Vì sao pin smartphone phát hỏa và cách phòng chống

Lư Thế Nghĩa
4/6/2019 14:16Phản hồi: 1
Vì sao pin smartphone phát hỏa và cách phòng chống
Bạn đã từng nghe nhiều đến pin smartphone phát hỏa, cháy nổ như những quả bom thu nhỏ đầy nguy hiểm. Vậy làm sao những thỏi pin nhỏ nhắn kia lại có thể cháy nổ nguy hiểm đến vậy? Có chăng cách để bảo vệ những quả ‘bom di động’ này được an toàn? Hãy cùng Tinh Tế tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng vệ sau đây.

Nguyên nhân pin phát hỏa


Thông thường, nguyên nhân chính dẫn đến việc pin phát hỏa chính là sự nóng lên quá mức một cách bất thường. Ở môi trường tự nhiên, ngoài phòng thí nghiệm vốn nhiệt độ cũng là một yếu tố đe dọa pin, vậy quá trình một thỏi pin bên trong smartphone hay bất cứ thiết bị sử dụng pin quá nhiệt phát hỏa xảy ra như thế nào?

battery-swollen.jpg

Theo nghiên cứu, để dẫn tới quá nhiệt và phát hỏa, một phần nào đó trong pin trước hết sẽ nóng lên bất thường gây đoản mạch. Quá trình phản ứng hóa học bên trong pin bình thường đã phát sinh nhiệt lượng đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi sự quá nhiệt bất thường nói trên càng khiến pin nóng lên quá mức (đây thường được gọi là quá nhiệt điện phân). Tiếp theo, những chất dễ cháy bên trong pin vì sự quá nhiệt bắt đầu tìm đường thoát ra ngoài, đốt nóng và gây chảy các bộ phận xung quanh. Kết quả là pin bốc cháy hoặc nổ tung.


Exploding-iPhone.jpg

Điều này thực sự nghe có vẻ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ ngày nay đã giúp pin smartphone được tăng cường những tính năng an toàn hơn. Đơn cử, những thỏi pin bên trong smartphone thường được tích hợp mạch giúp chống lại sự quá dòng, áp suất các cell pin cũng được kiểm tra kỹ lưỡng. Pin còn được trang bị những lỗ thông hơi giúp giảm áp, thậm chí là cầu chì nhiệt giúp tự động ngắt khi nhiệt độ pin cao tới mức giới hạn. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng, pin phát hỏa vẫn là điều khó tránh khỏi nếu chiếc smartphone của bạn gặp phải những biến cố sau đây.

Smartphone bị rơi vỡ


Một trong những nguyên nhân khiến pin trở nên một quả bom nổ chậm chính là những tác động vật lý trong quá trình sử dụng. Nói đến đây hẳn bạn sẽ tự hỏi mình có động chạm gì đến thỏi pin vốn nằm yên vị bên trong thân máy đâu. Tuy nhiên, việc đánh rơi smartphone trong khi sử dụng có thể khiến pin bên trong thân máy bị biến dạng.

smartphone crash.jpg

Đa phần khi đánh rơi smartphone và trông thấy màn hình tan nát, hẳn bạn sẽ chỉ nghĩ đến việc thay thế một màn hình mới vì chiếc smartphone vẫn chạy. Hiếm người dùng nghĩ đến việc kiểm tra xem pin bên trong thân máy có bị tác động bởi ngoại lực gây biến dạng hay không. Chính sự tác động của ngoại lực gây biến dạng pin có thể làm thay đổi cấu trúc bên trong pin.

Nếu phát hiện pin phù nề, móp méo và cảm giác máy nóng hơn dù vẫn sử dụng bình thường như trước đây, đó là lúc bạn nên cẩn thận và suy nghĩ đến việc thay pin.

Nhiệt độ môi trường

Quảng cáo



Như đã đề cập, pin phát hỏa là do sự nóng lên quá mức. Ngày nay, các nhà sản xuất đã tăng cường tính năng giúp máy tự ngắt khi pin nóng quá mức. Song an toàn là trên hết, bạn tốt nhất vẫn cần giữ pin khỏi sự quá nhiệt thụ động bởi yếu tố môi trường. Chẳng hạn như sử dụng smartphone trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời ngoài khu vực hồ bơi. Đặt smartphone ở những chỗ có nhiệt độ cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Việc hâm nóng smartphone liên tục dưới cái nắng gay gắt cũng, hoặc “hầm” chiếc smartphone của mình trong xe hơi ở bãi đậu xe không mái che là những cách bạn đang gián tiếp giết chết pin của máy.

Nhiet do moi truong.jpg

Không chỉ vậy, bạn cũng cần lưu ý cách sử dụng nếu phát hiện máy nóng một cách bất thường. Chẳng hạn như tắt bớt những ứng dụng nặng về đồ họa, những ứng dụng cần nhiều hiệu suất của CPU, kích hoạt tính năng thường xuyên dò tìm kết nối WiFi hoặc “nấu cháo” điện thoại.

Ngoài ra, nếu phát hiện pin quá nóng trong lúc sạc, hãy tìm cách làm mát điện thoại bằng cách tháo máy ra khỏi case bảo vệ nếu có, tránh sạc máy trong những khu vực nhiệt độ cao, có tác động của ánh nắng mặt trời. Quan trọng nhất là đừng sạc điện thoại khi cất máy trong túi xách hay bất cứ vật dụng nào có khả năng ngăn cản sự thoát nhiệt. Đương nhiên, đừng quên để smartphone hàng giờ đồng hồ trong xe hơi khi vừa tắt máy xe.

Sử dụng sai củ sạc


sai cu sac smartphone.jpg

Quảng cáo



Thế giới đã ghi nhận không ít trường hợp smartphone phát hỏa trong lúc sạc. Nguyên nhân chính thường do người dùng sử dụng adaptor hoặc cáp chất lượng kém. Vì vậy, tốt nhất hãy chọn mua phụ kiện chính hãng hoặc sử dụng những củ sạc, cáp sạc từ những thương hiệu uy tín. Nếu chất lượng củ sạc, cáp sạc kém, một ngày nào đó bạn sẽ gặp rắc rối.

Tốt nhất, nên thường xuyên theo dõi lượng nhiệt phát sinh trong quá trình sạc pin cho smartphone nếu bạn sử dụng một bộ sạc không phải là hàng chính hãng, kèm theo hộp sản phẩm. Việc nóng lên quá mức đôi khi còn khiến nhựa của đầu cáp chảy mềm và tệ hơn là bám dính vào ngõ USB trên thân máy.

Đừng để smartphone ướt

smartphone uot.jpg

Đừng nghĩ nước sẽ giúp ngăn chặn bà hỏa ghé thăm smartphone. Thực tế là pin lithium sẽ vẫn bùng cháy khi gặp nước hoặc hơi nước. Bạn có thể theo dõi video thử nghiệm bên dưới để thấy rõ sự nguy hiểm như thế nào khi pin gặp nước.



Vì vậy, trong trường hợp smartphone bạn không được đảm bảo khả năng chống nước, tốt nhất đừng thử thách pin bên trong máy. Với những mẫu smartphone thông thường, việc “té nước” lại càng nguy hiểm hơn. Hãy chú ý bảo vệ chiếc smartphone của bạn khỏi việc tiếp xúc với nước khi đi bơi hoặc đi chơi biển trong mùa hè này bạn nhé.

Pin bị... lủng


pin bi lung.jpeg

Như đã nói từ đầu, pin là thứ rất nhạy cảm với những biến dạng vật lý. Một thỏi pin đã được tháo rời khỏi smartphone vẫn là một quả “bom nổ chậm”. Nếu là pin không sử dụng nữa, tốt nhất hãy để không vài ngày để năng lượng bên trong pin tự tiêu hao do đặc tính của pin lithium. Tốt nhất, đừng cố can thiệp pin bằng các vật sắc nhọn vì khi đó pin sẽ bốc cháy. Khi sử dụng smartphone bạn cũng tốt nhất nên tránh tối đa các va đập mạnh gây ảnh hưởng đến cấu trúc của pin khiến pin phát hỏa.

Hãy nhớ rằng những thỏi pin bên trong smartphone ngày nay có mức dung lượng đủ gây nên tình trạng nguy hiểm trong những điều kiện khắc nghiệt. Nhà sản xuất dẫu đã gói ghém vào pin smartphone những tính năng giúp pin tự bảo vệ, nhưng hãy là một người dùng thông minh, biết cách tự bảo vệ mình tránh những nguy cơ tiềm ẩn bạn nhé.
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình từng xài nhiều đời máy từ Nokia, BlackBerry, iPhone, Huawei nhưng hên chưa gặp trường hợp phồng pin bao giờ, hầu như ko bao giờ xài máy ở những nơi nhiệt độ quá nóng, thường xuyên xài cáp Powerline của Anker chứ ko xài cáp mặc định kèm trong hộp, chưa từng để máy rớt nước... Nhưng việc để rớt máy thì cũng vài lần, hầu như máy nào cũng từng vô tình để tuột khỏi tay: máy thì móp nhẹ ở góc (BlackBerry Passport Silver), máy thì nứt miếng dán màn hình (Huawei Nova 3i), máy rớt nhưng ko hề hấn gì (iPhone X) và cũng có máy bị nứt trực tiếp trên màn hình (iPad Mini)... Túm lại, để phòng chống phát hoả thì nên sử dụng đúng cách và bảo quản cẩn thận, nhược bằng vẫn phát nổ thì do... số đen 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019