Mặt nạ bịt miệng, nút kim loại để ngậm khi ngủ và máy phát xung điện đột ngột. Đây đều là các phương pháp cũ để điều trị một vấn đề đã ám ảnh nhân loại trong hàng thiên niên kỷ, đó chính là NGÁY. Việc ngáy có vẻ vô hại nhưng nó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Vậy nguyên nhân gây ra ngáy là gì? Và khi nào ngáy trở thành vấn đề nguy hiểm?
Tiếng ngáy có thể dao động từ một tiếng thở mạnh đến tiếng của một cái cưa máy, nhưng tất cả các kiểu ngáy đều bắt nguồn từ đường hô hấp được bao bọc bởi các mô mềm. Trong khi ngủ, các cơ xung quanh các mô này giãn ra, gây thu hẹp đường thở. Cùng với nhiều nguyên nhân khác như tắc nghẽn, phẫu thuật, tư thế ngủ,… có thể khiến đường thở thu hẹp hơn. Với đường thở hẹp, trong khi luồng không khí hít vào mạnh làm cho các mô rung lên tạo ra âm thanh là tiếng ngáy.
Hầu hết mọi người đều ngáy tuy tần suất có thể khác nhau. Nhưng ngáy to và thường xuyên là một dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ được gọi là chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Có khoảng 1/4 số người trưởng thành mắc bệnh, nhưng người ta ước tính khoảng 80% những người mắc bệnh không nhận thức họ có bệnh. Điều này rất rắc rối vì có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Ngưng thở khi ngủ thường được gây ra bởi tắc nghẽn đường thở khiến việc thở bị tạm ngừng trong lúc ngủ. Có một loại ngưng thở khi ngủ khác hiếm gặp hơn được gọi là ngưng thở khi ngủ trung ương, xảy ra khi não tạm thời không điều chỉnh hơi thở của cơ thể.
Vì sao chúng ta lại ngáy?
Tiếng ngáy có thể dao động từ một tiếng thở mạnh đến tiếng của một cái cưa máy, nhưng tất cả các kiểu ngáy đều bắt nguồn từ đường hô hấp được bao bọc bởi các mô mềm. Trong khi ngủ, các cơ xung quanh các mô này giãn ra, gây thu hẹp đường thở. Cùng với nhiều nguyên nhân khác như tắc nghẽn, phẫu thuật, tư thế ngủ,… có thể khiến đường thở thu hẹp hơn. Với đường thở hẹp, trong khi luồng không khí hít vào mạnh làm cho các mô rung lên tạo ra âm thanh là tiếng ngáy.
Khi nào ngáy trở thành vấn đề nghiêm trọng?
Hầu hết mọi người đều ngáy tuy tần suất có thể khác nhau. Nhưng ngáy to và thường xuyên là một dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ được gọi là chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Có khoảng 1/4 số người trưởng thành mắc bệnh, nhưng người ta ước tính khoảng 80% những người mắc bệnh không nhận thức họ có bệnh. Điều này rất rắc rối vì có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Ngưng thở khi ngủ thường được gây ra bởi tắc nghẽn đường thở khiến việc thở bị tạm ngừng trong lúc ngủ. Có một loại ngưng thở khi ngủ khác hiếm gặp hơn được gọi là ngưng thở khi ngủ trung ương, xảy ra khi não tạm thời không điều chỉnh hơi thở của cơ thể.
Với chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, bạn có thể bị ngừng thở trong 10 giây hoặc hơn trước khi thức dậy và thường bạn không hề hay biết điều đó. Khi nó xảy ra sẽ tạo ra một tiếng hít hoặc một âm thanh nghẹt thở. Điều này có thể xảy ra 5 lần 1 giờ, nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể xảy ra hơn 30 lần và trở thành vấn đề lớn bởi vì các mô đang nhận được ít oxy hơn. Khi cơ thể nhận được lượng oxy thấp trong thời gian dài sẽ giải phóng hormone căng thẳng. Các mạch máu sẽ co lại để cố gắng đưa máu giàu oxy đến các cơ quan quan trọng, từ đó làm tăng huyết áp và gây áp lực cho tim. Đây là lý do tại sao ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ có liên quan đến tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch khác, cũng như có thể dẫn đến đau đầu, giảm tập trung và mệt mỏi mãn tính.
Vậy điều gì khiến một người có nguy cơ mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ?
Các đặc điểm như lưỡi lớn hơn, cổ dày hơn và hàm nhỏ hơn có thể khiến người ta dễ mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ hơn. Người già có nguy cơ cao hơn, vì khi chúng ta già đi, các mô mềm bị chảy xệ, gây thu hẹp đường thở. Uống rượu trước khi ngủ cũng là nguyên nhân vì có thể làm cổ họng và cơ hàm giãn quá mức. Và một trong những tác nhân chính gây ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là tăng cân vì nhiều mô mỡ quanh cổ có thể làm hẹp đường thở.
Làm sao để ngăn tình trạng này?
Đối với những người có tình trạng nhẹ thì các biện pháp như giảm cân, hạn chế uống rượu trước khi đi ngủ, nằm đầu cao và tránh nằm ngửa khi ngủ là cách hạn chế ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Bài tập miệng và cổ họng cũng được chứng minh làm giảm chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ trong một số trường hợp nhẹ.
Còn đối với những trường hợp nặng, bác sĩ thường điều trị chứng ngưng thở khi ngủ với hình thức không xâm lấn bằng máy CPAP trước, máy có tác dụng giữ cho đường thở mở bằng cách cung cấp một luồng không khí áp lực liên tục. Nhưng nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ xem xét phẫu thuật để nong rộng đường thở.
Nguồn: TED-Ed
Quảng cáo