Có một quãng thời gian, sau khi Windows 10 ra mắt được ít lâu, Microsoft tung ra thông tin một cách vô cùng đều đặn mô tả tốc độ tăng trưởng của tỷ trọng thị phần hệ điều hành mới, qua đó cho chúng ta thấy mọi người nâng cấp từ Windows 7, 8 và 8.1 lên Windows 10 nhanh tới cỡ nào. Đấy cũng là một cách hoàn hảo để quảng bá hệ điều hành phiên bản mới, lôi kéo người dùng nâng cấp. Nhưng kể từ khi Windows 11 ra mắt, Microsoft lại dừng chiến lược này. Hành động đó vừa khiến chúng ta nghĩ rằng tốc độ nâng cấp từ Windows 10 lên 11 không đủ ấn tượng để Microsoft khoe, vừa khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc theo dõi tốc độ phủ của Windows 11.
Để làm được điều này và so sánh với Windows 10, Ars Technica đã phải tổng hợp thông tin từ Steam Hardware & Software Survey trong vài tháng trời, ngay sau khi Windows 10 ra mắt. Cùng với đó, sử dụng Internet Wayback Machine để tìm lại tốc độ nâng cấp của Win 10 kể từ lúc nó ra mắt vào tháng 7/2015:
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/04/5948460_TInhte_Win1.png)
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/04/5948461_Tinhte_Win2.png)
Dựa trên hai nguồn dữ liệu kể trên, có thể đưa ra kết luận rằng tốc độ nâng cấp lên Windows 11, bỏ lại hệ điều hành cũ chỉ bằng một nửa so với tốc độ “phủ sóng” của Windows 10. Sáu tháng sau khi ra mắt, ước tính có 31% tổng số máy tính cài Steam (và cho phép chia sẻ dữ liệu phần cứng và phần mềm) đã upgrade lên Windows 10. Nói cách khác, vào thời điểm cuối năm 2015, cứ 3 máy tính chơi game bằng Steam thì có 1 máy dùng Win 10. Còn ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ của Windows 10 vẫn đang là 3/4.
Để làm được điều này và so sánh với Windows 10, Ars Technica đã phải tổng hợp thông tin từ Steam Hardware & Software Survey trong vài tháng trời, ngay sau khi Windows 10 ra mắt. Cùng với đó, sử dụng Internet Wayback Machine để tìm lại tốc độ nâng cấp của Win 10 kể từ lúc nó ra mắt vào tháng 7/2015:
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/04/5948460_TInhte_Win1.png)
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/04/5948461_Tinhte_Win2.png)
Dựa trên hai nguồn dữ liệu kể trên, có thể đưa ra kết luận rằng tốc độ nâng cấp lên Windows 11, bỏ lại hệ điều hành cũ chỉ bằng một nửa so với tốc độ “phủ sóng” của Windows 10. Sáu tháng sau khi ra mắt, ước tính có 31% tổng số máy tính cài Steam (và cho phép chia sẻ dữ liệu phần cứng và phần mềm) đã upgrade lên Windows 10. Nói cách khác, vào thời điểm cuối năm 2015, cứ 3 máy tính chơi game bằng Steam thì có 1 máy dùng Win 10. Còn ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ của Windows 10 vẫn đang là 3/4.
Quảng cáo


Bản thân độ phủ có phần thua sút so với phiên bản hệ điều hành ra mắt trước đó của Microsoft có thể giải thích bằng một lý do duy nhất: Yêu cầu phần cứng để chạy Windows 11. Khi nó ra mắt chính thức, Microsoft đã phải hứng chịu khá nhiều phản hồi tiêu cực khi đưa ra yêu cầu phần cứng thiên về mặt bảo mật. Không phải hệ thống máy tính nào cài Steam cũng có module TPM hỗ trợ Secure Boot theo yêu cầu của Win 11, hoặc nếu có thì nhiều hệ thống cũng mặc định tắt đi, phải mò mẫm vào UEFI để bật lên trước khi cài HĐH mới. Với nhiều người, thao tác đó chính là lý do họ còn ở lại với Windows 10. Một số khác vẫn ở lại với Win 10 vì lý do vô cùng đơn giản: Máy tính của họ không nâng cấp được.
Có một cách nhìn khác. Thay vì nghĩ Windows 11 có độ phủ chậm, thì hoàn toàn có thể nghĩ Windows 10 có màn ra mắt quá thành công, những hệ điều hành ra mắt sau này khó lòng có thể bắt chước.
Nói giảm nói tránh thì Windows 8 và 8.1 không được yêu mến cho lắm, và Windows 10 được ra mắt để giải quyết và thay đổi nhiều vấn đề về mặt giao diện, bị người dùng phàn nàn trên bản 8 và 8.1. Cùng với đó, WIndows 10 cũng kích thích người còn đang dùng Windows 7 lên đời vì bản mới có quá nhiều nâng cấp xứng đáng, vốn đã hiện diện từ bản 8 & 8.1 nhưng không ai lên (vì những phiền toái trong giao diện để cập ở trên).
Nhìn những biểu đồ trên đây, anh em có thể thấy nhu cầu nâng cấp HĐH đã khiến Windows 10 có bước nhảy khá lớn trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9/2015. Với sự hiện diện của phiên bản mới, tỷ lệ người dùng Win 8 tụt đến chóng mặt, từ 35 xuống còn 19% chỉ trong vòng 60 ngày. Windows 11 cũng có bước nhảy đáng nể, nhưng thay đổi qua từng tháng không lớn như Windows 10.
Nói cách khác, Windows 10 được ra mắt để thay thế cho một HĐH ít người thích dùng, và một HĐH tuyệt vời nhưng đã tỏ rõ tuổi tác. Ở thời điểm tháng 9/2021, hơn 90% máy tính trên toàn thế giới chạy Windows 10, tỷ lệ mà chính Windows 7 cũng không thể so sánh được. Khác biệt gần như hoàn toàn so với Windows 10, Windows 11 ra mắt để thay thế cho một HĐH được yêu thích, hoặc chí ít là hiếm có ai lên tiếng chê bai phàn nàn. Thêm vào đó, chính chiến lược tung Windows 11 ra thị trường của Microsoft cũng chậm hơn hẳn so với Windows 10. Thay vì làm quyết liệt và nhanh đến chóng mặt, thì họ lại tung ra những bản cập nhật một cách đều đặn, nhằm mục đích giải quyết hết những vấn đề còn sót lại của Win 11 phiên bản thử nghiệm trước đã, rồi đến tận tháng 2 năm nay mới cập nhật một cách rộng rãi cho những người muốn nâng cấp.
Theo ArsTechnica