IFA 2024

IFA 2024


Vì sao anh em nên chơi nhạc không dây qua wifi, các giao thức chơi nhạc không dây phổ biến hiện nay

abuchino
4/8/2020 13:15Phản hồi: 83
Vì sao anh em nên chơi nhạc không dây qua wifi, các giao thức chơi nhạc không dây phổ biến hiện nay
`Có nhiều dạng truyền âm thanh không dây và đa số mọi người cũng chỉ biết đến Bluetooth. Tuy nhiên chất lượng truyền tải âm thanh khi sử dụng Bluetooth thường khá kém và không bằng so với cắm dây. Nhưng với WiFi thì vấn đề chất lượng âm thanh cũng được giải quyết cũng như khả năng kết nối ổn định rất nhiều. Dưới đây mình sẽ tổng hợp về một số dạng phát nhạc không dây thông qua WiFi để các bạn dễ tham khảo

Tinhte_upnp_dlna_p2.png

1/ UPnP/DLNA
Đây có lẽ là dạng phát nhạc không dây thông dụng nhất sử dụng trong các dàn âm thanh HiFi hiện nay. Để miêu tả một cách đơn giản thì đây là một phương thức truyền tải 3 điểm có thể chất lượng Hi-Res 24bit/192kHz hay DSD hoàn toàn lossless tương tự như các bạn sử dụng các USB DAC qua USB nhưng kết nối không dây. Và thậm chí so với USB còn giảm bớt được khá nhiều nhiễu xung từ nguồn phát.
DLNA không chỉ đơn giản là truyền nhạc mà còn truyền hình ảnh và video, các bạn có thể tìm thấy DLNA hay UPnP trên đa số các thiết bị có khả năng stream nhạc qua mạng. Cơ cấu của UPnP/DLNA

Tinhte_upnp_dlna_p1.png

Media Server <-> Remote (control point) <-> Media Renderer
Nơi chứa nhạc <-> Điều khiển <-> Thiết bị giải mã
Nếu trong cùng hệ thống mạng thì các bạn chỉ cần Server có cổng mạng và sử dụng phần mềm hỗ trợ giao thức UPnP và một thiết bị giải mã có hỗ trợ UPnP/DLNA là có thể sử dụng đơn giản. Một điểm control point có thể quản lý được cùng lúc nhiều server và renderer. Điểm cộng khác UPnP/DLNA là phương thức miễn phí có bạn có thể sử dụng những phần mềm miễn phí để sử dụng

Tinhte_roon_raat.jpg

2/ Roon RAAT:
Đây là một phương thức cũng có nhiều nét tương đồng với UPnP/DLNA. Bởi vì thực tế Roon RAAT được xây dựng trên nền tảng truyền dẫn OpenHome (Linn) có rất nhiều điểm tương đồng với UPnP chỉ khác một vài điểm điều khiển ở Control Point và Renderer.
Roon RAAT là phương thức độc quyền của phần mềm Roon hiện đang sử dụng nhiều trong giới high-end Audiophile với khả năng tiện lợi phần mềm quản lý Roon và quản lý nhiều thiết bị thông minh. Tuy nhiên Roon RAAT là giao thức của riêng Roon và người dùng nếu muốn sử dụng phải mua phần mềm Roon cùng một thiết bị renderer có hỗ trợ Roon RAAT (Roon Ready)

20180926133114_Ross-IGGY-FrontWeb.jpg

3/ AOIP (Audio over IP)

Đây là một phương thức truyền tải âm thanh được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị Pro-Audio với tập trung chủ yếu vào khả năng truyền tải âm thanh chất lượng cao với độ trễ thấp và truyền được nhiều kênh âm thanh cùng lúc. Hiện tại AOIP vẫn được sử dụng tên gọi khác là AES 67 với nhiều phương thức của các hãng khác nhau như RedNet (Focusrite), Dante (Audinate), Ravenna (Merging)...

airplay-2.jpg

Quảng cáo


4/ AirPlay/ AirPlay 2

Đây là một phương thức truyền tải độc quyền của Apple với AirPlay 2 các bạn có thêm khả năng phát multi-room quản lý được nhiều thiết bị. Tuy nhiên giới hạn của AirPlay 2 đó là khả năng stream nhạc chỉ giới hạn được ở 16bit/44.1 KHz thua nhiều so với những phương thức ở trên (nhưng vẫn hơn Bluetooth nhé). Để sử dụng tiêu chuẩn này các bạn chỉ cần sử dung các thiết bị iPhone, iPad và Mac với những thiết bị renderer có ghi là hỗ trợ AirPlay là được

002_what-is-spotify-connect-and-how-to-use-it-4570995-5c0436b9c9e77c0001a30f3d.jpg


5/ Spotify Connect
Spotify Connect cũng là một phương thức truyền tải không dây độc quyền của Spotify với người dùng Spotify Premium. Một điểm thú vị của Spotify Connect đó là thiết bị renderer như loa không dây, streamer sẽ giải mã nhạc trực tiếp từ server của Spotify chứ không phải thông qua điện thoại, điện thoại chỉ điều khiển việc chọn ca khúc, playlist gửi yêu cầu đến renderer. Điều này giúp các bạn có thể thoải mái thực hiện các thao tác khác trên thiết bị điện thoại hay máy tính mà không cần lo lắng đến âm thanh khác làm ảnh hưởng đến nhạc. Chất lượng nhạc khi sử dụng Spotify Connect cũng cao hơn nhiều so với Bluetooth và điều khiển rất đơn giản

Tinhte_Chromecast_p1.jpg

6/ Chromecast

Hơn hai đối thủ khác đó là Apple AirPlay 2 và Spotify Connect, Google Chromecast có thể stream nhạc lên đến chất lượng lên đến 24 bit/96kHz và tương thích với nhiều phần mềm hỗ trợ DLNA. Tên gọi Chromecast đến từ cụm Dongle có thể truyền hình ảnh, video, website và âm thanh không dây đến TV của bạn. Và cũng tương tự như Spotify Connect các nội dung phát của bạn không phải đến từ điện thoại mà đến từ trực tiếp trên mạng vì thế nên chất lượng và băng thông tốt hơn. Đồng thời Chromecast cũng có khả năng quản lý nhiều thiết bị, multi-room tốt hơn AirPlay 2. Để sử dụng các bạn chỉ cần tìm các sản phẩm có dòng chữ Chromecast Built-in cùng với các phần mềm có hỗ trợ Chromecast.

Quảng cáo



tinhte_play-fi.jpg

7/ Play-Fi
Một phương thức truyền tải được DTS xây dựng nhằm mục đích điều khiển multi-room và phát nhạc chất lượng cao. Ngoài chuyện truyền tải chất lượng cao các bạn cũng có thể setup âm thanh surround hoàn toàn không dây. Một vấn đề với DTS Play-Fi đó là số lượng sản phẩm hỗ trợ vẫn tương đối thấp hơn so với các tiêu chuẩn khác cùng với một số vấn đề về độ trễ latency.

tinhte_sonos.jpg

8/ Các kết nối Multi-room như Sonos, Denon HEOS
Các kết nối đa số đều sử dụng trên nền tảng UPnP sau đó viết lại để phù hợp với mục đích tiện lợi hơn cho người dùng cùng với khả năng ghép các nhóm loa với nhau, quản lý đơn giản hơn những phương thức truyền thống. Tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý có nhiều loa multi-room cũng sử dụng các phương thức có sẵn như Chrome-cast hay AirPlay 2.

Wifi-vs-Ethernet-47bd96bad8dc4715a36075831c3726c4.jpg


8/ Các phương thức trên có thể truyền tải qua không dây tuy nhiên nhiều người vẫn cắm dây
Lý do khá đơn giản là vì băng thông và độ nhiễu. Đầu tiên đối với việc truyền tải không dây hay có dây thì gói dữ liệu vẫn giống nhau chỉ khác nhau ở độ trễ với băng thông. Ngoài ra ở các thiết bị High-end việc sử dụng WiFi là một điều mà nhiều người quan ngại khi có một thiết bị thu phát sóng WiFi trực tiếp trong các thiết bị giải mã tạo nên xung nhiễu cho sóng tín hiệu RFI nên rất nhiều người vẫn sử dụng cắm dây LAN
83 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Phiết CN
TÍCH CỰC
4 năm
mình thì chơi cũng đơn giản thôi dùng 1 router riêng cho phòng nghe nhạc cấp nguồn liner, dùng 1 ổ NAS cắm vào router đó cũng cấp nguồn liner riêng,dùng 1 mini pc fanless cài win 10 LTSC cài foobar và spotify cho 2 pm khởi động cùng win để sau dùng điện thoại điều khiển mà không cần màn hình. mini pc thì nối vào router qua 1 switch 8 cổng cấp nguồn liner riêng để cách ly.như vậy vừa nghe offline qua ổ NAS hoặc nghe online bằng spotify mà chỉ cần điều khiển qua điện thoại.
Phiết CN
TÍCH CỰC
4 năm
@loveyoumuch_39 mới chỉ phần transport thôi mà, còn 1 đống đằng sau nữa mà, biến áp cách ly,lọc nguồn,nối tiếp địa xả mát...dây tín hiệu USB cho DAC, tín hiệu RCA, dây loa...rồi đến amply ,loa...
Phiết CN
TÍCH CỰC
4 năm
@loveyoumuch_39 nhiều lúc đi thẳng nó không khoái bằng đi lượn lờ....
Phiết CN
TÍCH CỰC
4 năm
@vn_soft Mỗi lần nghe nhạc mình chỉ cần bật 1 công tắc trên cái biến áp cách ly là nó cấp nguồn cho toàn bộ thiết bị còn router và nas mình mở 24/24 vì còn lưu ảnh trên đt qua nó nữa,sau đó ngồi 1 chỗ dùng đt đk toàn bộ thôi.
Hệ thống mạng của mình thì cũng đơn giản thôi từ modem nhà mạng mình tắt wifi đi,kéo 1 lan cho router chuyên nghe nhạc đặt 1 ip riêng ,kéo 1 lan khác cho bộ wifi mesth 5 cục dùng cho cả nhà.
vn_soft
CAO CẤP
4 năm
@vanphiet Do b nói là hệ thống nghe nhạc dùng router riêng nên mình mới hỏi rõ
Cái airplay 2 vẫn chỉ giới hạn chất lượng 44.1khz/16 bit thì có khác gì bluetooth đâu
Em chơi cắm USB luôn
Mình toàn sài blutooth do tai trâu, nghe ổn là được😃
@Võ Thành Quân Ngoài tai trâu ra thì còn nhiều yếu tố ảnh hưởng. Nếu bạn có cái loa giá rẻ, nghe nhạc từ Youtube thì giao thức chất lượng cao cũng vô nghĩa.
Thực tế Bluetooth quá tiện lợi, nhiều thiết bị hỗ trợ. Mình mua con loa DLNA mà chỉ phát được nhạc offline bằng phần mềm riêng. Nghe online qua web, Zing mp3, Youtube là tịt luôn.
@NguyenXuanBang Xịn phải xịn từ đầu tới cuối mới phát huy hết được, xịn từng chỗ thì k ăn thua
18K
CAO CẤP
4 năm
Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ.
vancuongxd
TÍCH CỰC
4 năm
Tiện của airplay 2 là chơi nhạc từ đt bất kỳ lúc nào mà ko cần kết nối bluetooth hay phải bật nguồn loa
@vancuongxd Airplay 2 cũng hỗ trợ multiroom khá ngon
Ghét cái là vẫn chỉ tối đa 44.1khz/16 bit
doremon234
TÍCH CỰC
4 năm
@vancuongxd Chơi được cả từ iTunes trên Win luôn
@abuchino Cho mình hỏi. Nhà mình có 1 cái Laptop + cặp loa + Ampli. Vậy mình phải kết nối bằng cách nào để đảm bảo chất lượng âm thanh phát qua loa
@Anonymox Nói lộn nói lại nè
Chromecast_Audio.jpg
Anonymox
TÍCH CỰC
4 năm
@huutai_pasion đây là Chromecast Audio, ko phải Google Home Audio nhé. Mà có con nào tương tự con này mà có Coxial/Optical Out ko nhỉ?
@Anonymox Đầu tư hẳn HEOS link hs2 đi cụ
Anonymox
TÍCH CỰC
4 năm
@huutai_pasion Kinh quá, mà hơi thừa. Thôi chờ dư $ đầu tư hẳn Denon AVR X2400 luôn thể 😔
Hiện tại chỉ cắm dây tai nghe 😆 mốt mua loa để thử airplay sau =))₫
@Ngothien123 em cũng chỉ dùng loại có dây. có loa thì chơi Bluetooth 😁
@quangthegtvtk49 Nói thẳng ra chưa có tiền mua loa đó =))) chứ tai nghe thì ko khoái lắm vì dù sao nghe nó ko tự nhiên bằng loa dc
Khi nghe nhạc qua wifi bằng google mini thì ôi má ơi nó tiện dã man, hơn mấy cái kết nối bluetooth cùi mía mặc dù loa bluetooth có chất lượng cao hơn rất nhiều. Bài viết của mod thì chuyên về chất lượng thứ mà chỉ một số anh em có sở hữu các thiết bị cao cấp hẳn mới thực sự quan tâm.
@Hạt mè bé xíu em cũng chơi với spotify qua google mini. công nhận tiện dụng, ngày trước còn hỗ trợ tiếng Việt thì còn nhiều trò nữa,
incondesign
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nhà có sẵn Chromecast Built-in, cứ thế mà cast từ điện thoại sang TV. Trên TV để passthrough audio, truyền theo cáp quang xuống receiver xử lý. Ngon bổ rẻ là đây.
kieulien
ĐẠI BÀNG
4 năm
@incondesign Kiếm cái thẻ nhớ lớn 250 G chép nhạc chất lượng cao vô nữa là đủ.
duytungspkt
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bình dân & tiện lợi nên bằng lòng với bluetooth
Thank you. Đã xài Spotify và vừa mới huỷ premium sau 2 năm xài
Bài viết hay, thanks
mua apple music, kết nối bluetooth nghe đã vang phòng phá xóm rồi
hi hi
đởn giản là nghe thôi
qua2007
TÍCH CỰC
4 năm
tiện
Một trong những ưu điểm của việc truyền nhạc qua wifi mà tôi thích là: ta có thể vừa truyền nhạc vô loa, vừa xem clip giải trí khác trên youtube, chuyện mà ta không bao giờ làm được nếu truyền bằng bluetooth
baotk95
ĐẠI BÀNG
4 năm
rườm rà
bingto
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nghĩ thì mình cũng thích chơi nhạc , nhưng nghĩ lại thì kinh phí hạn hẹp nên ko dám đầu tư
@bingto Gì mà kinh phí hạn hẹp bạn? Chỉ cần bỏ ra 3tr là có dàn âm thanh có kết nối wifi rồi
bingto
ĐẠI BÀNG
4 năm
@anhtuan1066 3tr thì cũng không nhiều lắm , nhưng nó cũng gần 2 tháng tiền nhà cả mình đó, nên cũng lăn tăng nhiều thứ !

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019