Laptop Acer
Vì sao cây xanh trên phố dễ bật gốc, còn cây trồng trong rừng thì không? (st)

Hàng năm trên cả nước cứ có mưa gió là đâu đó trên phố lại có cây xanh bật gốc đè người. Những người chưa từng sống ở trong môi trường có rừng tức có cây mọc tự nhiên, họ sẽ không hiểu vì sao cây ở phố dễ bật gốc như vậy...

Tôi sinh ở miền bắc , 1 tuổi theo gia đình di cư lên Tây Nguyên... Thời còn nhỏ, xung quanh nhà tôi là rừng cây tự nhiên và Hổ, Gấu, Heo rừng... đêm chúng về sau nhà tôi. Hồi học tiểu học, tôi đã lên rừng cưa cây đốt than bán (than đốt từ cây Sồi và cây Dẻ cho ra than đẹp nhất). Lớn lên thành phố nên tôi hiểu về cây cối, bản chất của việc cây trên phố và cây tự nhiên khác nhau ra sao.

Cây tự nhiên mọc do chim ăn quả nhả hạt xuống gặp mưa gió vùi đất lên rồi nó mọc thành cây. Cái cây cao 50 mét thì rễ cọc cũng đâm sâu xuống đất 50 mét và rễ chùm mọc ra xung quanh 50 mét, rễ của các cây khác nhau quấn lấy nhau cùng giữ gốc cây dướt đất. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất khiến bão giật mạnh cũng khó có thể giật đổ cây như thế. Cây trong rừng có nền móng vô cùng vững chắc là bộ rễ.

Nguyên nhân thứ hai là trong rừng có nhiều cây che chắn cho nhau, sức gió đi qua cây rất nhẹ nên không ảnh hưởng gì tới cây ngoài việc nghiêm trọng nhất chỉ là rụng lá.

Nguyên nhân thứ ba là cây trong rừng không bị con người xâm lấn làm tổn hại bộ rễ...

Còn cây trên phố, người ta gieo trồng trong vườn ươm tới khi nó được vài mét tới vài chục mét sẽ đào lên cắt bỏ rễ cọc (rễ quan trọng để cây đứng vững trước gió bão) rồi cho xe chở tới hạ xuống hố. Một thời gian sau, cây cao 50 mét mà rễ chùm 3-5 mét , không có rễ cọc.

Anh xây nhà cao 50 mét mà không làm móng anh nghĩ nhà anh trụ nổi không? Một cây trên phố đứng lẻ loi không có cây khác che chắn nên sức gió nhẹ cũng thành gió mạnh. Cây trên phố bị con người sống gần đó xâm lấn rễ như đổ bê tông, đào mương gần cây. Vì thế cây trên phố giống như Công tử bột mà chỉ cần cho ra nắng gió là sụp xuống, bật gốc, còn cây tự nhiên như lực sĩ thể hình hay võ sĩ Samurai. Để cây trên phố không lật gốc nữa là không thể bởi không thể đáp ứng mấy điều kiện của cây tự nhiên nói trên. Sống trên phố thấy mưa gió thì tránh xa cây cối ra cho lành.

Nền móng (bộ rễ gồm rễ cọc và rễ chùm) vững chắc, sự che chắn (quần thể cây), sự an toàn không bị con người xâm lấn (đổ bê tông, đào mương đào cống...) là 3 nguyên nhân khiến cây trong rừng khó bị bật gốc dù bão giật cỡ nào. Còn cây trên phố dễ bật gốc khi gió nhẹ vì cây trên phố thiếu cả ba thứ của cây trong rừng có trên.
  1. +3
24
27
bài viết rất chính xác
1
bomduc
VIP
Ông nghe câu 3 cây chụm lại lên hòn núi cao chưa; cây ở trong khu dân cư làm sao mà chụm lại được; nói chung ở khu dân cư thì cây vừa phải là ổn; cây mình trồng tự phát nhiều; cây lâu năm cũng nhiều; mình nay cũng đổ 1 cây đây; mà chưa có to lắm; được 10 năm thôi; bão lần này to thật; 10 năm trụ được mà vẫn bị bật gốc; này trước HN chặt hết cây to trồng cây nhỏ thì các ông cũng tiếc; giờ thấy chặt bớt cây to đi lại hợp lý; trồng cây vừa phải thôi; lấy bóng mát là OK;
2
mời vào rừng khi tâm bão quét qua nhé. Rừng có hàng ngàn, triệu cây, bão quật vài chục, trăm cây nhiều khi chả ai rúng động gì. Thành phố, đô thị, ngã 1 vài cây là la toáng rần rần. Đó là sự khác biệt nhé.
4
patuana76
ĐẠI BÀNG
Phét nó vừa thôi! Cây nào mà có cái rễ cọc sâu bằng với chiều cao thân thế? (50m)
2
HamDzui
CAO CẤP
Trồng cây trồng trong chậu, bọc vải cho rễ phát triển đủ rồi trồng xuống đất
1
Khoa Monster
TÍCH CỰC
Thực ra cây trong rừng vẫn gãy đổ nhiều, nhưng tụi nó dựa vào nhau nên ko đổ rầm xuống như cây trồng ngoài đường phố. Cái nữa là rừng có sự đa dạ về chiều cao và loại rễ giữa các cây, cây rễ chùm sẽ củng cố sự chắc chắn nền đất trên và cây rễ cọc sẽ củng cố nền đất sâu phía dưới. Các lá cây rớt lâu ngày tạo thành mùn kết hợp cây bụi sẽ làm chậm tốc độ nước chảy rất nhiều, hạn chế tối đa hiện tượng xói mòn đất.
1
tuyyanh
ĐẠI BÀNG
Vùng địa lý nào mà sau khi hình thành bão nhiệt đới xong khi tiến vào đất liền gặp rừng đầu tiên ? sau khi bão vào đất liền khí áp thay đổi thế nào đến khi tiến sâu đến...rừng. Dân bắc có câu nhất nghệ tinh,mình "tinh" cái gì nên viết về việc đó, lý luận phải có lý thuyết dựa trên cơ sở khoa học, đúc kết từ thực tế và lịch sử... theo cá nhân tôi thấy nói kiểu như vậy có phần giống người Nghệ An sống ngoài đường lộ ít nói chuyện với đồng bào sống gần núi và rừng hơn ?!?
1
vietthuongtinhte
TÍCH CỰC
Rừng kia, dẫu đổ cả rừng. Giao thông vẫn thế, chả từng tắt nhe!
0
Nghé design
ĐẠI BÀNG
hay là đổ trong rừng ko có ai chụp ảnh nên ko biết nhỉ
0
giờ bác phải đi rình mò lúc nó trồng cây mới ấy, quay phim chụp hình lại vào thời khắc đó thì nó mới hết chối cãi
0
Rất thú vị! Bạn có thể giải thích thêm về lý do tại sao cây xanh trên phố dễ bị bắt gốc hơn so với cây trong rừng không? Mình rất tò mò về những yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt này!
0
namsla
TÍCH CỰC
Fb có bài tương tự nội dung như này ai là nguwoif coppy hay là 1 người vậy
0
Dihluan
ĐẠI BÀNG
cây ở phố phải được tưới tiêu bón phân theo ngày theo tháng nên bộ rễ không cần mọc sâu xuống như tự nhiên
0
Nguyên nhân thì rất nhiều nhưng nguyên nhân chính vẫn là YAGI đợt này quá mạnh . Điều quan trọng ở đây là khắc phục gia cố như nào để hạn chế gãy đổ. Bên cây xanh họ chỉ cần cây sống theo đúng hợp đồng, cây đổ gãy thì họ xử lý dọn dẹp trồng lại hoặc thay thế . Giờ đưa ra các ý kiến thì dễ nhưng kinh phí cũng rất tốn. Nên mọi thứ chỉ là tạm bợ và qua loa. Giả sử để hạn chế đổ thì cần trồng loại cây có bộ rễ mạnh khỏe ăn sâu, phần nền đất trồng cây phải đủ rộng để (làm móng) nó ra rễ tạo chân vững, cây cao và tán rộng bao nhiêu để gió nó quật cũng đảm bảo hạn chế gãy đổ. Quy trình cắt tỉa như nào (có bão có biến thì huy động lực lượng đi cắt trước khi bão đến !! Thà cắt trước tốn công nếu bão chưa ghé còn hơn để nó ghé rồi để lại hậu quả, con người, điện đóm, giao thông ...
0
tgiang1102
TÍCH CỰC
Cũng tuỳ giống cây,như xà cừ-lim thì rễ ăn xuống sâu,tỷ lệ ngã đổ sẽ thấp hơn, cây phượng-me thì rễ bò ngang,lại trồng trong tp bị bê tông hoá,nhựa làm đường ngăn cản bộ rễ phát truyển, ít dinh dưỡng rất hay bệnh,mục,nhiều khi chẳng có bão cũng tự ngã.
0
akitomi
TÍCH CỰC
Vì tiền nha.
0
Ngoknc
CAO CẤP
sao lại có những bài viết kiến thức thấp như thế này, tinhte toàn mõm mà
2
ledung059
ĐẠI BÀNG
Sinh ra lớn lên ở tây nguyên đây, tây nguyên có gió lớn mấy đâu, do núi cản rồi. Nếu lớn là không trồng được cây cao su rồi, có lần bão vào tới, suy yếu nhiều rồi. Nhưng cao su đổ quá nhiều, cả vùng vài hecta đổ ràm rạp
Với sao lại chém rễ cây trong rừng rộng 50m nhỉ, các cây cổ thụ trong rừng cách nhau 2-3m chứ mấy, rễ ăn rộng vậy các cây khác thì sao
1
không chém gió
ĐẠI BÀNG
Giờ viết bài ko cần kiến thức mà chỉ cần chém gió thôi.
1
đang tải ...
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019