Hai năm trở lại đây chứng kiến việc hàng loạt các hãng TV bổ sung tính năng "gaming" cho các mẫu TV của họ. Cho đến hiện tại, chúng ta đã có rất nhiều mẫu TV của Samsung, LG, TCL,... đều có độ phân giải 4K, tốc độ làm tươi 120Hz, có hỗ trợ NVIDIA G-Sync, AMD Free Sync cùng loạt công nghệ khác nhằm phục vụ việc chơi game mà cụ thể là từ máy tính.
Từ năm ngoái, mình đã bắt đầu thử chơi game trên TV, nhưng giới hạn sức mạnh phần cứng lúc bấy giờ là chưa đủ để khai thác hết tiềm năng hình ảnh của chiếc TV. Thế nhưng năm nay, khi mà sự ra đời của thế hệ card RTX 4000 Series hay AMD 7000 Series thì điều đó đã biến thành sự thật. Mình đã thử một loạt, và trong bài này, mình nói về một số lý do tại sao mình lại thích chơi game PC trên TV.
Việc đầu tiên mình quan tâm với nền tảng nào là nó có nhiều game mình muốn chơi hay không. Khi xưa mình từng mua PS2 hay PS3 chỉ vì muốn chơi God of War, thì bây giờ logic đó đối với PC vẫn vậy, chỉ là vì nội dung game như xưa thì bây giờ, mình muốn chơi 4K 120fps. Mặc dù hiện tại, các nền tảng console như PS5 hay Xbox đều hỗ trợ chơi game với độ phân giải 4K, 120fps nhưng quan trọng hơn, số lượng đầu game có hỗ trợ vẫn còn quá hạn chế.
Từ năm ngoái, mình đã bắt đầu thử chơi game trên TV, nhưng giới hạn sức mạnh phần cứng lúc bấy giờ là chưa đủ để khai thác hết tiềm năng hình ảnh của chiếc TV. Thế nhưng năm nay, khi mà sự ra đời của thế hệ card RTX 4000 Series hay AMD 7000 Series thì điều đó đã biến thành sự thật. Mình đã thử một loạt, và trong bài này, mình nói về một số lý do tại sao mình lại thích chơi game PC trên TV.
Số lượng đầu game 120fps nhiều hơn

Việc đầu tiên mình quan tâm với nền tảng nào là nó có nhiều game mình muốn chơi hay không. Khi xưa mình từng mua PS2 hay PS3 chỉ vì muốn chơi God of War, thì bây giờ logic đó đối với PC vẫn vậy, chỉ là vì nội dung game như xưa thì bây giờ, mình muốn chơi 4K 120fps. Mặc dù hiện tại, các nền tảng console như PS5 hay Xbox đều hỗ trợ chơi game với độ phân giải 4K, 120fps nhưng quan trọng hơn, số lượng đầu game có hỗ trợ vẫn còn quá hạn chế.
Quảng cáo
Lướt qua danh sách các game PS5 có hỗ trợ 120fps thì gần như, chỉ có GoW Ragrarok, Uncharted Legacy of Thieves Collection và Hogwarts Legacy là thuộc diện mình quan tâm. Trên một bình diện rộng hơn, số lượng game hỗ trợ tốc độ làm tươi cao thì PC hoàn toàn nhiều hơn console, bất kể là game mới ra mắt hay các game đã cũ.
Khả năng tùy biến và chất lượng đồ họa

Cần phải làm rõ, mình không khẳng định đồ họa trên PS5 hay Xbox kém hơn PC bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả việc nhà phát hành tối ưu game của họ cho từng nền tảng như thế nào và cả người dùng có thích RT hay không. Dù vậy, một cách sòng phẳng thì đơn cử như các game có Ray Tracing - công nghệ tiên phong bởi NVIDIA, số lượng trên PC hoàn toàn áp đảo game console.

Về quan điểm game Ray Tracing có cần hay không, cá nhân mình chơi game trên cả TV lẫn màn hình máy tính "truyền thống" với khá nhiều thể loại khác nhau. Rõ ràng, tương ứng với từng thể loại game, mình quyết định xem có cần Ray Tracing hay không. Ví như chơi Escape From Tarkov thì buộc mình phải chơi bằng màn hình máy tính và tắt Ray Tracing (thú thật là mình còn chỉnh màn hình, màu sắc nhìn hơi thấy gớm một chút nữa để dễ nhìn thấy địch hơn). Tuy nhiên, khi chơi trên màn hình TV, chủ yếu mình chơi các game có cốt truyện hay, game hành động bằng tay bấm, thì việc bật Ray Tracing cho phép mình biến 2 tiếng chơi game tiến gần tới việc xem một bộ phim điện ảnh hơn.

Chưa dừng lại ở chất lượng. Khả năng tùy biến đa dạng khi chơi game trên máy tính là điểm mình thích hơn so với console. Game PC đa phần cho phép mình điều chỉnh hầu hết các setting đồ họa của game, từ độ phân giải, tốc độ làm tươi cho tới màu sắc, bật tắt DLSS, Antialias, film grain,.... và cả các bản mod thần thánh. Từ việc mod tăng cường đồ họa cho một số game cũ, cho tới mod luôn hình ảnh nhân vật được cung cấp bởi vô số các fan "chân chính" của từng trò chơi. Đơn cử anh em hoàn toàn có thể mod đồ họa cũng như nhân vật trong Witcher 3 thần thánh, mod nhân vật trong Resident Evil 3 (hí hí), mod đồ họa khi lái xe tải Euro Truck Simulator 2, cả mod nhân vật trong Hogwart Legacy hay Anatomic Heart mới ra mắt, cài Việt hóa RDR 2,... đối với PC thì tất cả đều đơn giản nhưng ngược lại, console không làm được chuyện đó.
Chơi game trên màn hình TV sướng và đã
Quảng cáo

Sướng ở đây là khi mình được nhìn một màn hình kích thước lớn, độ phân giải 4K, lại tốc độ làm tươi cao. Mình đang thử chơi các game Red Dead Redemption 2, Uncharted Legacy of Thieves Collection và Hogwart Legacy trên màn hình LG OLED C2 Evo 65 inch, quá tuyệt vời trên một màn hình lớn như vậy. Đây đều là những tựa game AAA, được đầu tư rất nhiều từ hình ảnh đầy chất cinematic, âm nhạc, nội dung, cốt truyện,... nên rõ ràng, chỉ cần một màn hình to hơn, chúng ta sẽ được thưởng thức một "tác phẩm điện ảnh tương tác" chứ không chỉ là điều khiển nhân vật hoàn thành game nhằm phá đảo nữa.
Mình không còn nhỏ tuổi, thời gian chơi game ít đi rất nhiều, do đó, mình muốn khoảng thời gian ít ỏi đó được dùng để thưởng thức nhiều hơn là try hard như hồi xưa.
Mặt khác, việc chơi game trên màn hình TV lớn đòi hỏi mình phải ngồi xa ra hơn và ngồi trên sofa ở phòng khách là một trong những lựa chọn. Rõ ràng việc ngồi ngả lưng trên sofa, cầm tay bấm không dây để chơi game sẽ thoải mái hơn nhiều so với việc ngồi trên bàn chơi game (mình đã ngồi làm việc cả ngày rồi, tối về lại bắt mình ngồi trên đó nữa thì tội nghiệp cho cột sống quá thể đúng không).
Tính kết nối với nhau đa dạng hơn

Tính kết nối ở đây là với mọi người khi chơi game. Bên cạnh các tựa game hành động, 3A nói trên, mình cũng thử Total War hay gần đây là Victoria 3, Heart of iron 4 trên màn hình TV kích thước lớn. Mình nhận thấy một điều quan trọng là tính kết nối với bạn bè, anh em khi chơi. Với màn hình lớn hơn, việc quản lý nước Mỹ trong Victoria 3 được dễ dàng đưa ra bàn luận với nhau, 1 người điều khiển game qua phím chuột không dây, nguyên đám bu lại chỉ trỏ nhau trên màn hình TV để bàn đối sách,... Có một tối, nguyên đám 4 đứa cộng lại hơn 100 tuổi, ngồi bàn tính cách giảm giá phân bón, đánh thuế hàng nhập khẩu nào cho thị trường, tới lúc chuẩn bị đánh Mexico chưa,... Rất vui và lúc đó, mình nhận ra thêm sự beauty của các tựa game này.
Quảng cáo
Về cơ bản, không gian chơi game PC trên màn hình máy tính là góc cá nhân, việc "cùng nhau chơi" gần như là không thể. Trong khi đó, mang PC ra một chỗ "công cộng hơn" như TV trong phòng khách sẽ cho phép 1 người chơi nhiều người vui được dễ dàng hơn. Lúc này, việc chơi game của mình cũng vui hơn, bớt "tự kỷ" hơn. Tất nhiên, tất cả những điều này đều có thể làm với console, chỉ là số đầu game bị giới hạn mà thôi😄
Những khó khăn

Có sự thật không thể phủ nhận, console có lợi thế là đơn giản hóa mọi thứ khi chơi game. Anh em chỉ cần cắm HDMI, cắm điện, bỏ đĩa hay tải game về là chơi game. Tối về cứ bật máy lên là vào chơi ngay, quá đơn giản,... Trong khi đó, việc chơi game PC trên màn hình TV đòi hỏi các tùy chỉnh phức tạp hơn cả lúc ban đầu lẫn lúc chơi, vì bản chất của nó vẫn là một máy tính chứ không có UI UX tiện lợi như console.
Chưa dừng lại ở đó, việc mang cả một thùng máy tính ra phòng khách cũng xuất hiện một số thử thách nếu anh em khó tính. Thí dụ như tìm cách giấu dàn máy tính đi hoặc làm cho nó thật sự đẹp để trở thành một món đồ trang trí nội thất luôn. Cái này mình đã có giải pháp và thực ra, cũng tốn công sức, tốn tiền bạc lắm. Mình đang làm cái này và sẽ chia sẻ với anh em sau nhé.

Cuối cùng, chơi game trên console rõ ràng tiết kiệm hơn rất nhiều so với PC. Để chơi được 4K, 120fps đòi hỏi anh em phải có dàn máy tính với cấu hình đủ mạnh, cũng phải 3080 hoặc lên luôn RTX 4000 series thì mới thoải mái được. Đơn cử như cấu hình máy mình đang thử với Intel Core i9 13900K, Nvidia RTX 4090, Và cái giá cho cả bộ này chắc chắn mắc tiền hơn nhiều lần so với PS5 hay Xbox, tất nhiên là chưa bao gồm tiền game.
Còn khá nhiều thứ mình muốn chia sẻ về việc chơi PC trên TV, mình cũng gom được kha khá kinh nghiệm xương máu, sẽ dần chia sẻ với anh em trong những ngày tới nhé. Chúc anh em vui vẻ.