[Video] Hệ thống phòng không Iron Dome đánh chặn 15 tên lửa cùng lúc trên bầu trời Israel

bk9sw
27/8/2014 3:43Phản hồi: 169
[Video] Hệ thống phòng không Iron Dome đánh chặn 15 tên lửa cùng lúc trên bầu trời Israel
Iron_Dome.jpg

Iron Dome (Vòm sắt) là hệ thống phòng không tầm ngắn với khả năng đánh chặn tên lửa, pháo và đạn cối (C-RAM) hàng đầu hiện nay. Hệ thống này do Rafael Advanced Defense Systems phát triển và nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ và người dân Israel trước các cuộc công kích bằng tên lửa do các lực lượng nổi dậy thực hiện. Trong video dưới đây, chúng ta sẽ thấy được sự hiệu quả của Iron Dome khi một lúc bắn hạ 15 tên lửa trên không được bắn từ dải Gaza. Cảnh tượng trông như pháo hoa nhưng nếu như những quả tên lửa này không bị đánh chặn, hậu quả sẽ rất thảm khốc.


Tiện đây thì mình cũng giới thiệu sơ lược về hệ thống phòng không Iron Dome:

Hoàn cảnh ra đời:


Vào những năm 90, lực lượng nổi dậy Hezbollah đã liên tục pháo kích vào các trung tâm đông dân cư tại miền bắc Israel, từ đó khơi gợi một sự thách thức về quốc phòng đối với Lực lượng phòng vệ Israel. Israel cần một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn và vào năm 2004, ý tưởng về hệ thống Iron Dome đã được xúc tiến sau khi tướng Daniel Gold lên nhậm chức. Ông cũng là người lãnh đạo phòng nghiên cứu và phát triển của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) và rất tâm huyết với các dự án phòng thủ tên lửa. Trong suốt cuộc chiến tranh Li-băng năm 2006, theo ước tính lực lượng Hezbollah đã bắn 4000 rocket, chủ yếu là tên lửa tầm ngắn Katyusha vào miền bắc Israel, bao gồm cả thành phố lớn thứ 3 nước này là Haifa làm 44 thường dân thiệt mạng, 250.000 người Israel phải sơ tán đến các vùng khác và khoảng 1 triệu người bị mắc kẹt giữa các cuộc công kích và phải trú ẩn dưới các hầm chống bom. Chuyển sang phía nam, lực lượng Hamas đã bắn hơn 8000 đầu đạn các loại (khoảng 4000 rocket và 4000 quả đạn cối) vào các khu vực đông dân cư của Israel từ dải Gaza từ năm 2000 đến 2008. Hamas chủ yếu sử dụng tên lửa Qassam được phóng bởi các bệ phóng Grad 122 mm (BM-21) cho tầm bay xa hơn. Do đó vào tháng 2 năm 2007, bộ trưởng quốc phòng Israel - Amir Peretz đã chọn Iron Dome như một giải pháp phòng vệ đối với các mối đe doạ tên lửa tầm ngắn. Kể từ đó, hệ thống trị giá 210 triệu USD này đã được Rafael Advanced Defense Systems phát triển hợp tác với IDF.


Thiết kế và hoạt động của hệ thống:

Hệ thống phòng không Iron Dome được thiết kế để đánh chặn và phá hủy các tên lửa tầm ngắn và đạn pháo được bắn từ khoảng cách từ 4 đến 70 km nhằm vào các khu vực đông dân cư. Theo nhà sản xuất Rafael, Iron Dome sẽ hoạt động cả ngày lẫn đêm, dưới nhiều điều kiện thời tiết bất lợi và có thể phản ứng trước nhiều môi đe doạ cùng lúc.

Iron_Dome_01.jpg

Iron Dome có 3 thành phần chính bao gồm:
  • Radar phát hiện và theo dõi: hệ thống radar được chế tạo bởi IDF và Elta - một công ty phòng thủ của Israel và là công ty con của Israel Aerospace Industries.
  • Trung tâm điều khiển vũ khí và quản lý chiến thuật (BMC): đây là một hệ thống phần mềm được mPrest - một công ty phần mềm của Israel phát triển dành riêng cho Rafael. Phần mềm hoạt động trên nền tảng Microsoft Windows và kiến trúc .NET. mPrest cho biết phần mềm có thể quản lý hàng chục nghìn vật thể thay đổi nhiều lần mỗi giây.
  • Đơn vị phóng: đơn vị này chứa các tên lửa đánh chặn Tamir, được trang bị với các cảm biến điện-quang học và các vây điều hướng để đạt khả năng cơ động cao nhất. Các tên lửa được chế tạo bởi Rafael.

Hệ thống radar EL/M-2084 được trang bị cho Iron Dome sẽ phát hiện các tên lửa được phóng từ bên ngoài và theo dõi đường bay của chúng. Sau đó, BMC sẽ tính toán điểm va chạm dựa trên dữ liệu thu thập và sử dụng thông tin này để xác định liệu mục tiêu có gây nguy hiểm cho một khu vực nào đó hay không. Chỉ khi mối đe doạ được xác định, một tên lửa đánh chặn sẽ được phóng đi để phá huỷ rocket đang bay đến trước khi nó lao xuống khu vực va chạm dự đoán.


Thông thường các khẩu đội tên lửa phòng không gồm đơn vị radar, đơn vị điều khiển tên lửa và các bệ phóng đều được thiết lập tại cùng một địa điểm. Iron Dome ngược lại được thiết kế để triển khai rải rác tại nhiều khu vực. Mỗi bệ phóng chứa 20 tên lửa đánh chặn và được triển khai độc lập, vận hành từ xa qua kết nối không dây bảo mật. Mỗi khẩu đội Iron Dome có thể bảo vệ một khu vực với diện tích xấp xỉ 150 km2.

Hiệu quả phòng không:

Iron_Dome_02.jpg

Quảng cáo


Iron Dome đánh chặn thành công một quả rocket được bắn từ dải Gaza bởi các phần từ cực đoan Palestine.

Sau khi được triển khai đồng loạt tại nhiều khu vực vào tháng 4 năm 2011, Iron Dome đã được sử dụng để đánh chặn thành công các tên lửa Katyusha được bắn bởi các phần tử Palestine. Vào tháng 8 cùng năm, Iron Dome đã bắn hạ 20 tên lửa và rocket nhằm vào Israel. Tuy nhiên, Iron Dome vẫn gặp phải sai sót khi để "sổng" 1 trong 5 quả rocket khi chúng được bắn vào thành phố Beersheba, làm 1 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Vào tháng 11 năm 2012, trong suốt chiến dịch Trụ cột Phòng thủ (Operation Pillar of Defense), tính hiệu quả của Iron Dome đã được các chuyên gia Israel đánh giá khoảng từ 75 đế 95%. Theo đó, với gần 1000 tên lửa và rocket được lực lượng Hasmas công kích nhằm vào Israel từ khi chiến dịch bắt đầu đến ngày 17 tháng 11, Iron Dome đã nhận biết 2/3 số tên lửa không gây nguy hiểm và đánh chặn 90% số còn lại (khoảng 300 tên lửa). Trong suốt chiến dịch, chỉ có 3 người Israel thiệt mạng do một hệ thống Iron Dome bị hỏng.

Tại chiến dịch Vành đai Bảo vệ (Operation Protective Edge) được Israel phát động từ ngày 8 tháng 7, Iron Dome cũng đã đánh chặn thành công 87% mục tiêu công kích tính đến nay.

So với các hệ thống phòng không khác trên thế giới thì tỉ lệ hiệu quả của Iron Dome là rất cao. Với 90% tên lửa được đánh chặn thành công, con số này vượt quá kỳ vọng đối với các hệ thống phòng không, theo nhận định của cố vấn phòng thủ Steven Zaloga.

Vấn đề chi phí:


Nhà phân tích quân sự Reuven Pedatzur cho rằng Iron Dome có chi phí quá cao so với một quả tên lửa Qassam của lực lượng cực đoan Palestine, do đó việc Palestine phóng một số lượng lớn tên lửa Qassam sẽ tấn công Israel không chỉ về mặt an ninh mà còn về mặt tài chính. Chi phí ước tính cho mỗi tên lửa đánh chặn Tamir vào khoảng từ 20.000 đến 50.000 USD trong khi chi phí sản xuất một tên lửa Qassam chỉ vào khoảng 800 USD và giá của mỗi tên lửa Grad được lực lượng Hamas sử dụng cũng chỉ tầm vài nghìn đô la. Tuy nhiên, Rafael đã phản hồi rằng vấn đề chi phí đã bị thổi phồng quá mức bởi Iron Dome chỉ đánh chặn các tên lửa được xác định gây nguy hiểm, tiết kiệm hơn và tác động chiến lược của tên lửa đánh chặn đáng với chi phí bỏ ra.

Quảng cáo



Ngoài Israel thì Iron Dome cũng đang được quân đội Singapore khai thác.

Nguồn: Sploid, Wikipedia
169 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay thiệt^^
😃 kinh via x
Dân do thái đúng là thông minh tuyệt đỉnh 😃
@HoangThuongGiaLam VN ta cũng thông minh lắm bác ợ , nghe sách báo của ta in, tuyên truyền .. .như vậy, mà sao dân ta cứ mãi đi xe máy không mua nổi ô tô, ô hô ô hô.
hungcom_neu
ĐẠI BÀNG
10 năm
@SoGetSu mình thấy cái kiểu israel chiếm đất của palestin chẳng thấy chính nghĩa chút nào, tuy mình chẳng hiểu lắm về lịch sử vùng đất đó.
@HoangThuongGiaLam dễ thương nữa :p

@hungcom_neu Coi trên bbc thấy bên palestin thiệt hại rất nặng nề do phía israel không kích
Tobie_arc
TÍCH CỰC
10 năm
Có hệ thống này yên tâm thật. Người Israel quá giỏi
natomedia
TÍCH CỰC
10 năm
Sao VN không mua hệ thống này ta chống máy bay và tên lửa của khựa đặt tại các đảo luôn.
@natomedia Hệ Thống này chưa được cấp giấy phép xuấtkhaaiu. Để duy trì hệ thống này một năm chính phủ irare cần phải có nguồn viện trợ của Mỹ. bạn cứ tính 1 quả tên lửa có giá gần 500 triệu tiền việc nam, chưa tính chi phí vận hành và bảo dưỡng cho hệ thống này, một con số khổng lồ đối với nước nghèo như VN ta.
natomedia
TÍCH CỰC
10 năm
@thanh120514 Chẳng có gì là lạ cả hỏi vậy thôi chứ mình có phải người mua đâu mà mấy tổ hợp này đâu đã đắt bằng S300 đâu.
natomedia
TÍCH CỰC
10 năm
@ntvan Cái đó thì không biết được quan trọng là cần thì vẫn phải cắn răng mua thôi vì an ninh của đất nước. Quan trọng là các quan chức quốc phòng họ lựa chọn chứ không phải việc của chúng ta thế mới comment hỏi kiểu đó.
phuan
TÍCH CỰC
10 năm
@thanh120514 đọc sơ qua coi có " phần tử quá khích trong tinhte " thấy bạn này nói đúng

môi quả tên lửa điều là tiền, mình phóng 50 quả , bên ấy phóng 500 quả . nó giàu mà. dùng mưu thôi
Việt Nam mà nhập được em Iron Dome này về + Pansir S bầy binh búa trận xung quanh S300 PMU thì chắc ruồi muỗi đến tên lửa đạn đạo cũng không lọt vào bầu trời nổi!^^
@nbgiang88 thôi thôi
ông nào cũng giỏi và hiểu biết
những chuyên gia người ta học tập nghiên cứu cả vài chục năm. Hàng ngày tiếp cận với bao nhiêu tài liệu và kênh thông tin có giá trị kia kìa mà phát ngôn còn hết sức dè dặt. Các ông lên mạng xem được vài cái clip, đọc được dăm ba bài phân tích lá cải thì phán như thánh. Nguy hiểm quá cơ
sututam
ĐẠI BÀNG
10 năm
@tử cấm thành Pác chém quá đấy
Về số lượng thì TungCua hơn, nhưng về chất lượng thì TungCUa sao bằng Mĩ được.
Bác nói tungcua nghiên cứu được Mach 10, trong khi Mĩ chỉ nghiên cứu được Mach 5. Nghe cũng đã thấy vô lí rồi.
Một thằng đi trước thằng kia hàng chục năm nghiên cứu về vũ khi mà lại nghiên cứu ko bằng thằng kia thì thật kì lạ.
@lincole123456 bác giải thích với thằng khựa con đó làm ji😁 có nói trời nói đất nó cũng kêu bác không bít ji thôi😃
hungcom_neu
ĐẠI BÀNG
10 năm
hệ thống này so với NMD của mẽo không biết thê nào nhỉ?
@hungcom_neu Giống nhau ít: cùng là hệ thống phòng thủ không gian
Khác nhau nhiều: Iron dome chỉ đánh chặn được các mục tiêu tầm thấp và trung bình như đạn pháo, rocket, tên lửa loại nhỏ-chỉ triển khai được dưới mặt đất, còn hệ thống NMD-triển khai được dưới mặt đất, trên tàu khu trục, tầm bao quát và bảo vệ rộng hơn nhiều so với irondome- dùng đánh chặn được các mục tiêu bay như tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân (loại này bay vượt cả qua khí quyển trái đất để giảm ma sát-tăng tốc, sau đó lao xuống mục tiêu được định sẵn, như hình parabol các bác bắn angry bird hay gun bound đó)
@hungcom_neu Khác nhau 1 trời 1vực. Nhìn tầm bắn lẫn mục tiêu đi, 1 cái gồm nhiều lớp, chơi cả tên lửa đạn đạo. Cái kia thì....
huancoi216
ĐẠI BÀNG
10 năm
@hungcom_neu NMD và Iron dome có tính năng hoàn toàn khác nhau, NMD là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa, cao chủ yêu nhằm vào các tên lửa liên lúc địa ICBM mang đầu đạn hạt nhân, còn Iron dome dùng để đánh chặn các tên lửa phòng loạt, đạn cối, đạn pháo.
Điểm xuất sắc nhất của Iron dome là khả năng đánh giá phân tích mục tiêu có gây hại cho khu vực nó bảo vệ hay ko rồi mới đánh chặn.
@chrisvuong Cho đến nay thì NMD đã được chứng minh là không hiệu quả. Do tốc độ tên lửa đạn đạo chiến lược khi lao xuống có tốc độ gấp 10 lần âm thanh. Không hệ thống nào đủ năng lực và thời gian để nhận biết và xử lý.

Do đó Mỹ luôn tìm cách áp sát Nga để dò tìm và cố gắgn đánh chặn lúc tên lửa mới được phóng lên ( tốc độ còn thấp).
Kin_92
TÍCH CỰC
10 năm
@Hungdunghcmc Lúc nó lao xuống chả có cái vẹo gì chặn đc hết, chặn là chặn lúc mới phóng lên thôi 😃
đang lúc cao trào thì Windows lại hiện màn hình xanh quen thuộc... 😁 :D
@nta139
@nta139
@nta139
@nta139
Quá giỏi, có thể mới phòng ngừa được lũ khủng bố, lũ cờ hó chuyên cắn lén
Người Do Thái công nhận là rất thông minh.
Nhưng mình gét nhà nuớc Israel :mad:
@dangvodao109 😁 nó kêu nó bị đánh mà toàn palestine chết :3
@nbgiang88 chuẩn rùi
mỹ trả tiền để israel nghien cuu khoa hoc cho mỹ mà
bác thấy israel nó xài súng m16 ko xài ak 47 bao gio,
jing
CAO CẤP
10 năm
@dangvodao109 Israel nợ gì bạn vậy ?
sonphamhy
ĐẠI BÀNG
10 năm
@dangvodao109 vì bạn ko hiểu họ... vì những thông tin mà bạn chỉ được nghe một chiều... Isarel hay Palestine cũng như nam bắc Hàn vậy... tham vọng của cả 2 bên đều muốn thâu tóm bên còn lại để thống nhất.
ray-rung
ĐẠI BÀNG
10 năm
Mấy người do thái này tên lửa bắn đến đýt rồi mà vẫn tự tin thấy ớn. Quả là hệ thống phòng thủ hiệu tên lửa hiệu quả nên chả phải sợ gì :rolleyes:
luka brasi
ĐẠI BÀNG
10 năm
QUÁ ĐÃ, không hổ danh là người do thái
@luka brasi
Juventino
ĐẠI BÀNG
10 năm

ma thôi k nói vs ng thân bựa 😃)
Capetown
ĐẠI BÀNG
10 năm
Khủng quá, ước gì Quân đội Việt Nam có được cái ấy
@Capetown bắn 1 quả là 1 tỷ vnd ai dám trả tiền hả chú em
@Capetown bắn 1 quả là 1 tỷ vnd ai dám trả tiền hả chú em
Do thái không chỉ thông minh mà họ có lòng tự tôn dân tộc rất lớn, kẻ thù lảng vảng ở bên ngoài là họ tìm cách đuổi đánh ngay. Chứ VN ta hàng ngàn năm nay Trung Của nó hấp diêm mà vẫn ko làm sao mà "tát" cho nó dù chỉ một cái.
@click5cc Một cái "tát" đúng nghĩa để nó sợ thì chưa bạn ah.
click5cc
ĐẠI BÀNG
10 năm
@vitkon cái đó là khôn khéo chứ bạn !
đứng trước 1 thằng to lớn hơn mình, 1 tay nó cầm súng 1 tay cầm dao lăm lăm chỉ muốn tìm cái cớ để táng mình,trong khi đó mình mới đi hiến máu về,ng đứng còn không nổi, tay gần như là ko có gì, chạy ko dc theo bạn mình lên làm thế nào?
tát nó đau quá nó liều lên thì mình lên nóc tủ ngồi nên theo mình nghĩ vừa đấm vừa xoa để hoãn binh tranh thủ dành dụm tiền mà mua con dao thái lan phòng thân chứ !
đến lúc có dao rồi thì chúa chết trạng cũng băng hà thì ngán gì ! nhưng thiết nghĩ mình trải qua bao gian khổ để dc hưởng 1 nên hòa bình thì ko ai "chí phèo" đến nổi đem nhân dân quay lại thời kỳ như trước đâu.
vài lời lạm bạn ko phải thì mong bạn bỏ qua nhé !
click5cc
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Minhvunival theo bạn thế nào thì đúng nghĩa ?
trường hợp mình với nó giống kiểu 1 thằng nhà nghèo có ít tiền với 1 thằng đại gia giàu có đi quán bar nhỉ, nó sỹ gái lại có nhiều tiền nó mời mình 1 chai chi vát 21, mình mỉm cười nghĩ thầm: "gấu của ông đuổi chẳng hết thèm gì ông đú với mày"...dư tiền mời lại nó chai chi vát 21 đấy nhưng thôi ko dại đú với nhà giàu nên mời nó chi vát 18 (tiết kiệm tiền tí ko về gấu nó cắt cơm cả tháng) lịch sự đáp lại sự khiêu khích đó là đủ.
HuyNBN
TÍCH CỰC
10 năm
Em tưởng tượng mỗi lần nó bắn là nó ném 1 chiếc ô tô lên trời 😆

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019