Bây giờ có một phép thử, anh em hãy lấy một tờ tiền USD hoặc một tờ Bảng Anh, hay một tờ Baht Thái Lan, bỏ vô máy scan để chuyển qua máy in màu, hoặc đơn giản hơn là đặt tờ tiền lên máy photo màu và ấn nút. Kết quả sẽ khiến anh em bất ngờ khi thiết bị hiểu đó là tờ tiền, và không cho phép in hoặc photo màu. Nếu là máy photocopy màu, thông báo sẽ hiện ngay trên màn hình của máy. Còn nếu là máy scan màu, thiết bị vẫn cho anh em scan ra thành tệp hình số, nhưng vừa không thể in, vừa không thể mở bằng một số phần mềm như Photoshop.
Hoặc đơn giản hơn, anh em có thể lên internet tìm kiếm hình cỡ lớn của một tờ 100 USD, ví dụ như tấm này, lưu về máy tính rồi mở bằng Photoshop.
Còn nếu in đen trắng thì đơn giản, thích in bao nhiêu cũng được, không có cơ chế nào ngăn chặn anh em hết.
Trên một tờ tiền giấy, có vô vàn những cơ chế, bao gồm chi tiết, pattern hay hình ẩn để chống lợi dụng làm tiền giả. Công thức giấy in và mực in, rồi chi tiết trên tờ tiền, hay bản thân những dải bảo an như trên tờ 20 USD là một ví dụ. Thậm chí có nhiều kỹ thuật chống làm tiền giả là tuyệt mật, không biết tên, không biết cả cơ chế hoạt động cũng như công thức chất hóa học để tạo ra những chi tiết ấy trên tờ tiền.
Đôi khi có một chi tiết được phát hiện một cách bất ngờ và vô tình. Cơ chế chống scan, photo và in màu một số tờ tiền giấy của vài quốc gia chính là một trong số đó.
Hoặc đơn giản hơn, anh em có thể lên internet tìm kiếm hình cỡ lớn của một tờ 100 USD, ví dụ như tấm này, lưu về máy tính rồi mở bằng Photoshop.
Còn nếu in đen trắng thì đơn giản, thích in bao nhiêu cũng được, không có cơ chế nào ngăn chặn anh em hết.
Trên một tờ tiền giấy, có vô vàn những cơ chế, bao gồm chi tiết, pattern hay hình ẩn để chống lợi dụng làm tiền giả. Công thức giấy in và mực in, rồi chi tiết trên tờ tiền, hay bản thân những dải bảo an như trên tờ 20 USD là một ví dụ. Thậm chí có nhiều kỹ thuật chống làm tiền giả là tuyệt mật, không biết tên, không biết cả cơ chế hoạt động cũng như công thức chất hóa học để tạo ra những chi tiết ấy trên tờ tiền.
Đôi khi có một chi tiết được phát hiện một cách bất ngờ và vô tình. Cơ chế chống scan, photo và in màu một số tờ tiền giấy của vài quốc gia chính là một trong số đó.
EURion Constellation
Đầu năm 2002, chuyên gia bảo mật Markus Kuhn, khi ấy đang học lên tiến sĩ ngành khoa học máy tính, thử nghiệm chiếc máy photocopy màu của Xerox khi làm việc ở đại học Cambridge. Cỗ máy từ chối copy và in bức hình màu của tờ tiền 10 Euro và một tờ 20 Bảng Anh. Trái lại, tờ giấy in ra là một cảnh báo viết bằng vài thứ tiếng. Cảnh báo này đại ý là máy photo đã nhận diện được tài liệu là tiền giấy, rồi cho biết copy tiền giấy là phạm pháp.

Điều này khiến Kuhn cũng các đồng sự của anh bất ngờ. Trước thời điểm ấy, không ai thử photocopy màu một tờ tiền cả. Vì thế Kuhn cùng cộng sự bắt đầu nghiên cứu các chi tiết trên tờ tiền của Anh Quốc và đồng Euro, rồi phát hiện ra một dải những họa tiết hình tròn xếp thành pattern cố định.
Thời điểm năm 2002, Markus Kuhn phát hiện ra pattern giúp thiết bị công nghệ nhận diện tiền giấy, tức là nó đã được ứng dụng từ nhiều năm về trước. Anh đặt cho pattern này cái tên EURion Constellation vì hai lý do, thứ nhất là anh phát hiện nó lần đầu nhờ tờ Euro, và thứ hai, pattern những dấu tròn xếp lại nhìn giống chòm sao Lạp Hộ (Orion).
Đến ba năm sau, chi tiết về EURion Constellation mới được hé lộ, khi ngân hàng dự trữ Ấn Độ công bố tài liệu, trong đó có cụm từ khóa “Omron anti-photocopying feature”. Đảo ngược lại năm 1995, đã có một bằng sáng chế của Omron Corporation, tập đoàn điện tử Nhật Bản, mô tả pattern nhận diện tiền giấy, cũng như thuật toán để máy scan, phần mềm cũng như máy photocopy màu có thể nhận ra tờ tiền. Điều này có nghĩa là, những tờ tiền được thiết kế và lưu thông trong khoảng năm 1996 và 1997 trở về sau đã ứng dụng EURion Constellation, hay Omron Rings.

Lấy ví dụ: Tờ 1000 Franc Bỉ ra mắt năm 1997, tờ 500 và 1000 Schilling của Áo năm 1997, tờ 100 Franc Pháp năm 1997. Sau này, giữa thập niên 2000, rất nhiều quốc gia khác cũng ứng dụng Omron Rings để bảo vệ tờ tiền giấy, chống sao chép và in ấn màu, ví dụ trong khu vực Đông Nam Á có Thái Lan, Singapore, Myanmar hay Indonesia. Tiền Việt Nam không ứng dụng Omron Rings.
Quảng cáo
Cách ứng dụng Omron Rings cũng khác biệt ở nhiều quốc gia.
Lấy ví dụ tờ 100 USD mới, những chùm vòng tròn tạo ra pattern nhận diện được giấu trong những con số 100 xung quanh huy hiệu của Cục dự trữ liên bang. Anh em thấy số 100 dàn không đều, là có lý do cả:

Tờ 20 Bảng Anh thì giấu pattern vòng tròn ở vị trí những nốt nhạc:

Vậy tại sao lại có Omron Rings, hay EURion Constellation? Ngay từ thời điểm công nghệ photocopy màu và scan màu trở nên phổ biến, các ngân hàng trung ương các nước đã bắt đầu lo ngại về việc lợi dụng khả năng của công nghệ để làm tiền giả. Đương nhiên bọn tội phạm làm tiền giả dùng khuôn đúc chứ không dùng máy in, giấy in tiền cũng khác giấy photocopy. Bản thân mình cũng chưa nghĩ ra chuyện đi lừa đảo bằng tiền in bằng máy in màu hoặc máy photocopy màu. Mình mới chỉ nghĩ ra đúng một chuyện là photocopy màu mấy tờ tiền giấy để làm đạo cụ đóng phim chẳng hạn.
Quảng cáo
Nhưng khá chắc chắn là hễ có lỗ hổng và sơ hở, sẽ có kẻ tìm cách để trục lợi. Thế là Omron Rings ra đời năm 1996 và nhanh chóng được ứng dụng.

Anh em có thể không tin, nhưng Omron Rings chỉ là một trong số rất nhiều giải pháp ngăn chặn sao chép tiền giấy thông qua công nghệ kỹ thuật số. Anh em còn nhớ tấm hình Photoshop ngăn chặn mình mở file ảnh tờ tiền 100 USD ở đầu bài không? Đó hoàn toàn không phải vì Photoshop nhận diện được Omron Rings, mà vì nó nhận diện được một cái watermark khác trên tờ tiền.
Digimarc CDS - Counterfeit Deterrence System
Watermark này là gì, ở đâu trên tờ tiền, hình thù thế nào thì không một ai biết chính xác. Chỉ biết một điều chắc chắn là nó được Digimarc phát triển, và được Central Bank Counterfeit Deterrence Group, một nhóm bao gồm 32 ngân hàng trung ương của các nước ứng dụng. Trong số những tờ tiền giấy sử dụng watermark CDS có đồng USD, Euro, Ringgit Indonesia, Franc Thụy Sỹ, Yên Nhật, đô la Singapore, đô la Úc…
Nói cách khác, rất nhiều đồng tiền giấy của các quốc gia ứng dụng cả CDS lẫn Omron Rings để ngăn chặn tuyệt đối việc sao chép tiền giấy bằng những công cụ kỹ thuật số.

CDS, giống hệt như Omron Rings, cũng được phát hiện ra một cách tình cờ. Steven Murdoch, học trò của chính tiến sĩ Markus Kuhn một ngày nọ phát hiện ra Photoshop không cho phép mở hình của tờ tiền. Sau đó, các chuyên gia bảo mật tìm thấy bằng sáng chế của Digimarc.
Adobe xác nhận phần mềm của họ ứng dụng công nghệ CDS để ngăn chặn người dùng mở, chỉnh và in hình nếu nó phát hiện ra tấm hình đó mô tả tờ tiền giấy. Hệ quả là chúng ta có thông báo như thế này khi thử mở một file hình chụp tờ 100 USD:

Còn tiền Việt Nam, vì không có nhận diện CDS nên mở bằng Photoshop như bình thường:

Như đã nói, CDS khó nhận diện hơn rất nhiều so với Omron Rings, và chỉ có những cá nhân làm việc trong ngân hàng trung ương, các thành viên của Central Bank Counterfeit Deterrence Group mới hiểu chính xác những chi tiết nào trên tờ tiền cho phép phần mềm chỉnh ảnh phát hiện ra tờ tiền giấy. Đến cả Adobe cũng không biết CDS hoạt động chính xác ra sao. Chỉ biết một điều, đó là Photoshop hay Paint Shop Pro từ năm 2003 đã không còn cho phép mở và in ấn file hình mô tả tờ tiền giấy. Đây có lẽ là thời điểm CDS bắt đầu được ứng dụng.
Kevin Connor, cựu giám đốc quản lý sản phẩm tại Adobe có lần thừa nhận rằng, Adobe đã làm việc với các ngân hàng trung ương trong nhiều năm qua. Central Bank Counterfeit Deterrence Group gửi phần mềm và thuật toán để Adobe ứng dụng trong tờ tiền, nhưng dữ liệu nằm trong hộp đen, không cho đảo ngược mã để hiểu cách hoạt động của CDS.
Phiên bản đầu tiên của CDS hoạt động không như kỳ vọng, nhưng trong suốt 10 năm qua, Central Bank Counterfeit Deterrence Group đã hoàn thiện thuật toán, và code của CDS phiên bản hiện tại hoạt động ổn trong việc ngăn chặn mọi người chụp, sao lưu, chỉnh sửa và in ấn màu những tờ tiền của một số quốc gia.