Nếu không được kiểm soát tốt, đái tháo đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có suy giảm miễn dịch, tổn thương dây thần kinh cảm giác (chi phối cho bàn chân) và tắc mạch máu chi dưới. Ba yếu tố này kết hợp lại, có thể gây loét bàn chân.
1. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, bàn chân của chúng ta sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Khi một vùng của bàn chân bị nhiễm trùng, vùng đó sẽ xảy ra phản ứng viêm, biểu hiện bằng sưng, nóng, đỏ, đau.
2. Bình thường, khi dây thần kinh cảm giác còn hoạt động tốt, cảm giác nóng và đau sẽ được truyền về não để thông báo cho chúng ta biết bàn chân đang bị tổn thương. Tuy nhiên, khi chức năng của dây thần kinh cảm giác suy yếu (do đái tháo đường), những cảm giác này không được truyền về não, và chúng ta không nhận thức được rằng chân của mình đang gặp nguy hiểm. Do đó, chúng ta sẽ không có biện pháp điều trị sớm. Hệ quả là tổn thương bàn chân ngày càng lan rộng.
3. Cuối cùng, các động mạch chi dưới bị xơ vữa và hẹp lại (do đái tháo đường) làm giảm nguồn máu nuôi dưỡng cho bàn chân, làm cho mô bị tổn thương nhận được ít dưỡng chất và các thành phần miễn dịch như bạch cầu, kháng thể hay bổ thể. Hệ quả là quá trình sửa chữa mô tổn thương diễn ra chậm, và tổn thương khó lành trở lại.
Như vậy, tổng hợp của cả 3 biến chứng trên của đái tháo đường sẽ dẫn đến loét bàn chân. Cơ chế dẫn đến biến chứng thần kinh, mạch máu và suy giảm miễn dịch.
1. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, bàn chân của chúng ta sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Khi một vùng của bàn chân bị nhiễm trùng, vùng đó sẽ xảy ra phản ứng viêm, biểu hiện bằng sưng, nóng, đỏ, đau.
2. Bình thường, khi dây thần kinh cảm giác còn hoạt động tốt, cảm giác nóng và đau sẽ được truyền về não để thông báo cho chúng ta biết bàn chân đang bị tổn thương. Tuy nhiên, khi chức năng của dây thần kinh cảm giác suy yếu (do đái tháo đường), những cảm giác này không được truyền về não, và chúng ta không nhận thức được rằng chân của mình đang gặp nguy hiểm. Do đó, chúng ta sẽ không có biện pháp điều trị sớm. Hệ quả là tổn thương bàn chân ngày càng lan rộng.
3. Cuối cùng, các động mạch chi dưới bị xơ vữa và hẹp lại (do đái tháo đường) làm giảm nguồn máu nuôi dưỡng cho bàn chân, làm cho mô bị tổn thương nhận được ít dưỡng chất và các thành phần miễn dịch như bạch cầu, kháng thể hay bổ thể. Hệ quả là quá trình sửa chữa mô tổn thương diễn ra chậm, và tổn thương khó lành trở lại.
Như vậy, tổng hợp của cả 3 biến chứng trên của đái tháo đường sẽ dẫn đến loét bàn chân. Cơ chế dẫn đến biến chứng thần kinh, mạch máu và suy giảm miễn dịch.