các tài khoản khác. Chính điều này mà nhiều dịch vụ dành những ‘đặc quyền’ ưu ái cho thị trường Việt Nam như Netflix vừa không cho phép dùng thử 30 ngày miễn phí, Spotify không giới thiệu gói Family ở Việt Nam và Youtube Music vẫn chưa về Việt Nam dù nhiều nước Đông Nam Á khác đã có…

Quảng cáo


US-MusicRevenues-1.png

4/ Tổng kết:

Hiện nay nền công nghiệp âm nhạc đang phát triển dựa trên nền tảng các dịch vụ stream nhạc trực tuyến với số lượng người sử dụng lên đến khoảng 1 tỷ người. Nhưng vì có quá nhiều sự lựa chọn các dịch vụ stream nhạc đang cạnh tranh với nhau đã khiến nhiều người dùng phân vân không biết lựa chọn nào phù hợp với, chính việc này cũng dẫn đến vấn đề nhiều người lại quay trở lại nghe nhạc lậu 😁
39 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Dần dần kinh tế đi lên, vấn nạn này sẽ được giảm xuống, nhưng mình nghĩ sẽ không hết được đâu! Rất nhiều người vẫn muốn xài hàng free - trong đó có mình!
@thaonhu1503 Nếu chỉ 1 cái thì nói làm gì, biết bao thứ chứ đâu phải mỗi nghe nhạc bạn êy!
@tautenlatop Hàng free ko đồng nghĩa là hàng ảnh hưởng xã hội.

Sportify có free, Nhaccuatui có free, Youtube có free
Phú1991
TÍCH CỰC
4 năm
@nguyenvanduy7493k45pda khi nào hết win lậu hãy tính nha
TaThiTan
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Phú1991 Win bản quyền trường ĐH xài tới giờ
MacOS thì theo macbook rồi không bàn tới :v
Bài này lấy cảm hứng từ phim Lật Mặt cũng rần rần vụ bản quyền âm nhạc mấy bữa nay chăng.
OptimusL
ĐẠI BÀNG
4 năm
@#JK Lật Mặt liên quan đến ăn cắp, chứ đâu liên quan đến dùng lậu đâu bạn
Mua nhạc 5k 1 bài. Thuê nhạc 60k 1 tháng 😆) nhưng nhạc hay
Trong bài có nói đến chuyện ngành công nghiệp thoái trào từ 14 xuống 7 tỷ, tuy nhiên điều này không khẳng định chuyện mọi người xài lậu nhiều hơn, mà nó còn cho thấy ngành công nghiệp giải trí dịch chuyển, như mình xưa mạng chậm mới nghe nhạc, giờ nhanh rồi mình dành thời gian chơi game, lên youtube, coi phim, đọc kindle, có nhiều thứ giải trí thay thế nhạc.

Mình nghĩ nó là mô hình kinh doanh thôi, giống mình vô tinh tế đọc "chùa", anh phải duy trì một lượng người dùng lậu thì anh mới có "tiếng" được, nếu chỉ phục vụ những người chịu trả tiền, chưa chắc âm nhạc đã thịnh hành như ngày nay. Chưa kể mọi người thường nói chuyện doanh thu từ âm nhạc, nhưng những người nổi tiếng sẽ có doanh thu từ nhiều nguồn khác nữa chẳng hạn hợp tác quảng cáo. Sẽ có những nghệ sĩ hay ca sĩ không đủ ăn là thật, ngược lại nhiều người sẽ rất giàu, có chơi có chịu, ngành nghề nào cũng vậy
chatnever
TÍCH CỰC
4 năm
Sau khi xài đủ thể loại stream, từ Spotify, Apple, Deezer, Tidal... tới Zing, NCT... Thì em nhận thấy Spotify phù hợp nhất ở thời điểm này (tại Việt Nam). Giá không quá đắt, kho nhạc phong phú, gợi ý nhạc phải nói quá đỉnh. Quan trọng nhất là do đã được "bản địa hóa" nên nhạc Việt rất nhiều, được xắp xếp, phân loại chuẩn chỉ luôn. Có vẻ là họ đã thuê luôn cả dàn nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà báo các thứ về để tư vấn văn hóa âm nhạc VN vậy.
Mỗi tháng 59k Apple Music, tìm là thấy mở là có, nhạc chất lượng lời đầy đủ, đi đâu thấy bài nào hay mở Shazam dò là có ngay trong playlist thấy quá hài lòng.
phim còn chưa hết đc
robberviet
TÍCH CỰC
4 năm
Khi nào mua nhạc không phải nghĩ thì mới hết lậu. Còn không thì vẫn lậu thôi.
Mà thế cũng tức là không bao giờ hết 😆
Zootube làm cái này khá tốt, mà ít nghe nhạc nên toàn xài spotify free với zing mp3. Có cái lạ là sao nghe nhạc trên youtube mà qua spotify nó đề cử như trên youtube ( và ngược lại ).
giangcj
TÍCH CỰC
4 năm
Khi mà nhà nước pháp quyền vẫn chỉ là nói hơn là làm thì hi vọng gì được
từ khi mở công ty, đi làm có tiền thì mình thích dịch vụ trả phí hơn, hồi sinh viên cứ thích xài chùa.Riêng nghe nhạc vẫn mở youtube
kurt80
TÍCH CỰC
4 năm
Nghe nhạc bằng Spotify gần như tìm là có. Trong khi cần tìm bài nào đó để tải miễn phí thì quá mất thời gian. Thời gian đó mình đã làm được tiền bằng tiền thuê bao tháng. Do vậy thuê bao rẻ hơn so với việc lục lọi internet để tải miễn phí.
Bài toán khó có lời giải hoặc không ai muốn giải!
Theo nghiên cứu mới nhất thì số liệu thống kê cho thấy ở việt nam tỉ lệ vi phạm bản quyền là cao nhất thế giới ,tiếp sau đàn anh vi phạm là Trung quốc. Đó là tiêu biểu cho sự coi thường luật bản quyền mà Mỹ đã đề ra với các tổ chức .
ntlam
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cách mạng công nghệ giúp người dùng và người sản xuất tiến gần hơn với nhau bằng một cái giá hợp lý. Tôi sử dụng Spotify và Netflix cả năm nay và thấy rất ổn. Bảo bỏ ra cả trăm nghìn mua đĩa xịn nghe được chục bài rồi vứt xó rất lãng phí, nhưng trăm nghìn đó tôi nghe thoải mái kho nhạc với chất lượng đạt yêu cầu thì nó lại xứng đáng!
Eldimio
CAO CẤP
4 năm
Nhắc đến vụ bản quyền lại thấy bực, nhiều khi quay clip ngoài trời, tiếng nhạc ở đâu vẳng vào nó cũng bảo vi phạm rồi mute tiếng của mình. Mấy bố làm bản quyền cũng nên có mức sàn chất lượng tệ quá thì thôi bỏ qua, hoặc phân biệt được nhạc vọng vào với nhạc nền chứ.
Chỉ có tù và án tù mới giải quyết được. Ở nước ngoài còn khó huống chi VN mình. Trận chiến cửa các luật sư 2 bên ai giỏi thì win Hehehrrh
Như thánh cover Hương Ly gì đó hay cover lại bài hit lượt view nhiều hơn bản gốc ca sĩ, bị ca sĩ lên tiếng phản đối
Như Hương Ly chỉ cover và up video, ko đi hát biểu diễn thì có bị gọi là vi phạm bản quyền ko?
@chuthoong610 Vi phạm.
Bất cứ hình thức sd nào phát sinh tiền đều là vi phạm.
Chẳng hạn bạn mua 1 cd hẵn hoi của hãng đĩa.
Nhưng lại sở hữu quán cf và mở nhạc đó ở quán -> vi phạm.
Nếu có thỏa thuận với nghệ sĩ về share lợi nhuận bán cf thì ok.
Tất nhiên, việc ko kiện ko khẳng định sự ko vi phạm. Là ngta thấy ko bõ công ( nhưng nếu quán doanh thu 100 tỷ mỗi tháng xem. Kkk)

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019