Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Vì sao Epic Games muốn kháng cáo? Cả họ lẫn Apple đều đã bị xử thua, nhưng Epic thua "đau" hơn

P.W
13/9/2021 13:35Phản hồi: 191
Vì sao Epic Games muốn kháng cáo? Cả họ lẫn Apple đều đã bị xử thua, nhưng Epic thua "đau" hơn
Epic Games vừa đưa ra thông báo rằng họ đã kháng cáo quyết định mà thẩm phán tòa án phía Bắc California vừa đưa ra hôm mùng 10/09 vừa rồi. Lý do cũng đơn giản. Thẩm phán yêu cầu Apple phải cho phép tất cả các ứng dụng phân phối trên App Store được quyền đặt nút và đường link dẫn người dùng đến giải pháp thanh toán của bên thứ 3, không phải dùng giải pháp của App Store (dẫn đến việc không phải trả cho Apple khoản phí chia sẻ doanh thu nữa).

Nhưng đó là tất cả những gì phía Apple phải thực hiện theo bản án vụ kiện mà bà thẩm phán đưa ra. Còn lại, nếu xét đến tất cả những chi tiết có liên quan tới cáo trạng vụ kiện, thì có thể coi Epic Games đã bị xử thua gần như hoàn toàn trên mọi khía cạnh và yêu cầu họ đưa ra khi khởi kiện Apple:

  • Họ bị coi là vi phạm thỏa thuận phân phối ứng dụng trên App Store, và phải trả lại cho Apple đúng 30% phí chia sẻ doanh thu từ khoản tiền có được từ giải pháp thanh toán qua mặt App Store trong Fortnite. Với nút thanh toán “ngoài”, Epic Games thu về được 12.2 triệu USD, và sẽ phải trả cho Apple 3.6 triệu USD.
  • Họ không thể yêu cầu Apple phải cho Fortnite quay trở lại chợ ứng dụng iOS.
  • Quan trọng hơn cả, Apple hoàn toàn không có nghĩa vụ phải cho phép các chợ ứng dụng bên thứ ba tồn tại và vận hành trên iOS.

Tinhte_Appstore1.jpg

Đối với những nhà quan sát trung lập, ấy chính là chúng ta, thì ý kiến của thẩm phán Rogers có rất nhiều điều phải bàn đến. Bà thẩm phán rõ ràng không đánh giá cao nhiều hành vi kinh doanh của cả Epic Games lẫn Apple, và tương tự là cách cả hai phía lập luận để bồi thẩm đoàn đứng về phía họ. Và ở một khía cạnh tổng quát hơn, tại tòa, thẩm phán Rogers đã xem xét kỹ lưỡng mọi phản biện từ cả hai phía để tạo dựng nền móng cho những tố tụng dân sự sau này, xoay quanh nền tảng di động, tình trạng độc quyền ứng dụng, hay thậm chí là cả luật chống độc quyền hiện đại nữa.

Sau phán quyết của thẩm phán Rogers, có thể tạm rút ra vài kết luận sau khi mọi chuyện đã tạm ngã ngũ, chờ vòng xét xử phúc thẩm (nếu có tòa án cấp cao hơn ở Mỹ thụ lý vụ kiện):

1. Vụ kiện liên quan tới giải pháp thanh toán game mobile, không phải về ứng dụng iOS hay cả ngành game nói chung.


Trong phiên xét xử vụ kiện, cả hai phía đều tranh luận xem ứng dụng iOS của trò chơi Fortnite thuộc về thị trường nào. Epic cáo buộc Apple lạm dụng vị thế độc quyền của hệ sinh thái iOS, còn Apple thì cho rằng Fortnite đang tồn tại trong một thị trường game cạnh tranh công bằng. Thẩm phán nói cả hai luận điểm đó đều sai, dù rằng Apple “sai ít hơn." Thay vào đó, câu hỏi đáng ra phải là liệu Apple có đang sở hữu một thị trường độc quyền đến trái luật trong mảng “giao dịch đồ ảo game mobile” hay không.

Tinhte_Appstore4.jpg

Thẩm phán Rogers nhấn mạnh rằng game mobile thường có cộng đồng người dùng khác game PC và console, và chúng hầu hết đều phải phụ thuộc vào mô hình “free to play”, lấy đồ ảo làm nguồn doanh thu, thứ ít quan trọng hơn so với những ứng dụng di động khác, hoặc game PC/console. Epic đưa ra 10 cáo buộc độc quyền đối với Apple, viện dẫn đạo luật chống độc quyền Sherman của liên bang, và đạo luật chống độc quyền Cartwright của bang California. Nhưng gần như tất cả chúng đều bị bác bỏ.

2. Cho đến giờ, Apple vẫn chưa tạo ra thế độc quyền trong ngành game di động.


Khoảng 70% doanh thu Apple có được từ phía chia sẻ doanh thu của các ứng dụng phân phối trên App Store đến từ những trò chơi trên di động, và với quy mô hệ sinh thái, Apple có một lượng quyền lực không nhỏ trong ngành game mobile. Thẩm phán Rogers đi đến kết luận rằng cả Apple và Google đang sở hữu một thị trường game mobile nhị quyền, dù bà cũng xác nhận Nintendo Switch và những dịch vụ stream game đám mây có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Phán quyết của tòa có đoạn, Apple chiếm khoảng 55% tổng doanh thu thị trường đồ ảo game mobile, với “tỷ suất lợi nhuận cực kỳ cao,” một dấu hiệu có thể cho thấy tình trạng độc quyền.

Tinhte_Appstore2.jpg

Nhưng thẩm phán cũng có một câu rất đắt, đó là bất chấp sức mạnh và lợi nhuận đáng kể của Apple, “những yếu tố đó không thể đưa đến kết luận là Apple cạnh tranh không lành mạnh. Thành công không phải là phạm pháp.” Nhưng phán quyết này cũng mở ra những cánh cửa mới cho những vụ điều tra hay vụ kiện chống độc quyền khác trong tương lai:

Quảng cáo


“Bằng chứng cho thấy rõ ràng Apple đang ở gần bờ vực của sức mạnh thị trường đáng kể, nói cách khác là quyền lực độc quyền, với thị phần đáng kể của họ. Apple chỉ được giải thoát khỏi cáo buộc này nhờ vào thực tế là thị phần của họ không cao hơn con số hiện tại, và rằng các đối thủ từ các thị trường phụ có liên quan đang xâm nhập thị trường game mobile, và, có lẽ, Epic Games đã quên không xoáy sâu vào chủ đề này.”

3. App Store rõ ràng rất thiếu đối thủ cạnh tranh.


Thẩm phán vụ kiện này mình nghĩ là rất công bằng. Một mặt bà bảo vệ Apple trước cáo buộc không có bằng chứng thuyết phục của Epic Games, nhưng mặt khác lại nhận định rằng: “Chỉ có áp lực pháp lý mới ép được Apple xem xét lại chính sách giá và giảm tỉ lệ chia sẻ doanh thu.” Ở một đoạn khác của phán quyết, bà viết: “Apple đã xử lý tồi trong quá trình hòa giải những bất đồng giữa người dùng và dev,” và rằng họ đã chậm chạp trong việc “ứng dụng những công cụ tự động tăng tốc và độ chính xác của quá trình xét duyệt ứng dụng, hoặc thuê thêm nhân sự xét duyệt ứng dụng.”

Tinhte_Appstore3.jpg

Có một điểm thẩm phán Rogers đồng tình một phần với Epic Games, đó là “tỷ suất lợi nhuận kinh doanh của Apple rất rất cao,” với một trong những lý do là thiếu đi những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Bà viết: “Vấn đề không phải Apple cung cấp dịch vụ tệ, không hề. Vấn đề là một chợ ứng dụng bên thứ 3 có thể tạo áp lực đối với Apple để buộc họ phải có những sáng tạo và đột phá, đưa ra những tính năng mà trước giờ họ đã lờ đi.”

4. Lo ngại về bảo mật của Apple khi mở hệ sinh thái iOS là chính đáng.


Apple nói hệ sinh thái “khu vườn kín” của iOS là để bảo vệ người dùng. Epic nói mô hình đó là để ngăn cản những đối thủ cạnh tranh. Dù tỏ vẻ nghi ngờ với lập luận của cả hai phe, đặc biệt là những phát ngôn khá hớ hênh chê bai bảo mật của macOS của chính phó chủ tịch phần mềm Craig Federighi, nhưng thẩm phán cũng đồng ý với quan điểm, macOS không có nhân sự xét duyệt từng ứng dụng trên App Store của HĐH desktop như iOS. Và bà cho rằng, mở khu vườn kín ấy ra, đòi hỏi của Epic Games “về cơ bản là đòi hỏi loại bỏ quá trình xét duyệt ứng dụng.”

Quảng cáo


Phần phán quyết này xóa bỏ luôn hy vọng của Epic Games trong việc đòi Apple cho phép sideload ứng dụng trên iOS, cũng như đòi hỏi phải có những chợ ứng dụng bên thứ 3 trên iOS. Đây là cơn ác mộng mà Apple sợ phải đối mặt nhất khi họ bước vào cuộc chiến pháp lý này.

5. Apple có quyền lựa chọn những giải pháp mua đồ ảo trực tuyến.


Nói về câu chuyện 30% phí chia sẻ doanh thu mà Apple thu của các dev phát hành ứng dụng qua App Store trên mỗi giao dịch in-app purchase (IAP), thẩm phán cho rằng, “không có bằng chứng cho thấy IAP tạo ra những tính năng riêng biệt cho các nhà phát triển ứng dụng” so với những giải pháp thanh toán tiêu chuẩn hiện hành. Nhưng mô hình chia sẻ doanh thu này vẫn được bà thẩm phán bảo vệ, cho rằng yêu cầu của Epic Games là “thiếu căn cứ.”

Tinhte_Appstore5.jpg

Trong suốt vụ kiện, Apple luôn nói rằng họ không chỉ thu khoản phí cho mỗi giao dịch IAP phát sinh thông qua ứng dụng phân phối qua App Store. Theo họ, đây là “chi phí” mà họ thu về danh chính ngôn thuận dựa vào giá trị mà App Store đem lại cho cả dev lẫn người dùng. Epic phủ nhận quan điểm này, cho rằng dù App Store có khả năng kết nối dev với người dùng, nhưng họ chỉ xứng đáng nhận 1 lần phí chia sẻ doanh thu, và không xứng đáng nhận được bất kỳ khoản phí nào sau đó nữa.

Phán quyết cho rằng mô tả này “đúng một phần,” nhưng thực tế là Apple “chưa bao giờ khẳng định họ đòi chi phí chia sẻ doanh thu chỉ vì lý do duy nhất là họ kết nối người dùng với các nhà phát triển ứng dụng.” Thay vào đó, “IAP là phương pháp để Apple thu phí bản quyền sử dụng tài sản trí tuệ của Apple từ phía các dev khi sử dụng dịch vụ của App Store.” Thẩm phán Rogers thừa nhận “không tìm thấy luận điểm nào” giải thích cho con số 30% mà Apple yêu cầu từ các dev, mặc dù Apple đã thuê đơn vị tư vấn để xác định giá trị tài sản trí tuệ. Nhưng phán quyết của tòa đồng tình với quan điểm này, cho rằng Apple hoàn toàn có quyền thu một khoản phí sử dụng tài sản trí tuệ họ tạo ra.

Quan trọng hơn, IAP không phải một sản phẩm riêng lẻ độc lập, và vì thế Apple không áp đặt IAP một cách trái luật chống độc quyền vào App Store.

6. Dev iOS cũng có quyền đàm phán lựa chọn giải pháp mua đồ ảo.


Chín luận điểm Epic Games đưa ra bị tòa bác bỏ, nhưng may quá có 1 luận điểm được công nhận. Apple được phán là có vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh của bang California, dựa trên điều khoản cấm định hướng khách hàng mà App Store áp dụng. Bà thẩm phán đã phê phán rất gay gắt quy định này: “Vì Apple áp dụng những quy định cấm định hướng khách hàng, nên người tiêu dùng hoàn toàn không biết dev nào đang cung cấp giải pháp thanh toán riêng trên trang web của họ, bao gồm cả mức giá rẻ hơn trên App Store.” Các dev được quyền gửi mail quảng cáo giải pháp thanh toán rẻ hơn, nhưng chỉ được dùng những địa chỉ email họ thu thập được ngoài quá trình đăng ký tài khoản dịch vụ trên ứng dụng iOS, thứ mà người tiêu dùng cũng không biết nốt.

Tinhte_Appstore7.jpg

Bà thẩm phán kết luận: “Apple đã tạo ra một nền tảng sáng tạo nhưng cũng là một chiếc hộp đen bí ẩn. Nền tảng ấy áp dụng sự thiếu minh bạch để kiểm soát thông tin và cố gắng ngăn chặn người dùng tìm hiểu những kiến thức để tìm cách mua tài sản ảo trên những nền tảng khác. Apple đã lợi dụng sự thiếu thông tin này để củng cố vị thế của họ.”

Và từ đó, yêu cầu của tòa án, thứ mà Apple không mong muốn chút nào được đưa ra: Mọi ứng dụng trên App Store đều phải được phép gắn link hoặc nút bấm trỏ người dùng sang những giải pháp thanh toán ngoài.

7. Apple hoàn toàn có thể thu phí chia sẻ doanh thu ngay cả khi không có giao dịch in app purchase


Tố tụng là lúc những luật sư thuyết phục hội đồng bồi thẩm bằng cách hiểu luật khác nhau của họ, để bảo vệ thân chủ. Trong trường hợp vụ kiện này, quyết định của thẩm phán Rogers tạo ra những mơ hồ nhất định về quyền lực của những nhà phát triển ứng dụng. Trên lý thuyết, phán quyết này có nghĩa các dev có thể thêm những tính năng trong app có thể trỏ người dùng sang trang web truy cập bằng Safari hoặc ứng dụng khác để thanh toán dịch vụ số, và không cần phải quá khác biệt so với tùy chọn thanh toán bằng hệ thống của Apple.

Tinhte_Appstore6.jpeg

Nhưng to như Epic thì không quan tâm tới “giải pháp thanh toán”, họ mượn điều đó để đòi tòa xóa bỏ khoản phí chia sẻ doanh thu mà Apple thu trên mỗi giao dịch. Thẩm phán khẳng định ngay, điều đó không thể quyết định một cách đơn giản được. Ngay cả khi các nhà phát triển dừng hoàn toàn việc dùng hệ thống IAP của App Store, “Apple vẫn sẽ tìm được cách để thu khoản phí chia sẻ doanh thu từ các dev, chỉ khó hơn mà thôi.” Thậm chí phán quyết còn có cả một tình huống giả định mô tả khá rõ việc chuyện gì sẽ xảy ra nếu Apple bị cấm hoàn toàn, không được ép các nhà phát triển sử dụng giải pháp thanh toán của họ:

“Trong một tình huống giả định, các dev có thể tránh được khoản phí chia sẻ doanh thu trong khi vẫn được hưởng lợi từ những sáng tạo và tài sản trí tuệ mà Apple đã tạo ra. Tòa giả định rằng trong những tình huống ấy Apple sẽ phụ thuộc vào việc ứng dụng và tối ưu quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thỏa thuận với các dev, để từ đó có quyền kiểm toán hàng năm tài khoản của các nhà phát triển ứng dụng để đảm bảo họ tuân thủ theo thỏa thuận chia sẻ doanh thu, hoặc những giải pháp khác. Dĩ nhiên, những cách thay thế cho IAP đều có vẻ sẽ tăng cả áp lực về mặt tài chính lẫn thời gian đối với cả Apple lẫn các dev.”

Nói cách khác, thẩm phán Rogers không chỉ mở ra cơ hội để các dev nhỏ đến lớn tìm cách vượt qua hàng rào phí chia sẻ doanh thu, nhưng cùng lúc vẫn để ngỏ cánh cửa để Apple tiếp tục có được khoản tiền dựa trên tài sản trí tuệ mà chính họ đã phát triển nên.

8. Thỏa thuận giữa Epic và Apple hoàn toàn hợp pháp, và Epic đã cố tình phá vỡ nó


Epic Games phá vỡ thỏa thuận giữa họ và Apple khi phân phối ứng dụng trên App Store, vì họ cho rằng thỏa thuận này vi phạm luật chống độc quyền. Nhưng kỳ thực thỏa thuận ấy “chưa đủ trái luật.” Thẩm phán cho rằng, chỉ một lần vi phạm luật chống độc quyền UCL (vấn đề chống định hướng khách hàng đã nói ở trên) không đồng nghĩa với việc Epic Games cũng được vi phạm thỏa thuận.

Việc Epic Games đưa tính năng thanh toán ngoài hoàn toàn không liên hệ được gì đến cáo buộc độc quyền của Apple, và Epic cũng chẳng đưa ra được lý do xác đáng để giải thích cho việc họ “buộc phải phá vỡ thỏa thuận” để đối mặt với Apple cùng cáo buộc đối tác cạnh tranh không công bằng.

Theo The Verge
191 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

việc Epic không hài lòng với phán quyết trên của thẩm phán vì mục tiêu của họ là muốn có cửa hàng ứng dụng thay thế (của riêng họ) trên iOS. Công cụ thanh toán của bên thứ 3 chỉ là cái cớ để ngụy biện cho quan điểm nền tảng của Apple là "phản cạnh tranh". Vì sau vụ kiện Epic mất nhiều hơn là được.
hoangpk001
ĐẠI BÀNG
3 năm
@paNda[fg] tôi nghĩ là Apple nó sẽ tìm được cách nào đó đơn giản hơn 😆)
@Quốc Đạtt Đâu có mất fornite trên ios đâu? Chỉ là nó chấp nhận bỏ lượng ng chơi mới đến từ appstore thôi, nếu thích thì epic có thể bỏ cái nút thanh toán cổng phụ đi để lên appstore bất cứ lúc nào mà. Có thể nói là epic chưa đạt đc cái họ muốn thôi chứ về thiệt hại thì sau vụ kiện này bên apple mới bị thiệt hại nhiều hơn.
@PVTuat Mình đọc rồi và thấy epic k mất jh cả sau vụ kiện này, còn bạn đọc kĩ hơn thấy khác thì giải thích cho mình nhé, tks !
VuongKhanq
TÍCH CỰC
3 năm
@AZwarrior Hình như cụ lầm. Epic đã bị gỡ tk dev thì k cách j update được fornite trên ios. Các bản cập nhật mới k tải được thì làm sao đồng bộ với các server mà chơi!? Coi như mất toàn bộ ng chơi từ ios hoặc những người đó chấp nhận chuyển sang android để chơi.
Và nếu Apple k cấp lại tk dev thì coi như mất trắng thị trường từ ios thì là mất chứ sao lại k cụ nhỉ!?
Còn Apple mặc dù cho phép thanh toán ngoài nhưng chỉ ở mảng gamemobile, chưa thể gọi là thiệt hại với Apple vì họ có thể điều chỉnh chính sách để thu thêm phí từ việc thanh toán ngoài nếu họ muốn.
Epic thua 1 trận chiến (49) nhưng Apple thua cả cuộc chiến (cổng thanh toán ngoài)
hoangpk001
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Cúc Vạn Thụ Đọc hết bài chưa bro =))))
minhtuanq6
ĐẠI BÀNG
3 năm
@kimiduhi1 Dịch vụ kiểm toán giờ có bên thứ 3, bỏ tiền ra là họ làm gửi báo cáo, họ kiểm toán cả một CTy còn được huống hồ chỉ là thông tin dòng tiền sao kê trên tài khoản ngân hàng.
Như Apple thì nó cũng không quan tâm chi phí Dev/Doanh nghiệp làm ra sản phẩm, nó chỉ cần mỗi Sao kê doanh thu rồi tính % hoa hồng. Việc này bất kỳ ai làm nghiệp vụ kế toán đều làm được, chả có gì gọi là phức tạp cả.
DrTMA92
TÍCH CỰC
3 năm
@Cúc Vạn Thụ Hậu quả tay nhanh hơn não. Đọc thì éo đọc vào cmt lấy thành tích.
@hoangpk001 có khi chưa đọc hết được ấy nhỉ
Đất có thổ công,sông có hà bá. Anh vào nhà người ta thì nhập gia tùy tục ,anh phải chấp nhận những quy định của người ta ( apple) . Còn nếu anh ko thích thì mời anh gỡ app xuống ,chúng tôi đâu có ép anh ở lại đâu. Kể cả các fan của anh có quay lưng với tôi ( apple) thì xin mời nhé.
phthinh
ĐẠI BÀNG
3 năm
@dlv.thickgame Có nhiều loại sở hữu trí tuệ: Bản quyền tác phẩm, Bằng sáng chế, bản quyền thương hiệu, Bí mật kinh doanh..v.v..Bằng sáng chế chỉ có thời hạn 20 năm, mày biết tại sao lại có thời hạn ko ? Vì ngoài việc bảo vệ nhà sáng chế, nhà đầu tư thì nó dùng để hạn chế độc quyền công nghệ và khuyến khích cải tiến công nghệ cũ, phát triển công nghệ mới đấy.

VD 1 số bằng sáng chế hết hạn tuần này
- Bằng sáng chế về phương pháp tiêm vaccine
https://brevets-patents.ic.gc.ca/opic-cipo/cpd/eng/patent/2422094/summary.html
- Bằng sáng chế về gậy chơi hockey
https://brevets-patents.ic.gc.ca/opic-cipo/cpd/eng/patent/2357331/summary.html

Mày đọc ở đâu ra luật bảo hộ có 5,10 năm rồi cho xài miễn phí ??
Cái đt android mày xài, thì thằng Qualcom nó phải trả tiền bản quyền tính trên từng con chip Snapdragon cho ARM đấy có biết ko ?

Đã mù mờ về sở hữu trí tuệ còn đi văn vở ngu nữa.
@dlv.thickgame kiện thì kiện từ đầu thì không ai nói ở chán rồi mới đâm đơn kiện thì hơi bẩn
@phthinh Cậu ném link như vầy là chết thanh niên trong hang rồi 😃
@dlv.thickgame Nó có cấm ai xây chợ thứ 3. Ai đủ lực để tạo ra cái chợ khác thì cứ tạo thôi. Giờ người ta xây chợ, có lượng người dùng lớn, chịu chi,... m muốn nhảy vào thì đóng tiền, chia hoa hồng. Ko chơi thì đi chỗ khác thôi
Blackcataz
TÍCH CỰC
3 năm
tốn giấy mục quá. sao ko đi đêm vs nhau. bên ngoài cứ ăn chia 70 30. rồi trong cưa nhau chỗ tiền kia :v
ncn_nguyen
TÍCH CỰC
3 năm
@congthanhgiong người lớn chứ.
@QuanLyNhaNghi @QuanLyNhaNghi theo thuyết âm mưu thì chắc chắn có giật dây. Thử hỏi Apple mà thua kiện thì nhà nhà đều có Store riêng, cài app thoải mái không cần qua Appstore nữa thì iOS loạn cỡ nào. Apple bảo mật iPhone như thế mà còn là mồi ngon của hacker nay mở toang cửa sổ như thế thì hacker tha hồ mà tràn vào. Người dùng iPhone vì lý do bảo mật tốt sẽ không tín nhiệm Apple nữa mà họ sẽ chuyển sang các điện thoại khác có tính năng hay hơn như điện thoại android TQ chẳng hạn. Thế là Apple tổn hại cực lớn.
@Cam vui vẻ M ko thích thì cứ để im cài cái chợ của táo, chẳng khác gì bay h. Còn có chợ thứ 3 táo sẽ chịu sức ép cạnh tranh mà phải rẻ hoặc tốt lên hoặc cả 2.
Blackcataz
TÍCH CỰC
3 năm
@dlv.thickgame chuẩn của táo từ xưa đến nay là từ a đến z. nếu có thêm thằng thứ 3 thì đã ko còn là táo nữa
Giống trong cty. Mình ức chế cấp trên tố cáo lên cty mẹ. Cả hai đều thua. Nhưng ức chế quá thì làm thôi
Tuankts2.0
TÍCH CỰC
3 năm
Vụ này coi như Apple thắng chứ ko thua, đặc biệt là luận điểm số 7 của thẩm phán Apple vẫn bảo toàn được lợi nhuận măc dù không thông qua cổng thanh toán trên apple store . Thằng Epic thì thua đủ ;)
@Xém Đẹp Trai77 Fornite là tiền đề để epic lớn mạnh như bây giờ, không có nó thì mất gần 1/3 1/4 doanh thu hàng năm do biến mất khỏi IOS rồi, thằng apple nó ko có fornite thì nó có cái khác 😆))
@Xém Đẹp Trai77 @Xém Đẹp Trai77 Apple thua gì vậy bạn? Apple vẫn hoàn toàn có thể thu phí chia sẻ lợi nhuận với dev vì đã sử dụng nền tảng của họ. Khác biệt là với hầu hết các dev nhỏ lẻ thì nếu chỉ thiết lập thanh toán qua iAP của Apple thì họ không cần phải báo cáo kiểm toán lợi nhuận hàng năm vì Apple đã nắm hết. Còn không thì phải báo cáo kiểm toán để Apple tính lợi nhuận chia sẻ mà ai kinh doanh đều biết để kiểm toán hàng năm thì chi phí cũng kha khá chưa kể kiểm toán nhiều khi còn lộ ra chuyện khó nói. Nếu báo cáo trễ Apple hoàn toàn có thể xếp loại tín dụng của dev kém thì càng mệt hơn. Còn với các dev lớn thì Apple thu phí chia sẻ doanh thu bằng với mức 30% trước kia là xong, a chịu thì ký hợp đồng ko thì thôi. Mà bên ông Google cũng thu phí thế thôi nên Apple chẳng có gì là độc quyền hết.
Epic quá trẻ con để có thể đấu lại Apple 😁
@vccgnd chẳng có phản biện gì logic ngoài câu quy chụp người khác là fan cuồng 😁
luckyboyuit
ĐẠI BÀNG
3 năm
@PVTuat cái số 7 đã nêu rõ. mở chợ thì lợi cả đôi đường chứ đâu chỉ có epic mất sức bạn.
@dlv.thickgame @dlv.thickgame nếu Epic thắng thì chỉ lợi cho thằng Epic thôi chứ lợi cho người dùng và dev lúc nào? Ai cũng có thể cài store riêng lên iOS thì lấy gì để đảm bảo cho người dùng không cài phải store rởm hay app trên đó đều được kiểm duyệt tốt? Người dùng nay phải trang bị thêm khả năng nhận xét Store và Apps thay vì trước đây Apple lo cho tận răng à?

Mặt khác, thằng Epic có cam kết bằng văn bản nếu thắng kiện thì sẽ giảm giá cho người dùng vĩnh viễn bao nhiêu % thay vì trả số tiền đó cho Apple để người dùng có lợi không? Câu trả lời là không, người dùng vẫn có thể phải trả số tiền như bình thường khi chẳng may Epic thắng kiện đồng thời đối mặt với nguy cơ bảo mật nhiều hơn.

iOS bảo mật kém đi, người dùng rời bỏ nền tảng nhiều thì các dev nhỏ mất đi tệp khách hàng vốn rất chịu chi của mình cũng chẳng sướng gì. Chỉ sướng nhất là thằng Epic vừa có store riêng vừa tha hồ đút túi số tiền đúng ra phải thuộc về Apple.
@Cam vui vẻ
Cười vô mặt
Nói chung nếu so Epic vs Apple thì Epic thua.
Nếu so cả cộng đồng Dev với Apple thì Apple thua.
Và Epic sẽ kiện tiếp, đơn giản vì nó thua chứ chẳng phải vì "cộng đồng" gì đó đâu :v
hi vọng là Epic Game kháng cáo thành công
@A0kiji Thành công theo mức nào, nếu có bên nhận rồi reverse lại về cho trial court thì điều tra xét xử lại thôi, đen có xử xong lại bỏ luôn cổng thanh toán thứ 3 thì lại nhọ 😆.
Bài dài quá, ko đọc hết được nhưng thiết nghĩ ông nội Epic 1 là chịu thua, 2 là vĩnh viễn ko chơi vs Apple nữa, ông vào nhà người ta phải nhập gia tuỳ tục, còn cổng thanh toán ngoài khi mà người dùng bị bẫy lừa tiền ko an toàn thì sau đó họ sẽ tự quyết định sẽ thanh toán ở đâu nhé
hvt2.0
TÍCH CỰC
3 năm
@Lê Phi Uấn Ko đọc được hết thì cmt có ý nghĩa gì? Biện luận - tranh luận với những người đọc ở đây có được ko?
@hvt2.0 Dạ, ko phải cứ đọc hết là thành giáo sư, em chỉ lướt và đọc phần chính thôi hác, bác ở đâu để e đề cử CEO của Epic game?
Nói rồi mà, ống phá vỡ hợp đồng với người ta trước rồi lại đi kiện người ta, sai ở ông là trước tiên. Đúng là đánh nhau thì 2 thằng không sứt môi cũng mẻ trán.
@daohoa1012 T thấy việc vi phạm hợp đồng để đưa táo ra toà với ko vi phạm để đưa táo ra toà nó chẳng khác quái gì nhau mà sao chúng nó cứ xoắn mãi vào. Trong khi câu chuyện nó là cho chợ thứ 3 hoạt động trên ios và cho thanh toán ngoài. 3 đô triệu lẻ ko thể làm ảnh hưởng kinh doanh tới táo được, cũng ko làm nó chết đói được.
Gài kèo để chứng minh apple độc quyền nhưng bị bác bỏ hỏi sao không cay 😆
Để xem tình hình thế nào đã. Mỗi tháng mình thanh toán trên 1 triệu đồng cho IAP.
Có nhiều app trên AppStore vẫn thấy cho tải miễn phí nhưng thanh toán ngoài như Monky Juniors, mấy cái app toán học gì đó.
Một số app ở VN còn hướng dẫn mình ấn mua trên App Store để tải rồi hủy để được hoàn tiền, sau đó mua qua họ bằng thẻ cào điện thoại.
perhaps
ĐẠI BÀNG
3 năm
@vnstockguru Lách luật ghê thiệt, mình cũng mua Monkey Juniors qua QC trên face, thanh toán trực tiếp qua tài khoản và nhập key trên app. Apple chắc ăn cám cho thương vụ này. Tính ra các nhà phát triển nhỏ lách luật rất nhiều.
@perhaps Chưa kể những game phổ biến ở VN cho mua kim cương để mua vật phẩm trong game bằng thẻ cào điện thoại hoặc từ thẻ ATM. Nói chung, xài nhiều thì thấy Apple cũng chỉ là công cụ để các dev làm giàu thôi. Dev lúc nào chẳng thủ sẵn vài kênh thanh toán tối ưu nhất với mình, tất nhiên trong đó có IAP.
boom94
ĐẠI BÀNG
3 năm
@vnstockguru Đó là lách luật á bác. Nếu lách đc thì lách thôi
@vnstockguru @vnstockguru vì app mua iAP như các game ở VN đa phần làm theo kiểu ăn xổi, dụ người dùng nạp cho nhiều vào vài bữa ít người chơi là app gần như chết lâm sàng rồi. App chưa kịp tồn tại và phát triển mạnh đến mức để Apple chú ý và sờ gáy nên làm được thôi.
Android đc sideload app mở store mà Epic vẫn kiện Google như Apple, cho nên thực tế Epic đã đạt đc mục đích chính của mình, mục địch phụ là kiện Apple độc quyền
Cười vô mặt
hovaqu
TÍCH CỰC
3 năm
Cái này gọi là: "Trạng chết Chúa cũng băng hà", "Trâu chết thì Bò cũng lột da"
.Gù.
TÍCH CỰC
3 năm
Luật pháp và công nghệ cao nó khác nhau nhưng thẩm phán mỹ nhìn quá rõ vấn đề
ai đau hơn thì chưa chắc =))
phân tích kỹ thì lợi nhuận từ app store chiếm hệ số khá lơn trong doanh thu apple đấy 😆
epic ko có người dùng apple chơi fortnite thì vấn sống tốt
VuongKhanq
TÍCH CỰC
3 năm
@thanvaquy1996 Vụ kiện này chỉ liên quan mảng game k liên quan các mảng khác. Nên vụ thanh toán ngoài chỉ ở mảng game thôi.
Thiệt hơn vẫn là Epic vì người muốn chơi epic chỉ có thể chơi trên android hay console, còn ng dùng ios k chơi fornite thì chơi cái khác 😃
Bibusama
TÍCH CỰC
3 năm
@Trung Thành 0305 apple có hàng nghìn tỷ doanh thu hồi nào vậy a? A đến từ tương lai hay tôi đến từ quá khứ
@Bibusama bạn không cần quá khát khe về con số , tôi lấy con số như vậy để dễ hiểu cho cái tỷ lệ chênh lệch giữa việc epic và apple bên nào thiệt hơn thôi 😆
Bibusama
TÍCH CỰC
3 năm
@Trung Thành 0305 Tôi khắc khe gì đâu ông, tôi thấy mấy ông lý luận đưa luận điểm sai, con số bậy bạ thì hỏi thôi. Mà sao ông không lấy con số doanh thu Apple cỡ tầm vài triệu tỷ USD cho anti nó sợ =))
ricky0090
TÍCH CỰC
3 năm
tôi nghĩ Apple có lý của mình chứ, đó là sân khấu họ tạo ra mà, muốn lên múa phải chia sẽ doanh thu chứ.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019