Vì sao Apple chịu trả Sony 700 USD để mua màn hình cho Vision Pro?
Theo bảng hóa đơn mua sắm linh kiện đầu vào mà @Tech_Reve vừa chia sẻ, 2 trong 3 cái màn hình OLED của Vision Pro có giá lên tới 700 USD. Apple nổi tiếng tối ưu lợi nhuận cực tốt để giữ chi phí sản xuất ở mức chấp nhận được, vậy tại sao với Vision Pro, họ lại chấp nhận trả cho Sony 700 USD để mua màn hình rồi phải bán kính với giá 3,500 USD cực kì đắt đỏ?
1. Đây là màn hình OLED, không phải LCD như nhiều sản phẩm VR/AR khác. Màn hình này thuộc loại OLED hiển vi (microdisplay OLED) vì kích thước siêu nhỏ. Ứng dụng phổ biến nhất là EVF trên camera và Sony đang dẫn đầu phân khúc ngách này, ngay cả camera Canon, Nikon cũng mua. Ngoài ra, 1 số kính VR/AR của Nreal, Xiaomi cũng dùng.
2. Được chế tạo trên đế silicon wafer nên gọi là OLED-on-Silicon (OLEDoS). Phần đế do TSMC sản xuất còn phần panel OLED tí hon là Sony, sử dụng công nghệ White OLED kết hợp bộ lọc màu RGB. Vision Pro sử dụng màn hình custom theo yêu cầu Apple nên các hãng khác đều không thể mua.
3. Theo Tiến sĩ Guillaume Chansin, Giám đốc Nghiên cứu Màn hình tại DSCC, kính sở hữu 23 triệu điểm ảnh tương đương khoảng 3,400 ppi, mật độ điểm ảnh này cao hơn nhiều các TV hay monitor PC 8K hiện nay đều dưới 300 ppi.
4. Mỗi bên mắt sẽ có đường chéo 1.41 inch, độ phân giải khoảng 3,800 x 3,000 pixel tương đương 11,4 triệu điểm ảnh. Đó là lí do vì sao Apple nói “mỗi bên mắt sở hữu nhiều điểm ảnh hơn cả 1 TV 4K”. Vì TV 4K chỉ có ~8.3 triệu điểm ảnh mà thôi.
5. Tần số quét 90/96Hz và đỉnh sáng 5,000 nit không quá ấn tượng nếu đứng riêng lẻ. Chúng ta có cả đống các màn hình 120Hz hay 144Hz. Đỉnh sáng 5,000 nit thì chính Sony cũng đang bán 1 số mẫu OLED hiển vi đạt được rồi.
Cái khiến cho Vision Pro khác biệt với phần còn lại nằm ở 23 triệu điểm ảnh. Có nghĩa, đây là 1 giây chạy 90 khung hình mà mỗi cái lại mang thông tin của 23 triệu điểm ảnh, không phải 1 giây chạy 120 hay 144 khung hình chỉ chứa thông tin 2 triệu hay 8.3 triệu điểm ảnh. Băng thông ngốn ~74 Gbps, đủ để chạy 240 cái khung hình có 8.3 triệu điểm ảnh mỗi giây còn dư xíu.
Và đây cũng là thắp sáng 23 triệu điểm ảnh tới 5,000 nit. Còn các màn hình OLED hiển vi sáng 5,000 nit mà Sony đang bán chỉ có độ phân giải 1,920 x 1,080 pixel hoặc 1,920 x 1,200 pixel mỗi bên mắt mà thôi, loanh quanh khoảng 1/5 lượng điểm ảnh của Vision Pro. Nhưng lưu ý 5,000 nit này còn bị suy hao do hệ thống quang học cũng như thuật toán điều khiển.
Lượng thông tin xử lý của Vision Pro khủng khiếp hơn bất kì cái màn hình 4K@144Hz nào. Còn đỉnh sáng 5,000 nit thì thôi, số pixel quá chênh lệch. Nghĩ đến mấy con chip của Apple phải gồng gánh xử lý mà thấy thương! Không biết có bị sọc màn hình hay burn-in vì quá tải không nhỉ? =)))))
Chiều cao màn hình không khả dụng cho nội dung này. Vui lòng xoay dọc màn hình thiết bị.
Theo bảng hóa đơn mua sắm linh kiện đầu vào mà @Tech_Reve vừa chia sẻ, 2 trong 3 cái màn hình OLED của Vision Pro có giá lên tới 700 USD. Apple nổi tiếng tối ưu lợi nhuận cực tốt để giữ chi phí sản xuất ở mức chấp nhận được, vậy tại sao với Vision Pro, họ lại chấp nhận trả cho Sony 700 USD để mua màn hình rồi phải bán kính với giá 3,500 USD cực kì đắt đỏ?
1. Đây là màn hình OLED, không phải LCD như nhiều sản phẩm VR/AR khác. Màn hình này thuộc loại OLED hiển vi (microdisplay OLED) vì kích thước siêu nhỏ. Ứng dụng phổ biến nhất là EVF trên camera và Sony đang dẫn đầu phân khúc ngách này, ngay cả camera Canon, Nikon cũng mua. Ngoài ra, 1 số kính VR/AR của Nreal, Xiaomi cũng dùng.
2. Được chế tạo trên đế silicon wafer nên gọi là OLED-on-Silicon (OLEDoS). Phần đế do TSMC sản xuất còn phần panel OLED tí hon là Sony, sử dụng công nghệ White OLED kết hợp bộ lọc màu RGB. Vision Pro sử dụng màn hình custom theo yêu cầu Apple nên các hãng khác đều không thể mua.
3. Theo Tiến sĩ Guillaume Chansin, Giám đốc Nghiên cứu Màn hình tại DSCC, kính sở hữu 23 triệu điểm ảnh tương đương khoảng 3,400 ppi, mật độ điểm ảnh này cao hơn nhiều các TV hay monitor PC 8K hiện nay đều dưới 300 ppi.
4. Mỗi bên mắt sẽ có đường chéo 1.41 inch, độ phân giải khoảng 3,800 x 3,000 pixel tương đương 11,4 triệu điểm ảnh. Đó là lí do vì sao Apple nói “mỗi bên mắt sở hữu nhiều điểm ảnh hơn cả 1 TV 4K”. Vì TV 4K chỉ có ~8.3 triệu điểm ảnh mà thôi.
5. Tần số quét 90/96Hz và đỉnh sáng 5,000 nit không quá ấn tượng nếu đứng riêng lẻ. Chúng ta có cả đống các màn hình 120Hz hay 144Hz. Đỉnh sáng 5,000 nit thì chính Sony cũng đang bán 1 số mẫu OLED hiển vi đạt được rồi.
Cái khiến cho Vision Pro khác biệt với phần còn lại nằm ở 23 triệu điểm ảnh. Có nghĩa, đây là 1 giây chạy 90 khung hình mà mỗi cái lại mang thông tin của 23 triệu điểm ảnh, không phải 1 giây chạy 120 hay 144 khung hình chỉ chứa thông tin 2 triệu hay 8.3 triệu điểm ảnh. Băng thông ngốn ~74 Gbps, đủ để chạy 240 cái khung hình có 8.3 triệu điểm ảnh mỗi giây còn dư xíu.
Và đây cũng là thắp sáng 23 triệu điểm ảnh tới 5,000 nit. Còn các màn hình OLED hiển vi sáng 5,000 nit mà Sony đang bán chỉ có độ phân giải 1,920 x 1,080 pixel hoặc 1,920 x 1,200 pixel mỗi bên mắt mà thôi, loanh quanh khoảng 1/5 lượng điểm ảnh của Vision Pro. Nhưng lưu ý 5,000 nit này còn bị suy hao do hệ thống quang học cũng như thuật toán điều khiển.
Lượng thông tin xử lý của Vision Pro khủng khiếp hơn bất kì cái màn hình 4K@144Hz nào. Còn đỉnh sáng 5,000 nit thì thôi, số pixel quá chênh lệch. Nghĩ đến mấy con chip của Apple phải gồng gánh xử lý mà thấy thương! Không biết có bị sọc màn hình hay burn-in vì quá tải không nhỉ? =)))))
Bản đầu tiên sản lượng thấp nên chưa tối uư được chi phí nên đắt! Cái được của những hãng làm linh kiện cho Apple là học hỏi được rất nhiều thứ cũng như tinh thần luôn đổi mới ko ngừng đạt đến những đỉnh cao khác ko ngủ quên trên chiến thắng do sự đòi hỏi khắt khe từ Apple!
@Dragao_ct92
Nó có bán 1000$ thì thằng nghèo kiết xác như mày vẫn sủa thôi. May ra nó bán giá 10$ thì mày lúc đó mua đc thì chắc mới hết sủa (mà cũng đ éo biết đc, mua 10$ về lại đòi chất lượng như kính 1000$, xong lại sủa kiểu khác ấy chứ =))
@ragefighter
Panel siêu cao cấp, đặc thù như cái này thì Sony vẫn tự sản xuất, như cái màn hình tham chiếu cho ngành điện ảnh BVM-X300 cũng vậy. Còn panel Oled cao cấp cho tv thì Sony chỉ mua của LG chứ Ss tuổi gì ?
@Huylyvn
BVM-X300 chỉ là tham chiếu nên giá rất cao và ko sản xuấn bán đâi trà thím ơi. sony đóng cửa mảng oled panel lâu rồi thím. update cái. mấy màn hình điện thoại toàn xài panel của ss.
ah còn panel tv cao cấp sony giờ xài qdoled của ss hết rồi thím. update thông tin đi? tuổi gì mới là thím gà. a95k thím check coi xài panel ss hay lg hả gà?
@ragefighter
Nó đóng dây chuyền sx panel TV thôi chứ màn hình oled tham chiếu (có chất lượng cực kỳ cao) và microoled nó vẫn mở. Ko phải Sony ko có khả năng sx panel OLED mà là sx với giá thành cạnh tranh thì Sony không làm được, cho nên mới phải mua panel của LG. Xem thường Sony trong mảng OLED là điều sai lầm.
@hoatongoc
mấy cái oled tham chiếu đó ngưng dẹp sản xuất từ lâu rồi và giá đắt đỏ toàn lỗ vốn vì sản xuất ít thím ơi. Công nghệ kém nên giá thành mắc cạnh tranh không nổi chứ làm được nó làm rồi. Biết JD ko? liên minh sony làm panel bán cho apple lcd, apple chuyển sang oled cái nhà máy ôm luôn. xem thường sony mảng oled là phải rồi vì toàn phải mua chứ sản xuất ko bằng người ta. cả mấy con oled trong kính ps5 toàn panel của ss đó.
Thông số vẫn là thông số, cứ chờ bán ra rồi mới hãy nâng bi.
Nhìn 2 cái khe thoát nhiệt to đùng ngay trên đầu mà ớn.
Chơi gảme 10 phút chắc nó nónh như lò thiêu 😀
@ragefighter
ủa, k phải sâm fan cũng đê tiện thế sao, coi lại mình chứ, lúc apple làm màn đẹp thì bảo do sâm gia công nên dc thế, khi lỗi trốn biệt đổ tại phần mềm táo gây lỗi, khôn như thế quê a đầy đấy. Mà tôi k cần biết, lỗi là lỗi, thế mà kêu update never lỗi, update bản mới càng ngày càng mượt, vậy cái này chắc tính năng mới rồi, có cái sọc để về cùng đội vs táo bú fame cũng dc mà😃 làm j căng😃
@MoonBreathing
Ủa màn đẹp hay sọc màn thì đều đạt chất lượng cao đc táo kiểm duyệt chả chán chê ấy chứ 😀
Còn về ông update tào lao gây xung đột hư màn r đổ cho Sam? 😀
@MoonBreathing
SDV đang gia công tấm nền Oled cỡ nhỏ cho 96.69% sl pnl trên toàn thế giới.
Gia công đến công đoạn nào thì tùy các hãng yêu cầu, có thể đến Etching soft, có thể viafilling, có thể sau Gold cũng có thể là hoàn chỉnh pnl.
Ko biết gì thì ngậm mồm lại bớt xàm
@heeshun
hà hà. mình nói vui thôi. cơ mà chi phí nghiên cứu nghe thì có vẻ lớn nhưng bạn chia ra ví dụ bán ra 14r đơn vị sản phẩm thì chi phí cho nghiên cứ chỉ 0.5$ cho 1 sản phẩm thôi. bán càng nhiều thì chi phí càng rẻ nên giá thành càng thấp
@Dihluan
Đương nhiên định phí sẽ giảm dần khi đơn vị sp tăng lên nhưng trong định giá sp cái khó nhất là xác định nhu cầu khách hàng, quy mô thị trường và kỳ vọng doanh số của doanh nghiệp với sp đó. Thường sp gen1 như thế này sẽ bị đưa chi phí vào tương đối lớn, ngoài ra kỳ vọng về doanh số ko cao nên giá bán cao là hiển nhiên.
@levixii
Cứ nhìn mấy ông Tàu là biết ngay trend hay bom xịt thôi.
Đảo tăng động là bom xịt đúng nghĩa, đến tàu còn chê😀
Táo đi ngược xu thế màn gập mà đi làm cái kính lặn vô dụng này dự là lại xịt tiếp 😀
Đây là sản phẩm có tính chất thăm dò sự đánh giá chuyên gia và người dùng. Việc dùng vật tư cao cấp để đạt được đánh giá cao nhất. Sau đó các phiên bản sau nếu best seller thì họ lại đi mặc cả với vendors thôi!!!
chém gió quá thím ơi. chưa có máy thuơ g mại mở bên trong chẳng biết oem nào cung cấp mà nghe chém rồi. ngay cả nội dung thấy xài ufs 4.0 thấy tào lao rồi. con m2 của apple có support chuẩn này ah? chuẩn này mới ra đám android vừa mới xài thôi. chém gió kinh