Vì sao thời gian trên các thiết bị điện tử luôn chính xác? Chúng đồng bộ từ đâu?

Didu
26/8/2022 4:9Phản hồi: 46
Vì sao thời gian trên các thiết bị điện tử luôn chính xác? Chúng đồng bộ từ đâu?
Có bao giờ bạn thắc mắc các thiết bị như điện thoại, máy tính sẽ lấy dữ liệu giờ giấc ở đâu để luôn đảm bảo chính xác và đồng bộ múi giờ? Thực ra trên thế giới người ta có một hệ thống vệ tinh để làm việc đó, tức là đảm bảo thời gian luôn chính xác. Và nếu hệ thống này trục trặc vài ngày thì kinh tế một nước có thể thiệt hại hàng tỉ USD bởi tầm quan trọng của nó lên các hệ thống điện.

Bất kể bạn đi tới đâu mà có Internet thì thời gian trên đồng hồ thông minh, điện thoại, máy tính… sẽ tự động cập nhật sao cho chính xác với múi giờ của nơi đó, bạn chẳng phải làm gì cả. Trên thực tế, các quốc gia sử dụng chung một hệ thống có tên GNSS (hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu), để lấy thông tin thời gian từ vệ tinh bay theo quỹ đạo. Khi mà cơ sở hạ tầng càng được số hóa thì chúng ta càng phụ thuộc nhiều hơn vào những hệ thống cung cấp thông tin về thời gian như này.

Điện thoại hay thiết bị điện tử cá nhân lấy thông tin thời gian có vẻ không quan trọng nhưng có bao giờ bạn tưởng tượng hệ thống hàng không, tàu điện, lưới điện mà bị sai lệch giờ hoạt động thì tác hại sẽ lớn như nào. GNSS sẽ lấy tín hiệu từ mạng lưới vệ tinh, với mỗi vệ tinh sẽ phát đi thông điệp về vị trí và dấu thời gian (time stamp) mà nó lấy từ các đồng hồ nguyên tử. Các đồng hồ nguyên tử này điều chỉnh thời gian theo trạng thái dao động của nguyên tử. Do tần số những dao động này là bất biến nên đồng hồ nguyên tử rất rất chính xác. (Ví dụ đồng hồ nguyên tử do NASA vận hành sẽ chính xác tới từng giây trong hơn 10 triệu năm). Tóm lại, GNSS giúp đem tới sự chính xác của đồng hồ nguyên tử trên phạm vi toàn cầu mà không cần phải trang bị đồng hồ nguyên tử ở từng quốc gia, khu vực. Vì độ chính xác và chi phí tối ưu nên GNSS được sử dụng bởi rất nhiều ngành và lĩnh vực cần thời gian chính xác như phản ứng khẩn cấp, hàng không, nông nghiệp, điện…

Ngoài ra, thời gian lấy từ GNSS cũng được sử dụng để đồng bộ cho các thiết bị và hệ thống trong một mạng lưới nào đó. Các đồng hồ cơ, chạy pin… sẽ bị sai lệch thời gian do những tác động vật lý, nhiệt độ, từ trường, khi đó người ta sẽ lấy thời gian từ GNSS để làm tiêu chuẩn. Các trạm viễn thông di động và cố định dùng nó (thời gian từ GNSS) để đảm bảo không sai lệch giữa các trạm, hệ thống lưới điện cũng phụ thuộc vào đó để đồng bộ giá trị năng lượng, hay thậm chí cả dịch vụ tài chính cũng cần nó để mọi thứ theo trật tự. Người ta ước tính rằng nếu GNSS bị trục trặc trong vòng 5 ngày, nền kinh tế Anh sẽ thiệt hại 6,1 tỉ USD.

Cũng vì lý do nếu chẳng may GNSS gặp sự cố, thực ra có nhiều nguyên nhân như bão từ làm hỏng vệ tinh, bụi không gian ngăn chặn tín hiệu hay vấn đề chính trị, nó sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại nặng nề và người ta phải tìm ra giải pháp thay thế. Tại Anh, giải pháp sẽ là một dịch vụ độc lập, với mạng lưới đồng hồ nguyên tử đặt tại bốn nơi trên toàn quốc. Hệ thống được kỳ vọng sẽ sẵn sàng vào năm 2024 để cung cấp thời gian chính xác và gần như miễn phí thông qua cáp quang cho toàn bộ nền công nghiệp.

Tham khảo: Wired
46 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đồng hồ nguyên tử
Nên nói cách khác đồng hồ cơ giờ k làm tròn vai trò nó :v
@SoulEvil Vậy vai trò của đồng hồ cơ là gì ? : ))
@Lương Minh Nguyễn thời trang b êi
@Lương Minh Nguyễn Kiểng
GiT
TÍCH CỰC
2 năm
@SoulEvil "Ví dụ đồng hồ nguyên tử do NASA vận hành sẽ chính xác tới từng giây trong hơn 10 triệu năm"
Tương đối thôi bạn, đến đồng hồ nguyên tử vẫn có giới hạn độ chính xác của nó. Dù là 10 triệu năm thì vẫn có một mốc giới hạn thôi. Đồng hồ cơ vẫn để xem giờ, và nó tương đối chính xác, cũng như bạn đi học, đi làm, có bao giờ chính xác được 100% đâu...
@GiT Yap. Nhưng rõ ràng là cơ độ chính xác kém. Trong khi dho, nvu nó là....chính xác tgian
Mở đầu bài viết mod đưa ra thông tin nếu hệ thống này trục trặc trong vài ngày thì 1 nc có thể thiệt hại vài nghìn tỉ USD
Trong giữa bài đưa ra ước tính nước Anh sẽ thiệt hại 6,5 tỉ USD nếu trục trặc trong 5 ngày.
Anh cũng thuộc dạng nền kinh tế lớn mà mới có 6,5 tỉ, thế không biết nước nào có thể thiệt hại nổi vài nghìn tỉ. Vài nghìn tỉ usd mà cứ như tỉ vnđ vậy
@sieu_nhan Chắc viết nhầm nghìn tỷ $ thực ra là đô zimbabue
“Do tần số những dao động này là bất biến nên đồng hồ nguyên tử rất rất chính xác” - dùng cái gì để đo hay để chứng minh là những giao động này bất biến ? Nó cứ thích biến thì sao nhể ? ^^
ichuot
ĐẠI BÀNG
2 năm
@dualshoсk Thấy tác dụng của việc đi học nó quan trọng thế nào chưa? Khi chưa được đi học người ta sẽ nghi ngờ tại sạo 1+1 bằng 2. Tại sao 1 là 1 mà k thể là giun dế gì đó.
@ichuot Công nhận là nhìn bạn tôi mới thấy rõ thêm tác hại của việc ko được đi học nó ghê gớm thế nào.
@ichuot bác biết 1 mà k biết 10 rồi
Screenshot 2022-08-27 at 00-02-24 đại học chứng minh 1 1 2 - Tìm trên Google.png
@tuan9945 Ghê thiệt. 1+1=2 mà đi chứng minh tới tận 372 trang. 😆😆😆
Chắc 1.000.000 + 1.000.000 phải chứng minh hơn cả 1 tỷ trahg. 😆😆😆
@dualshoсk Đồng hồ nguyên tử còn sai số nữa. Nên mình nghĩ "dao động của nguyên tử" cũng có sai số....
Eldimio
CAO CẤP
2 năm
Thời gian con người sử dụng là quy ước dựa trên mốc là chu kỳ của Trái đất. Vì thế việc tạo ra cái đồng hồ bất biến hàng triệu năm là không cần thiết, chỉ cần những cảm biến hay thiết bị đo siêu nhạy để bám bắt đúng chu kỳ Trái đất là được.
Eldimio
CAO CẤP
2 năm
@ndv92 Thời gian trong khoa học họ sử dụng thời lượng (timestamp), còn cái đề cập trong bài là thời điểm, giờ giấc cho sinh hoạt thì nên bám sát theo chu kỳ tự nhiên.
Eldimio
CAO CẤP
2 năm
@minhtienbk Lúc đầu dựa trên mốc đó, họ chia 1 ngày đều đặn 86400s, sau đó phát hiện ra 1 giây trùng khớp với xx dao động của Cs nên dùng Cs làm quy ước trong khoa học luôn. Nhưng thứ đề cập trong bài viết là thời điểm trong ngày, giờ giấc sinh hoạt thì nó nên bám sát theo chu kỳ Trái đất (sẽ có 2 thang đo, 1 dành cho khoa học, 1 dành cho sinh hoạt). Giống như việc người ta cộng trừ giờ mùa đông và mùa hè hay bù năm nhuận vậy.
minhtienbk
TÍCH CỰC
2 năm
@Eldimio sai be bét rồi.
Eldimio
CAO CẤP
2 năm
@minhtienbk Quy ước lịch sử của giây là như vậy đó. Chia thời gian 1 ngày ra 24 giờ, chia 60 phút, chia 60 giây và cuối cùng ra được 1 giây là 1/86400 ngày. Mãi đến gần đây tổ chức quy chuẩn mới ghép khoảng thời gian đó bằng n (số dài quá không tiện copy) tần số dao động của nguyên tử Cs. Tức là giây sinh ra một cách tự nhiên theo chu kỳ Trái đất, sau để chính xác hoá phục vụ khoa học họ mới quy chuẩn lại theo một thứ bất biến.
thời gian không tồn tại, tư bản tạo ra thời gian để bán được đồng hồ 😆
@KingNhay Sai lầm. Không nghe khái niệm không thời gian và chân trời sự kiện hay sao?
@vo khanh tan là sao bác,không hiểu lắm,hic
@toilachi9 Nhiều người bảo thời gian ko tồn tại nhưng thực ra nó được gắn liền với không gian gọi là Không Thời Gian đó, khi không gian thay đổi thì thời gian chỗ ấy cũng thay đổi, cũng như Chân Trời Sự Kiện quanh Hố Đen cũng là 1 minh chứng cho thời gian có tồn tại là khi đến gần hố đen thời gian sẽ trôi chậm và dừng lại.
tiêu đề sai quá sai r. 😂
Thời gian ở vũ trụ Triều Tiên có khác ở vũ trụ chúng ta không nhỉ?
giaond212
ĐẠI BÀNG
2 năm
@chetdichoroi Bên đấy chắc sống chậm như vn thời 197x, 8x rồi.
@giaond212 Mình thật sự tò mò
shakira123
ĐẠI BÀNG
2 năm
Thiết bị điện tử kết nối với internet và có tính năng đồng bộ thời gian thì mới gần như chính xác (cũng ko chính xác tuyệt đối). Tinh tế ngày càng có nhiều bài tiêu đề và nội dung thiếu não.
@shakira123 chạy KPIs đó.
Hơi phức tạp
Time is money 😁
coi vfact biết liền 😂😂😂
tethien
CAO CẤP
2 năm
Bài viết không đúng.
GNSS chỉ là 1 phần của hệ thống đồng bộ thời gian thôi. Không phải tất cả các thiết bị đều đồng bộ thời gian từ nguồn này.
- Các thiết bị di động kết nối với mạng di động thì đồng bộ thời gian qua mạng di động. Mạng viễn thông có giao thức đồng bộ thời gian riêng. Nguồn thời gian các mạng viễn thông cũng lấy từ các NTP Server cấp cao.
- Tất cả các thiết bị có kết nối Internet đồng bộ thời gian qua các NTP Server.
- Các thiết bị có GPS đồng bộ thời gian qua vệ tinh GPS GNSS.
- Tại một số quốc gia, chính phủ duy trì 1 tín hiệu đồng bộ thời gian qua sóng radio. Các đồng hồ điện tử có thể dùng tín hiệu này để hiệu chỉnh. Một số model đồng hồ Casio có chức năng này.

NTP (Network Time Protocol) Server là nguồn public (ntp.org).
Tất cả các thiết bị có kết nối mạng Internet đều đồng bộ được. Ở VN có thể dùng server vn.pool.ntp.org.

Hiện nay đây là nguồn chính để đồng bộ thời gian. Tất cả các thiết bị như server, router, camera, mây tính ... có kết nối mạng Internet đều đồng bộ thời gian từ các NTP Server.

Các NTP Server lấy nguồn thời gian từ đồng hồ nguyên tử Stratum 0 đặt tại Mỹ.

Có nhiều nguồn thời gian khác nhau.
minhtienbk
TÍCH CỰC
2 năm
@tethien Chuẩn ko cần chỉnh, bài viết chủ thớt sai quá sai
oxechip
TÍCH CỰC
2 năm
@tethien thank b,
giờ mới được biết kiến thức chi tiết này,
quá hay lun
Ngoài ra đối với các thiết bị có internet sẽ có protocol để đồng bộ như ntp, các thiết bị chuyên dụng chính xác tầm nano hay pico giây thì có giao thức ptp
oxechip
TÍCH CỰC
2 năm
hèn gì , mấy smart band , có lần ko kết nối với điện thoại,
thời gian ngắn sau , nó sai giờ còn tệ hơn casio nữa
hèn gì tụi đồng hồ thông minh, rồi vòng đeo tay , nếu không được kết nối với điện thoại , thì thời gian ngắn sau , tụi nó chạy sai giờ tùm lum , sai giờ còn tệ hơn đồng hồ cơ nữa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019