Meta (Facebook) đã chính thức thông báo thử nghiệm tính năng mã hoá đầu cuối (end-to-end encryption) cho các cuộc trò chuyện trên app Facebook Messenger. Thông báo này đến chỉ vài ngày sau khi có tin Meta đã chuyển các tin nhắn riêng tư của một thiếu niên ở Nebraska cho cảnh sát sau khi cô này bị cáo buộc phá thai. Sự kiện này gửi đi một thông điệp về mức độ an toàn và bảo mật của những cuộc trò chuyện được cho là “riêng tư” trên Facebook Messenger.
Việc mã hoá đầu cuối sẽ khiến cho tin nhắn được bảo mật và ngay cả Meta cũng không thể truy cập được (trừ khi người gửi hoặc người nhận báo cáo chúng). Vì vậy việc kích hoạt mã hoá đầu cuối, về lý thuyết, sẽ cho phép người dùng có thể tự do thảo luận bất kỳ điều gì họ muốn mà không phải lo lắng về việc quyền riêng tư sẽ bị xâm phạm, ít nhất là trong trường hợp các cơ quan thực thi pháp luật yêu cầu chủ nền tảng phải đưa ra các bản sao tin nhắn.
Mã hoá đầu cuối cũng không phải là một tính năng gì mới đối với các nền tảng nhắn tin, Messenger hiện cũng đã có tích hợp dưới dạng một tuỳ chọn có tên là Secret Conversations (cuộc trò chuyện bí mật). Nhưng vấn đề hiện tại là Meta đặt trách nhiệm sử dụng tính năng này cho người dùng bằng tuỳ chọn opt-in, người dùng phải tự kích hoạt lên khi nhắn tin.
Và không phải bất kỳ người dùng Messenger nào cũng có cùng mức độ hiểu biết về công nghệ hoặc cùng mối quan tâm về quyền riêng tư trong tin nhắn. Nếu một trong 2 người trong cuộc trò chuyện không bật mã hoá - vì không biết về nó, không biết cách bật hoặc nghĩ rằng không cần thiết - thì về cơ bản việc nhắn tin là không an toàn đối với cả 2.
Nếu thử nghiệm của Meta diễn ra tốt đẹp và tính năng mã hoá đầu cuối được kích hoạt mặc định khi nhắn tin thì những lo ngại này sẽ biến mất. Tuy nhiên hiện tại thì lớp bảo vệ này vẫn chưa được kích hoạt mặc định, và vì vậy bất kỳ ai hay thảo luận về các thông tin nhạy cảm thì nên cân nhắc đến những giải pháp liên lạc an toàn hơn như Signal hay các app nhắn tin có mã hoá đầu cuối khác.
Tham khảo: Slashgear
Việc mã hoá đầu cuối sẽ khiến cho tin nhắn được bảo mật và ngay cả Meta cũng không thể truy cập được (trừ khi người gửi hoặc người nhận báo cáo chúng). Vì vậy việc kích hoạt mã hoá đầu cuối, về lý thuyết, sẽ cho phép người dùng có thể tự do thảo luận bất kỳ điều gì họ muốn mà không phải lo lắng về việc quyền riêng tư sẽ bị xâm phạm, ít nhất là trong trường hợp các cơ quan thực thi pháp luật yêu cầu chủ nền tảng phải đưa ra các bản sao tin nhắn.
Mã hoá đầu cuối cũng không phải là một tính năng gì mới đối với các nền tảng nhắn tin, Messenger hiện cũng đã có tích hợp dưới dạng một tuỳ chọn có tên là Secret Conversations (cuộc trò chuyện bí mật). Nhưng vấn đề hiện tại là Meta đặt trách nhiệm sử dụng tính năng này cho người dùng bằng tuỳ chọn opt-in, người dùng phải tự kích hoạt lên khi nhắn tin.
Và không phải bất kỳ người dùng Messenger nào cũng có cùng mức độ hiểu biết về công nghệ hoặc cùng mối quan tâm về quyền riêng tư trong tin nhắn. Nếu một trong 2 người trong cuộc trò chuyện không bật mã hoá - vì không biết về nó, không biết cách bật hoặc nghĩ rằng không cần thiết - thì về cơ bản việc nhắn tin là không an toàn đối với cả 2.
Nếu thử nghiệm của Meta diễn ra tốt đẹp và tính năng mã hoá đầu cuối được kích hoạt mặc định khi nhắn tin thì những lo ngại này sẽ biến mất. Tuy nhiên hiện tại thì lớp bảo vệ này vẫn chưa được kích hoạt mặc định, và vì vậy bất kỳ ai hay thảo luận về các thông tin nhạy cảm thì nên cân nhắc đến những giải pháp liên lạc an toàn hơn như Signal hay các app nhắn tin có mã hoá đầu cuối khác.
Tham khảo: Slashgear