Hãy lấy ví dụ so sánh giữa các thương hiệu TV lớn nhất thế giới. Hiện tại những chiếc TV micro LED cao cấp kích thước từ 110 đến 136 inch từ những thương hiệu khác đang có giá dao động từ 150 đến 300 nghìn USD tùy sản phẩm. Còn TCL thì hồi đầu năm nay đã giới thiệu X11H Max, kích thước vượt trội 163 inch, khác biệt với toàn bộ dàn sản phẩm X11 kích thước lớn với công nghệ tấm nền micro LED thay vì mini LED, và bán ở thị trường Trung Quốc với giá chỉ khoảng 110 nghìn USD.
Cả ba sản phẩm đều ứng dụng công nghệ tấm nền micro LED, với những bóng đèn RGB nhỏ xíu cho từng điểm ảnh trên màn hình. Dù xét về tổng thể, chi phí sản xuất ra những chiếc TV micro LED vẫn còn cao hơn so với công nghệ mini LED và OLED, nhưng có lẽ ví dụ trên đây đã mô tả được sự cạnh tranh của TCL với những thương hiệu TV nổi tiếng nhất trên thị trường hiện tại.
Có lẽ tính cạnh tranh về mức giá của những chiếc TV thương mại mà TCL bán ra thị trường so với những đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là ở phân khúc TV kích thước lớn, cụ thể là những chiếc TV khổng lồ kích thước 85, 90, 115 hay thậm chí là 163 inch, đến từ chính quy trình công nghệ thế hệ mới mà đơn vị nghiên cứu phát triển mang tên CSOT của TCL đã tạo ra, từ đó chuẩn hóa quy trình gia công tấm nền, với những tấm kính kích thước lớn được gia công với chi phí cực kỳ kinh tế. Đổi lại, chi phí để sở hữu những chiếc TV cỡ lớn của TCL luôn cạnh tranh hơn rất nhiều so với những thương hiệu khác. Nói cách khác, yếu tố trải nghiệm so với số tiền người tiêu dùng bỏ ra luôn luôn là lý do mọi người nhắc tới cái tên TCL.
Vậy CSOT là gì?
Cả ba sản phẩm đều ứng dụng công nghệ tấm nền micro LED, với những bóng đèn RGB nhỏ xíu cho từng điểm ảnh trên màn hình. Dù xét về tổng thể, chi phí sản xuất ra những chiếc TV micro LED vẫn còn cao hơn so với công nghệ mini LED và OLED, nhưng có lẽ ví dụ trên đây đã mô tả được sự cạnh tranh của TCL với những thương hiệu TV nổi tiếng nhất trên thị trường hiện tại.
Có lẽ tính cạnh tranh về mức giá của những chiếc TV thương mại mà TCL bán ra thị trường so với những đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là ở phân khúc TV kích thước lớn, cụ thể là những chiếc TV khổng lồ kích thước 85, 90, 115 hay thậm chí là 163 inch, đến từ chính quy trình công nghệ thế hệ mới mà đơn vị nghiên cứu phát triển mang tên CSOT của TCL đã tạo ra, từ đó chuẩn hóa quy trình gia công tấm nền, với những tấm kính kích thước lớn được gia công với chi phí cực kỳ kinh tế. Đổi lại, chi phí để sở hữu những chiếc TV cỡ lớn của TCL luôn cạnh tranh hơn rất nhiều so với những thương hiệu khác. Nói cách khác, yếu tố trải nghiệm so với số tiền người tiêu dùng bỏ ra luôn luôn là lý do mọi người nhắc tới cái tên TCL.
Vậy CSOT là gì?
Tháng 11 năm 2009, China Star Optoelectronics Technology được thành lập, tập trung gia công tấm nền LCD phục vụ thị trường. Đến năm 2012, CSOT đã trở thành nhà sản xuất tấm nền hàng đầu, và đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ tấm nền diode phát quang hữu cơ, OLED, và đến năm 2013, 2014 đã xây dựng nhà máy sản xuất tấm nền OLED thương mại ở Vũ Hán, Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, thông qua việc mua lại và đầu tư xây dựng mới, hiện tại đang có trên 37 nghìn nhân viên, cùng 12 nhà máy đặt tại Tô Châu, Vũ Hán, Huệ Châu, Quảng Châu, Thâm Quyến, và ở bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Mỗi nhà máy lại chịu trách nhiệm sản xuất, gia công những loại màn hình phục vụ cho các sản phẩm thương mại khác nhau.
Lấy ví dụ, nhà máy ở Ấn Độ của TCL CSOT có công suất 8 triệu tấm nền màn hình TV kích thước từ 28 đến 55 inch, cùng 30 triệu màn hình 3.5 đến 8 inch dành cho smartphone. Nhà máy M10 ở Tô Châu thì gia công những linh kiện đi kèm cho màn hình cao cấp. Nhà máy T6 ở Vũ Hán là nhà máy gia công tấm nền LTPS đầu tiên ở Trung Quốc, công suất 55 nghìn tấm kính mỗi tháng, T4 thì sản xuất màn hình dẻo cho các thiết bị màn gập. Cao cấp nhất và hiện đại nhất có lẽ là nhà máy T7 ở Thâm Quyến, gia công những tấm nền TV 8K dựa trên quy trình Gen 11 của CSOT.
Xét riêng tới quy trình sản xuất tấm nền phục vụ lắp ráp TV, từ QD Mini LED, cho tới OLED và hiện tại cao cấp nhất là micro LED, CSOT ứng dụng hai quy trình chủ yếu, Gen 8.5 và Gen 11.
Đối với quy trình Gen 8.5, những tấm kính kích thước 2.2x2.5 mét, diện tích 5.5 mét vuông có thể được cắt thành những tấm nền kích thước tối đa 98 inch. Vẫn là tấm kính 5.5 mét vuông ấy, thông qua quy trình Gen 8.5, CSOT có thể tạo ra 6 tấm nền 55 inch, hoặc 18 tấm nền 32 inch.
Còn đối với quy trình Gen 11 mới nhất của TCL, tấm kính với diện tích chính xác là 9.91 mét vuông có thể chia thành hai tấm nền 130 inch nguyên khối.
Với hai công nghệ quy trình gia công tấm nền Gen 8.5, với khả năng tạo ra những chiếc TV kích thước tối đa 98 inch, cùng Gen 11, kích thước tấm nền tối đa 130 inch, hiện tại TCL đã bắt đầu tạo ra những sản phẩm với mức giá cạnh tranh hơn hẳn so với những đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như những chiếc TV OLED 97 inch, hay những chiếc TV mini LED 115 inch. Và thậm chí trong tương lai gần, TCL còn cho biết rằng, với quy trình sản xuất tấm nền Gen 11, họ sẽ tạo ra được những tấm nền kích thước lên tới 148 inch.
Đối với người tiêu dùng như mình và anh em, những cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tiến trình sản xuất như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ được tiếp cận với những mẫu TV kích thước lớn với mức giá rất cạnh tranh. Xét rộng hơn tới cả thị trường, chính quy trình sản xuất Gen 8.5 và Gen 11 được mình mô tả ở trên cũng là lý do TCL hiện tại đang nắm giữ vị trí top 1 về doanh số TV 98 inch toàn cầu, top 2 doanh số TV toàn cầu, và là nhà sản xuất TV QD mini LED lớn nhất thế giới.
Quảng cáo
Và một thông tin nữa, trong giai đoạn kỷ niệm 25 năm toàn cầu hoá và đồng hành cùng Việt Nam, TCL đã trở thành nhà tài trợ cho đội tuyển bắn súng Việt Nam, tham dự Thế Vận Hội 2024 đang được tổ chức tại Paris, Pháp. Theo phía TCL, động thái này là một lời khẳng định chắc chắn những nỗ lực gắn kết cùng Việt Nam, góp phần ủng hộ nền thể thao nước ta, vừa là lời khẳng định những nỗ lực toàn cầu hóa và đồng hành cùng Việt Nam.