[Video] Hệ Mặt trời của chúng ta đang bay trong vũ trụ với tốc độ hàng triệu km/giờ

cuLong
9/4/2014 15:14Phản hồi: 259
[Video] Hệ Mặt trời của chúng ta đang bay trong vũ trụ với tốc độ hàng triệu km/giờ
vortex.gif

Hồi nhỏ chúng ta được dạy rằng Mặt trời đứng yên, Trái đất và các hành tinh, ngôi sao khác trong Thái dương hệ quay xung quanh nó. Điều đó chỉ đúng ở vế sau, vế đầu không chính xác vì thực ra cả hệ Mặt trời của chúng ta đều đang chu du trong vũ trụ vô tận này, với tốc độ lên tới khoảng 1 triệu dặm/giờ, tương đương 1,61 triệu km/giờ, tức gần 45.000 km/giây.

Trái đất của chúng ta tự quay quanh trục của nó với tốc độ khoảng 1000 dặm/giờ, còn nó lại xoay quanh Mặt trời với tốc độ khoảng 67.000 dặm/giờ. Những ngôi sao nhỏ ở ngoài rìa hệ Mặt trời cũng bay quanh quả cầu lửa với vận tốc khoảng 43.000 dặm/giờ. Thậm chí, dải Milky Way cũng đang du hành trong vũ trụ với tốc độ lên tới 1,3 triệu dặm/giờ (gần 2,1 triệu km/giờ).

Do đó, hầu như không có vật thể nào thực sự đứng yên trong vũ trụ, mặc dù chúng vẫn giữ khoảng cách tương đối với nhau, những thực thể này vẫn đang bay rất nhanh trong vũ trụ này về đâu đó bí ẩn.


259 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

autumnman
TÍCH CỰC
10 năm
tùy vào hệ quy chiếu nữa ạ. Nếu hệ quy chiếu lấy mặt trời làm mốc thì mặt trời đứng yên ko clgt 😁
@autumnman LOL, hệ qui chiếu ở đây nghĩa là bạn đứng im trong vũ trụ và nhìn mặt trời cùng các hành tinh di chuyển ntn. Không lẽ lấy hệ qui chiếu là sao Hỏa?
autumnman
TÍCH CỰC
10 năm
@F0rest ủa vậy e sai chỗ nào?
hệ mặt trời quay quanh ngân hà thì phải, chỉ có ngân hà cũa chúng ta thì không biết nó đi về đâu thôi😁
@quanthuong125
@quanthuong125 thiên hà của ta thì đang bay về phía thiên hà tiên nữ và 3 tỷ năm nữa nó sẽ sáp nhập
Vũ trụ vạn vật là duyên hợp và luôn luôn thay đổi!
@harrypham2014 Thời gian không bất biên và chỉ là một đặc tính của vật chất.
Thời gian có thể bị co hẹp hoặc giãn nở mà
@harrypham2014 Bạn nên cập nhật lại kiến thức Vật lý hiện đại của mình trước khi gọi người khác là điên. Bạn nói "không gian" không phải là vật chất thì mới đang gọi là "điên"!
Vật lý hiện đại đi rất xa so với những gì bạn từng được học đấy. Giờ mà vẫn coi vật chất "nằm trong" không gian và thời gian thì là quá thiếu hiểu biết về Vật lý rồi.
Mình chắc bạn chưa nghe đến Lý thuyết dây hay Bigbounce....

Mình khuyên bạn, để đọc nhanh, thì tìm mua cuốn Vật lý hiện đại của Giáo sư Cao Chi (http://nxbtrithuc.com.vn/Danh-muc-tu-sach/2654751/247/Vat-ly-hien-dai-Nhung-van-de-thoi-su-tu-Bigbounce-den-vu-tru-toan-anh.html).
Giờ nói đến Big Bang cũng đã là kiến thức cũ rồi!

Mở ngoặc thêm là mình con nhà ngành Lý nòi, bố mình là GS Vật lý và mình học chuyên lý từ bé nhé 😃
@chinhtranvan Thằng cha Thiên Văn nào thiển cận nhậu xỉn nói bậy vậy ?
Bay hết vũ trụ ? nếu bay 1 nhóm hành tinh với tốc độ 45.000km/s thì tha hồ mà đụng thien thạch nho nhỏ . thực tế là không có vài trăm năm mới có 1 viên rớt xuống trái đất
Có nghĩa là trái đất của chúng ta là một tàu vũ trụ
vậy thì chúng ta đang bay tới đâu :-ss
vậy là ai cũng đang du hành vũ trụ B)
catre1710
ĐẠI BÀNG
10 năm
Nhiều người bị đau đầu ko biết tại sao thì nguyên nhân có thể là đây
@catre1710 vừa quay, vừa di chuyển tốc độ cao vậy chưa văng não ra ngoài mới đau đầu là còn may nhỉ!
@catre1710 vừa quay, vừa di chuyển tốc độ cao vậy chưa văng não ra ngoài mới đau đầu là còn may nhỉ!
Tôi nghĩ bài viết này không chính xác, hoặc tôi cho rằng bài viết này ... sai kiến thức.

Vận tốc di chuyển của bất kỳ vật nào cũng có tính chất tương đối, nghĩa là so với cột mốc như thế nào thì mới suy ra vận tốc của 1 vật. Ở 1 hệ sinh thái bình thường như trái đất thì chúng ta rất dễ hình dung vận tốc của 1 vật bởi vì ta so nó với những thứ 'cố định' như là mặt đất (hay nói đúng hơn là quả đất - Earth).

Trong hệ mặt trời (solar system) thì ta có thể tương đối chính xác khi so các hành tinh với mặt trời (giả định là mặt trời đứng yên - tương đối) , nhưng nếu nói cả hệ mặt trời di chuyển hàng triệu km/giờ thì câu hỏi là so với cái gì ?

Ở đây 'cái gì' cũng phát sinh thêm 1 câu hỏi là nó đứng yên so với cái gì ? liệu 'các nhà khoa học' có nghĩ là vật đó đang chuyển động ngược hướng với hệ mặt trời hàng triệu km/giờ không ? nghĩa là chúng ta không ở trên hệ thống chuyển động nhanh như thế nhưng chính 'cột mốc' chuyển động nhanh như thế theo 1 hướng nào đó.
@_FanTTE_ thế thì bạn chưa hiểu rõ cội nguồn của vấn đề rồi. Cột mốc của chúng ta chính là tâm của vũ trụ hay được biết đến với vị trí là nơi xảy ra hiện tượng big bang bạn à. vũ trụ đang giãn nở Mọi vật ngay kể cả từng hạt cát cũng đang xoay quanh vị trí đó với vận tốc hàng trăm ngàn có thể đến hàng triệu km/h. Tính ra đó là một con số khổng lồ nó phải nặng đến mức nào mới có thể gây ra một lực hấp dẫn kinh khủng đến mức vậy. chưa ai có thể biết được. chúng ta phải đợi khoa học kĩ thuật phát triển thêm thì mới có thể trả lời câu hỏi này. bây giờ nó chưa là gì. chúng ta chỉ có thể đo đếm nó mà thôi.
@khuevk Em chưa có điều kiện kiểm chứng điều bác nói. Tuy nhiên em không đồng ý với bác về lập luận các tàu thăm dò k thể nào đến được các hành tinh trong hệ mặt trời vì trong hệ quy chiếu lấy mặt trời làm mốc,cả hệ mặt trời đều chuyển động như thế thì vị trí tương đối của các hành tinh/ vật thể trong hệ vẫn liên quan đến nhau chứ. Giống như ngồi trên toa tàu đang đi, đánh rơi 1 vật thì nó vẫn sẽ rơi thẳng vuông góc với mặt sàn tàu chứ k rơi xiên chéo về phía sau do chuyển động tương đối của tàu so với trái đất.
@_FanTTE_ Dù trên hệ quy chiếu nào chúng ta cũng thấy mình đứng yên cả
bây giờ căn nhà tớ và trái đất đang chuyển động quanh mặt trời ở vt 30km/s , mặt trời thì bay trong dải ngân hà ở tốc độ ~ 200 km/s nhưng nếu tớ ném quả bóng lên cao , quả bóng vẫn lên và xuống theo đường thẳng
nhưng nếu 1 bạn ngoài hành tinh ở ngoài hệ mặt trời đang xem hình ảnh từ 1 nơi khác trong vũ trụ , quả bóng sẽ bay theo những đường kỳ lạ do trái đất di chuyển
vì vậy khi những người quan sát ở hệ quy chiếu lớn thì quả bóng sẽ chuyển động càng nhiều , nếu nó đạt gần tốc độ ánh sáng thì thời gian sẽ chạy chậm lại
kimchammong
ĐẠI BÀNG
10 năm
Ô, với em thì trái đất đứng yên còn cả vũ trụ xoay quanh các bác ạ! o_O
@kimchammong Em ráng leo lên 1 chút nữa đi, em đứng yên còn những thứ còn lại quay xung quanh em, chỉ còn 1 nấc mà không chịu leo lên là sao ?
Judas8x
ĐẠI BÀNG
10 năm
@_FanTTE_ =)) bác đủn em ấy lên kìa
intereal
ĐẠI BÀNG
10 năm
@_FanTTE_ lúc đó em í sẽ thành "cái đinh của vũ trụ" đấy nhé
@kimchammong Chuẩn, quá chuẩn: điều này đã được khẳng định từ rất lâu rồi còn gì 😁
nokishock
TÍCH CỰC
10 năm
Vậy sao ra khỏi trái đất (tình trạng không trọng lực). ví dụ như ISS sao không thấy TĐ di chuyển với vận tốc 45.000 km/s. Vậy ISS chịu lực tác động của ai?
@nokishock Bài viết nói cả hệ mặt trời đều đang "bay" mà. Bác lên quỹ đạo thì cũng đã thoát ra khỏi hệ mặt trời đâu, đều đang "bay" trong vũ trụ mà. Thấy làm sao được. Giống như bác đang ở trên mặt đất, làm sao cảm thấy trái đất quay được.
@nokishock Đơn giản thế này nhé, lúc tàu ISS ở trái đất thì di chuyển cùng hướng với trái đất (do lực hấp dẫn, trái đất kéo ISS đi theo)

Khi ISS ra khỏi trái đất, lực hấp dẫn biến mất nhưng quán tính mà nó mang lại vẫn còn nên ISS tiếp tục di chuyển.

Ngu ý của mình là vậy, tin thì tin nhưng sai ráng chịu 😁
@nokishock Mình nghĩ ISS vẫn bay theo trái đất cũng như vẫn bay theo Solar System vì do có lực hút của trái đất tác động vào ISS bạn ạ... chưa kể đến lực hút cực đại của Solar System lên các hành tinh và vật chất bên trong nó... 😃
liongates
ĐẠI BÀNG
10 năm
@nokishock Thực ra ở ISS ko phải là họ không trọng lực đâu bạn, thực ra là họ đang di chuyển với vận tốc cân bằng với lực hút trái đất tác dụng lên họ thôi. Thực chất là nếu ta xây 1 tòa nhà cao tầng cao ngang với trạm ISS thì khi bước ở sân thượng tòa nhà đó, ta nhảy lên cũng chỉ cao hơn bình thường thôi chứ ko phải là lơ lửng. Mình khó có thể giải thích cho rõ ràng được do kiến thức mình cũng ko có, nếu bạn muốn tìm hiểu thì có thể lên youtube tìm các video trong 2 kênh là Veritasium và Vsauce, chịu khó kiếm cho đúng video rồi coi bạn.
chúng ta bay nhanh vậy mà sao ko bị văng ra nhỉ
@hiep.cdt vì tất cả đang chuyển động cũng nhau.giả sử trái đất ngừng chuyển động một cái là tất cả văng đi theo quán tính hết
@boy_hunter_handsome lực quán tính chỉ tồn tại trên trái đất và 1 số hành tinh thôi,nêu ra không gian vũ trụ thì lực quán tính không tồn tại bạn ah
@thaituanngoc Cái này mới, ở đâu ra vậy :-o
@boy_hunter_handsome vì lực hút của trái đất lớn
nếu ko thì cũng bay hết 😁
rasputin
ĐẠI BÀNG
10 năm
@thaituanngoc Nếu lực quán tính không tồn tại thì tại sao thiên thạch bay được trong vũ trụ? Nó dùng lực gì để bay?
britgaga
TÍCH CỰC
10 năm
Bây giờ mới hình dung ra được khi mặt trời chuyển động thẳng đều, thì hành tinh trong hệ mặt trời chuyển động ra sao. Mà cứ như đua xe 😃

Video part 2:


Bạn dựa vào đâu mà bảo bài viết này không chính xác. Tại không giải thích cặn kẽ nên những người muốn hiểu kĩ cảm thấy khó chịu. 😁

Cái thắc mắc của bạn, cơ bản nhiều người cũng thắc mắc. Họ không thể tự đưa ra con số 45000km/s được. Bây giờ tìm hiểu xem họ tính thế nào, xem các nhà khoa học nói gì thôi. Ae tinhte google english thẳng tiến nào. 😃

http://m.teachastronomy.com/astropedia/article/The-Discovery-of-Quasars
http://www.djsadhu.com/the-helical-model-vortex-solar-system-animation/


Dựa vào vụ nổ bigbang, rồi quang phổ...blah..blah......chả hiểu gì. :D
nhutan266
ĐẠI BÀNG
10 năm
tự nhiên có 1 ý nghĩ hơi ngu tí là có khi nào lực hút trái đất là do lực gia tốc hướng tâm gây ra không nhi? vì con người luôn quay quanh tâm trái đất mà. 😁
P/s: đã được các bác thông não 😆. đúng là lâu ngày quên hết mọi định luật vật lý rồi. gia tốc hướng tâm sẽ cho ra lực ly tâm. và nhờ lực hút của trái đất (lực hấp dẫn) mà chung ta không bị văng ra do lực ly tâm này :v
@nhutan266 nếu trái đất quay quanh nó thì sinh ra lực ly tâm mới đúng, trọng lực để níu giữ mọi thứ trên bề mặt trái đất được sinh ra do chính bản thân trái đất. Trọng lực trên các hành tính khác nhau do thành phần cấu tạo nên hành tinh đó 😃
nhutan266
ĐẠI BÀNG
10 năm
@mr_zero1188 Đúng là càng lớn càng quên hết kết thức vật lý rồi 😃). làm em suy nghĩ từ nãy, đúng là gia tốc hướng tâm thì sẽ là lực ly tâm. Còn lực hấp dẫn thì các nhà khoa học đã khẳng định từ lâu rồi, theo đó thì trọng lực khác nhau là do khối lượng của hành tinh đó bác à 😁
@nhutan266 lực hấp dẫn là do khối lượng bạn ak 😃
Quân kòi
ĐẠI BÀNG
10 năm
@nhutan266 Kô lên quan nhưng nếu lực hút trái đất không đủ mạnh thì bạn đã bị vứt ra ngoài vũ trụ vì lực li tâm rồi :D
@nhutan266 Em nghĩ là khối lượng lại phụ thuộc vào thành phần cấu tạo chứ nhỉ :D
thienlucky
ĐẠI BÀNG
10 năm
đến lúc nào đó mặt trời va phải hành tinh nào đó thì bùm... hệ mặt trười biến mất 😁
@thienlucky hành tinh nhỏ hơn sao nhiều.nên chắc k "bùm" đc đâu:D
cơ bản là luôn chuyển động, khi nào chạm nhau hẳng hay
Quan trọng là lấy vật gì làm mốc mới được chứ!😁
linhatm
TÍCH CỰC
10 năm
vậy thì nhà máy của chúng ta thải ra khí độc thoát ra khỏi tầng khí quyền là xong, chả ảnh hưởng gì nữa đúng kg?

Và phóng vệ tinh ra khỏi hệ mặt trời là mất luôn kg đường về phải kg?
@linhatm phải đủ xa để k bị hút lại bạn ak.mà cái ống khỏi chắc phải vĩ đại lắm nhỉ 😃
cái vệ tinh thì phóng ra,một là cạn nhiên liệu và rơi.hai là "xuân này con không về" 😁
sonnb
TÍCH CỰC
10 năm
@linhatm Vấn đề là khi nào ra khỏi hệ mặt trời được? Cái tàu duy nhất ra tới được rìa hệ mặt trời bay mất hơn 30 năm rồi. Còn thải khí độc ra khỏi tầng khí quyển thì trước khi nó ra ngoài, tầng ozon đã thủng rồi và mọi người chết hết rồi.
linhatm
TÍCH CỰC
10 năm
Bạn nào cho mình xin đường links dowload cái video trên part 1 & 2 luôn
Thanks
Đi đường ở phố xá VN cũng đủ chóng mặt vì sự hỗn độn rồi, nay lại nghe vũ trụ di chuyển nhanh đến như thế nữa, thật mệt, mặc dù nó đã di chuyển từ bấy lâu nay mà, nên thôi mặc kệ vũ tru làm gì thì làm đi đâu thì đi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019