TTBC2024

TTBC2024


Vì sao Không quân Mỹ loại bỏ chiến đấu cơ đa năng F-101 Voodoo?

Frozen Cat
2/11/2024 17:7Phản hồi: 49
Vì sao Không quân Mỹ loại bỏ chiến đấu cơ đa năng F-101 Voodoo?
Không quân Mỹ (USAF) có nhiều chiến đấu cơ nổi tiếng, nhưng một trong những tổ tiên của các chiến đấu cơ phản lực ngày nay là F-101 Voodoo lại ít được biết đến. Mọi chuyện bắt đầu với oanh tạc cơ đình đám B-52, những máy bay này không hoạt động đơn lẻ mà cần những phi cơ khác làm nhiệm vụ hộ tống, giống như một nhân vật quan trọng cần có các vệ sĩ tháp tùng.

Máy bay hộ tống phải có đủ hỏa lực để đối phó với các mối đe dọa như máy bay lẫn hệ thống phòng không của đối phương, dọn đường cho oanh tạc cơ bay tới mục tiêu và trở về suôn sẻ. F-101 là một phi cơ như vậy và được dùng để hộ tống cho B-52.

McDonnell Aircraft đã phát triển F-101 từ cuối thập niên 1940, song hành cùng với sự ra đời của động cơ phản lực. Là chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của USAF đạt tốc độ siêu thanh, nó có chuyến bay đầu tiên vào năm 1954 và đến năm 1957 thì được đưa vào hoạt động.

chien-dau-co-f101a-nam-1954.jpg
F-101A năm 1954.

Voodoo là sự kế tục của chương trình chế tạo máy bay xâm nhập XF-88 trước đó. Chiếc XF-88 được đòi hỏi có phạm vi tác chiến dài và hiệu suất cao, nhưng bị coi là không đạt và chính thiết kế của XF-88 đã được sửa đổi để biến thành F-101.

Làm vệ sĩ hộ tống cho B-52 không phải là vai trò duy nhất của F-101, nó còn được dùng để làm nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), làm máy bay tiêm kích-ném bom và máy bay đánh chặn. Nhưng chính từ sự đa năng này mà các hạn chế của nó đã bắt đầu phát sinh.

Khi làm ra F-101, người Mỹ vẫn đang ở thời kỳ tìm tòi một vai trò hữu ích nào đó cho chiến đấu cơ đa năng và máy bay đánh chặn, họ chưa định hình được các vai trò cụ thể của phi cơ này mà chỉ biết là nó sẽ có nhiều cái nhất từ tốc độ, hỏa lực, phạm vi bay cho đến độ cao. Vì thế họ cố bắt nó phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau, đó là lý do vì sao F-101 có rất nhiều biến thể song ít có mẫu nào hiệu quả.

may-bay-f101b-tai-new-york-nam-1978.jpg

F-101 được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney J57-P-55 với lực đẩy tối đa 75 kN mỗi cái, giúp F-101 đạt tốc độ siêu thanh tối đa 1.765 km/giờ (Mach 1,43). Nhưng tốc độ hành trình chỉ đạt mức cận âm là 877 km/giờ, dù cũng là nhanh. Nó có trần bay 15.880 mét và trọng lượng cất cánh tối đa đạt 23,77 tấn.

USAF đã nhồi nhét mọi thứ có thể vào thân máy bay, bao gồm hai tên lửa không đối không AIR-2A và hai tên lửa dẫn đường AIM-4, cùng với 4 khẩu pháo tự động M39 20mm. Phiên bản F-101C còn có cả bom nhiệt hạch Mk. 28 hoặc Mk. 43.

Có 3 phiên bản chính là F-101A, B và C nhưng đã có nhiều đợt cải tiến để chế ra hàng loạt biến thể khác trải dài từ F-101D đến tận F-101H. Sự dồi dào biến thể này không hề cho thấy nó đựơc phát triển cẩn thận mà ngược lại, thể hiện sự chắp vá. Cho nên người ta phải vội vàng ‘mông má’ cho nó bằng đủ thứ sửa đổi.

mcdonald-rf-101--voodoo-chuan-bi-lam-nhiem-vu-trinh-sat.jpg
Một chiếc F-101 dùng để trinh sát.

Quảng cáo



F-101 sớm tỏ ra không được đạt tới những gì USAF mong muốn. Nó chỉ như một sự giao thoa tạm thời giữa các chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của Mỹ với các máy bay tiên tiến hơn sau này, mà đại biểu là F-4 Phantom II.

Mọi thứ của F-101 chỉ mới đi được nửa chừng. Tuy bay nhanh nhưng nó lại không cơ động bằng chiếc F-4. Nó cũng có khả năng đa nhiệm kém hơn F-4, vốn nổi bât trong tác chiến không đối không, tấn công mặt đất và cả trinh sát. Phạm vi hoạt động của nó là 2.450 km, hơi ngắn để làm một số nhiệm vụ chiến lược. Khi gộp các yếu tố ‘không tới nơi tới chốn’ này lại, rõ ràng F-101 là một phi cơ mới dừng lại ở mức tham khảo.

USAF đã lờ mờ nhìn ra điều đó rất sớm nên ngay từ năm 1958, chỉ 1 năm sau khi F-101 đi vào hoạt động thì kẻ kế nhiệm nó là F-4 đã được chế tạo và bay luôn chuyến đầu tiên. Chiếc F-4 tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến hơn, chở nhiều vũ khí hơn và nhanh hơn đáng kể. Nó đạt tốc độ tối đa là 2.753 km/giờ (Mach 2,23) và có trần bay tới 18.300 mét. Cuối cùng thì USAF đã thay thế F-101 bằng F-4 để làm máy bay đánh chặn chính vào năm 1972.

Theo SlashGear.
49 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vì có mig nhé!
F35 cũng nhiều biến thể và bị chê nhiều k biết h fix tới đâu r
@Tank_Tiger F22 sắp loại biên rồi còn kinh tởm cái giề ?
@anhday71 Chừng nào loại biên F-22 vậy bác?
Thứ nhất định k bán ra cho thế giới mà dễ gì loại biên.
@tamle_o Nhà máy mình đã sản xuất cái nón thứ 3000 của phi công lái F-35 rồi đó nhé,
@nguyenthephong Kế hoạch là 2030 sẽ loại biên đó.
F4 có được vào vn chơi chưa nhỉ
@tranquan1988 Vào rồi & từng bỏ xác lại rồi. F4 biệt danh “Con Ma”
@tranquan1988 Vào và nhiều lần làm bia cho các phi công Bắc Việt bắn. Hầu như những phi công đã bắn rơi máy bay Mỹ đều có F4 trong danh sách
@tranquan1988 vừa ngắm xác ở bảo tàng PKKQ sáng nay :v
@tranquan1988 máy bay con nào xịn nhất đều rụng ở VN hết rồi nhé. mỹ đợt đó all in vào VN nhưng vẫn trắng tay
ngày xưa nhược điểm B-52 chỉ chuyên mang bom, bay theo llà cả đàn F ,bởi thế nguyên đám bay đi đâu ngta cũng biết không còn yếu tố bất ngờ ,không quân Vn khai thác điểm yếu đó ,giờ B-52 cần như là công cụ tác chiến điện tử mạnh nên tuổi thọ nó sẽ còn rất dài
@anhcom67 Nhân vật quan trọng thời đó còn yếu nên phải bảo vệ cho kỹ. 😁
@anhcom67 B52 giờ là giá phóng các tên lửa tầm trung và xa nên nó có nằm trong vùng phòng không nữa đâu 😁
Nghe tên mấy chiếc máy bay này là gợi nhớ chiến tranh VN
Nghe đến Mỹ làm tôi thắc mắc. Tại sai ăn bo bo có thể đánh thắng siêu cường quân sự
@hoangduong-lgc Bên chết 53k với bên chết cả triệu vậy mà bên chết cả triệu tuyên bố thắng. Tại ngta quý mạng của lính thôi ông nhõi.
@Thái Tâm Nghiên rename Liên Xô và TQ sụn lưng viện trợ cho chứ không lấy gì mà thắng, dùng gậy tre à.
Dù ghét TQ nhưng họ phải chắt bóp của cải để viện trợ cho VN những năm đó, những năm mà TQ rất nghèo.
@FireHD Thắng là do Ít nó hỗ trợ đó, Ít nỏ tạo điều kiện để Mỹ độc chiếm vùng vình, giá trị nó cao hơn VN nhiều lắm
ăn tiền ngân sách chứ gì
Cười vô mặt
@deptraithu2TT Chắc đó là một trong những lý do đó bạn. 😁
vl, F4 ngay xưa mà đã đạt 2k7 km/h.
@mankichi0688 Thời đó mà đã quá nhanh luôn bạn nhỉ.
@mankichi0688 Có gì đó sai sai nhỉ mà cho dù có bay như thế thì phải có thời gian từ lúc phi công nhấn tăng lực để đông cơ tăng vòng quay rồi tăng mức nạp dầu ... chắc mất cả 2 phút để đạt tốc độ Mach 2.5 như vậy. Và cũng không thể bay liên tục tốc độ 2k7 km/h trong vòng 20 phút vì sẽ tổn hao động cơ, ảnh hưởng đến khung thân ...
@Frozen Cat thời nay còn chưa đạt đc tới đó mà thời xưa đã đc rồi ah,có ảo ko vậy bác nhỉ,hic?
@haobcyqhdvb Thời đó có con Chim Đen SR-71 là máy bay trinh sát có tốc độ còn cao hơn, phi công VN nhiều lần tổ chức săn mà chưa bao giờ bắn hạ nó được do tầm bay và tốc độ cao. Đây là máy bay duy nhất mà Mỹ đưa vào tham chiến mà Việt Nam chưa bắn hạ được
Hiện tại hầu như ít có ném bom mà sử dụng tên lửa từ xa thôi. F35 hiện tại đang rất tốt.
Bài hay quá. Mod làm thêm bài như là người như thế nào mới làm được phi công , có cần học thức không?
@phuan Ở VN để học làm phi công, chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 đó bạn, vì quá trình học nghề phi công cũng xem như là học đại học hay cao đẳng rồi. Nhưng nếu làm chuyên gia huấn luyện tất nhiên vẫn cần bằng cấp phù hợp đó bạn.
@Frozen Cat Ở Cali éo có học cũng tốt nghiệp manicurist……😆
Việt nam đã dem
@hongphuc1992 Xem rồi sao nữa
Lúc nào cũng tỏ vẻ ghê gớm, ngư dân thì bị china nó đập, cướp, còn bị dạy đời cho, quan chức câm như hến, quan ngại mõm
Mạnh thế thì dân VN đã bớt thiệt
@darknessone ông nên gia nhập quân đội làm hải quân rồi xin ra tiền tuyến biển để bảo vệ ngư dân được đó, nhà nước rất cần những người dũng cảm như ông. đảm bảo đãi ngộ tốt.
@Pisces.Mist Vậy thì bớt tự sục đi thôi, thực trạng rõ ràng. Cu thấy sai chỗ nào sao

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019