Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Việc sản xuất sapphire của Apple sẽ rất khó để sao chép?

Duy Luân
6/5/2014 20:32Phản hồi: 501
Việc sản xuất sapphire của Apple sẽ rất khó để sao chép?
Apple_sapphire.jpg
Mặc dù có nhiều trong tự nhiên và xuất hiện trong các sản phẩm thường ngày nhưng mãi đến vài năm trước nhôm mới dần xuất hiện phổ biến trên các thiết bị điện tử tiêu dùng. Chúng ta có MacBook làm bằng nhôm nguyên khối, sau đó là điện thoại nhôm, ổ cứng di động vỏ nhôm, pin dự phòng vỏ nhôm và thậm chí là camera nhôm. Vậy tại sao mọi chuyện lại diễn ra như thế? Và liệu Apple có lặp lại một lần nữa hiện tượng này với sapphire hay không?

Thời điểm quan trọng mà nhôm bắt đầu được sử dụng cho các sản phẩm công nghệ đó là vào tháng 10 năm 2008. "Chúng tôi đã làm việc cực kì vất vả trong việc thử thiết kế một bộ vỏ nguyên khối mới", Jony Ive - trưởng bộ phận thiết kế của Apple, nói trong sự kiện "Spotlight on Notebooks" gần sáu năm về trước. Điều Apple đã làm đó là lấy bộ khung nhôm được tiện bằng máy của chiếc MacBook Air rồi áp dụng cho các máy MacBook và MacBook Pro. Tại thời điểm đó, máy CNC (computer numerically controlled) chưa được sử dụng như một giải pháp sản xuất hàng loạt trong thế giới công nghệ, và Apple đã biến thứ không phổ biến thành phổ biến.

Video giới thiệu MacBook năm 2008

Ming-Chi Kuo, một nhà phân tích làm việc cho hãng nghiên cứu KGI Securities, nói rằng "nhôm giờ đây đã rẻ hơn và dễ chế tạo hơn nhờ vào Apple". Ông cùng nhiều nhà phân tích khác nhận định rằng nhu cầu của Apple đã khiến các nhà cung ứng vỏ nhôm đầu tư nhiều hơn vào các công nghệ cũng như năng suất sản xuất. Tất cả họ đều cạnh tranh nhau và giảm giá để có được sự hài lòng của Apple trong việc cắt gọt, sơn phủ cũng như tái chế một lượng nhôm khổng lồ.

"Mười năm trước, bạn sẽ không thể tìm thấy một ai sử dụng điện thoại được thiết kế hoàn toàn từ nhôm, ngay cả khi bạn có đủ tiền để mua nó", Scott Croyle - cựu nhân viên HTC và cũng là người dẫn đầu nhóm thiết kế ra dòng HTC One - chia sẻ. Chiếc Motorola Razr đời đầu cũng có dùng nhôm, nhưng chỉ là một bộ phận nhỏ chứ không phải cả một chiếc điện thoại. Mãi đến năm 2010 thì chúng ta mới thấy được chiếc điện thoại nhôm nguyên khối đầu tiên xuất hiện, đó chính là HTC Legend. Nokia và Apple tiếp tục xu hướng này với chiếc N8 và iPhone 5, ngoài ra nhiều nhà sản xuất khác cũng bắt đầu chú ý đến vỏ nhôm cho các sản phẩm của mình.

Joeske Schellen, trưởng bộ phận màu và vật liệu của Nokia, lặp lại lời của Croyle về "một cuộc cách mạng sản xuất" trong một thập kỉ qua khi mà các phương pháp chế tạo như gọt và ép nhôm ngày càng trở nên phổ biến và hoàn toàn có thể sản xuất với số lượng lớn. Tất nhiên là để một chiếc điện thoại làm từ kim loại có thể hoạt động tốt thì cần rất nhiều kĩ sư từ các lĩnh vực khác nhau - nhất là những người chịu trách nhiệm về việc thu nhận sóng không dây - nhưng Croyle nhấn mạnh rằng các công ty nhỏ thì không có đủ tiềm lực để "sáng tạo lại một chuỗi cung ứng hoàn toàn mới xoay quanh vật liệu" như những gì Apple đã làm.

Tất nhiên, cả Nokia và HTC đều không trực tiếp thừa nhận đóng góp của Apple trong việc sản xuất thiết bị điện tử vỏ nhôm, bởi họ là đối thủ cạnh tranh của nhau. Còn Hiệp hội các nhà sản xuất nhôm tại Mỹ (American Aluminum Association) thì thoải mái hơn. Bạn có thể thử truy cập vào trang aluminum.org, cuộn xuống một chút và sẽ thấy ngay dòng "Cảm ơn Steve Jobs", theo sau là "người đàn ông làm cho nhôm trở nên tuyệt vời một lần nữa". Nói cách khác, ảnh hưởng từ những chiếc MacBook ra mắt năm 2008 vẫn còn vang dội đến tận ngày nay.

Nếu muốn tìm một câu chuyển để nói về việc Apple kinh doanh thì chuyện vỏ nhôm nguyên khối là một thứ đáng nói đến. Một khi công ty quyết định sẽ theo đuổi một công nghệ hoặc một phương thức sản xuất nào đó thì dù cho đắt tiền và phức tạp đến đâu, Apple vẫn sẽ kiếm cho bằng được một nhà cung ứng có thể đáp ứng nhu cầu của mình. Nỗ lực này đã làm lợi cho chính Apple cũng như cho cả toàn ngành công nghiệp. Một ví dụ khác cũng có thể thấy đó là ViewSonic đã chọn dùng màn hình của iPad đời đầu cho dòng tablet Android giá rẻ của họ sau khi Apple ngừng kinh doanh mặt hàng này.

110707_Taifun_Body_Porto_cmyk02.jpg
Leica T được làm nguyên khối theo cách mà Apple dùng để làm các sản phẩm của họ

Đó có thể là cách mà Apple thường làm nhiều chuyện khác, nhưng không giống những động thái của công ty với sapphire. Sau khi kí hợp đồng với GT Advanced Technologies vào tháng 11 năm ngoái để sản xuất tinh thể sapphire tại một nhà máy ở Arizona, Apple giờ đây đang dần tiến đến việc tự mình sản xuất chứ không còn đi gia công nữa. Đó là một sự thay đổi lớn trong chiến lược của hãng, nhưng không phải là một điều gì đó quá bí ẩn. Theo một phân tích dựa vào chi tiêu của Apple cho sản xuất, càng ngày Apple càng thu mua nhiều công cụ, máy móc và phương tiện để phục vụ cho việc tạo ra các thiết bị của mình. Việc sở hữu cả một nhà máy thực chất chỉ là một bước chuyển tiếp trên con đường kinh doanh của công ty. Ngoài ra, với việc tự sản xuất các linh kiện và vật liệu quan trọng, Apple cũng có thể giảm được nguy cơ bị các đối thủ khác lấy chính công nghệ của mình để cạnh tranh.

Nhiều điểm khác biệt giữa nhôm và sapphire cũng có thể là động lực để Apple chuyển sang một hướng đi mới. Nếu như nhôm chiếm 8% thành phần Trái Đất và không bị thiếu nguồn cung thì việc có được sapphire phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Frans Spaepen, một nhà vật lý tại Đại học Harvard, nói rằng quy trình để làm ra các cửa sổ sapphire "đã rất trưởng thành và không dễ có một sự thay đổi như những gì đã dẫn đến nhôm giá rẻ".

Hutch Hutchison, trưởng bộ phận thiết kế của Vertu cũng đồng tình với ý kiến này. Ông bổ sung thêm rằng chính những tính chất làm cho sapphire trở nên đặc biệt cũng lại là những rào cản lớn nhất trong việc gia công nó. Nó cực kì cứng và không bị trầy xước, và cũng chính vì thế mà việc cắt, giũa hay đánh bóng một tấm sapphire trở nên phức tạp hơn. Người ta phải dùng đến các công cụ bằng kim cương, loại vật liệu cứng nhất thế giới (kim cương được tính điểm 10 trên thang độ cứng, còn sapphire là 9), mới có thể gia công sapphire. Ở góc nhìn về vật liệu, sapphire hoàn toàn đối nghịch với nhôm vốn dễ dát mỏng và mềm dẻo hơn.

Quảng cáo


Một phép so sánh tốt hơn cho những gì Hutchison nói đến là sự khác biệt giữa sapphire và titanium. Titanium đã được sử dụng trong các sản phẩm công nghệ từ lâu, tuy nhiên chi phí cao và quá trình chế tác khó khăn đã khiến loại vật liệu này chỉ xuất hiện trong những thiết bị xa xỉ. Schellen đến từ Nokia nói rằng nếu như công ty của cô ấy chọn sử dụng màn hình sapphire thì chi phí sẽ cao hơn gấp 10 lần so với số tiền mà Nokia chi cho màn hình Gorilla Glass. Nó cũng khiến thiết kế sản phẩm bị hạn chế rất nhiều bởi màn hình sapphire bắt buộc phải phẳng.

vertu-sapphire.jpg

Một vấn đề khác nữa với sapphire đó là tính giòn. Như lời Scott Croyle thì khi HTC thực hiện một số bài thử nghiệm thả rơi máy, những vật liệu như sapphire hay sứ sẽ bị vở thành hàng trăm mảnh, gây nguy hiểm cho người dùng.

Mặc dù có nhiều rào cản là thế nhưng Vertu đã có kinh nghiệm làm màn hình sapphire cho các điện thoại của họ trong gần 15 năm qua. Chiếc Vertu Constellation hiện tại với màn hình 4,3" cũng có một lớp sapphire mỏng phủ lên trên lớp cảm ứng và lớp hiển thị. Tuy nhiên, khác với Apple, giá của chiếc Constellation lên đến cả vài nghìn đô la, trong khi iPhone chỉ khoảng vài trăm đô mà thôi.

Vậy liệu nhà máy ở Arizona sẽ thật sự tăng tốc độ sản xuất và cải thiện sản lượng đến một mức mà sapphire có thể thay thế cho lớp kính trên màn hình iPhone hay không? Các nhà khoa học vật liệu và nhiều nhà phân tích ở mảng di động nhận xét rằng điều này khó trở thành hiện thực ngay trong năm nay. Thay vào đó, họ tin rằng Apple sẽ dùng sapphire cho nút home, ống kính máy ảnh hoặc dùng làm lớp bảo vệ màn hình cho chiếc iWatch được đồn đại bấy lâu nay.

Lịch sử của Apple đã cho thấy rằng họ là một công ty có nhiều khát vọng điên rồ và họ sẵn sàng đầu tư nhiều tiền bạc để có được nhũng mong muốn đó. Điểm khác biệt mà công ty đang thực hiện với sapphire đó là những đối thủ khác sẽ rất khó mà sao chép được công nghệ sản xuất và ứng dụng của Apple. Apple đang tạo ra một chuỗi cung ứng mới mang tính tích hợp cao hơn và chỉ những tập đoàn khổng lồ như Samsung mới có thể đuổi theo.

Đọc thêm: Màn hình phủ kính bảo vệ sapphire, viên đá quý mới cho thị trường smartphone?

Quảng cáo



Nguồn: The Verge
501 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hhhh1111
TÍCH CỰC
10 năm
bài toán Giòn và Đắt cần được Apple giải nếu họ muốn đưa lên 1 sp có sản lượng lớn như iPhone
Sapphire thì k bít chứ cái Polycarbonat đa sắc màu của Nokia càng ngày càng nhiều nhà sx mượn để làm ra các sản phẩm mang tên Colors 😁
Mà cái Vertu nó giá cả nghìn đô cũng có giá của nó vì vật liệu chế tạo toàn bằng Sapphire, Diamond, Niken...và đc người thợ lắp ráp tỉ mỉ hoàn toàn bằng thủ công đó chứ :V
congtu40000
ĐẠI BÀNG
10 năm
@dangphucvn Mình thấy polycarbonat giông giống màu của ipod shuffle, hay ipod nano...
@dangphucvn công nhận là từ hồi thàng Nokia nó làm võ nhiều màu thì bây giờ hãng nào cũng làm võ nhiều màu! :D. vậy mà hồi mới ra có một cơ số antifan chê ỏng ẹo là màu mè lòe loẹt! 😃
@dangphucvn Thì đó là nguyên nhân chính khiến vờ-tu thành hàng hiệu sang mà :D
Apple hiện vẫn đang là số 1 trong áp dụng vật liệu cao cấp lên sản phẩm thương mại !
Đừng ai đưa mấy hãng chuyên hàng xa xỉ vô so sánh nhé !

P/s :
Công nghệ làm màn hình SP của Apple áp dụng là ép 1 lớp saphia mỏng lên 1 lớp vật liệu chịu lực va đập tốt hơn để tạo ra 1 loại vật liệu tổng hợp được đặc tính chống trầy sước của SP mà không bị dễ vỡ !
Cái khó nhất là tạo ra những tấm saphia đủ mỏng với sản lượng đủ lớn để hạ giá thành sản xuất thì Apple đã làm chủ được nó !
2323293
ĐẠI BÀNG
10 năm
@vnstockguru Chưa biết màn hình sapphire của Apple thế nào nhưng mình dính 1 phát vỡ miếng sapphire phủ màn hình Mobiado rồi. Ra cửa hàng hỏi nó báo giá 500$. Quá đắng.
@Nokfev Apple làm được hồi nào thế? bạn đã có ip màn hình sp rồi ak?
@blueseaN9 Quote gì vậy bạn ?
Không đọc hay đọc nhưng không suy nghĩ ?
@Nokfev Làm ơn chỉ cho mình biết apple đã làm chủ được công nghệ màn hình SpTrên smartphone khi nào thế? Bạn là thánh đoán ak? Apple chưa hề công bố...bạn lại còn nói áp dụng thành công...cuồng quá hóa dồ ak?
hungled
ĐẠI BÀNG
10 năm
apple ba dao
Tò mò mặt kiếng shapphire quá
dylan_ngo
ĐẠI BÀNG
10 năm
vote cho táo...
vâng rất apple, i love apple
Câu cuối 😁 Rất đúng sự thực, trận chiến bây giờ là của Apple và Samsung rồi.
jimmymouse
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Lucy Heart Filia Galaxy y? hay galaxy trend? Kể cả S5 đi ^^ Dù gì thì cũng rút ra đc 1 kết luận: Ý kiến của chúng ta khác nhau ^^
@exciterc Ổ hơi hơi giống ổ chó;););):p:p:p
@hnh852003 bạn vẫn bị tư tưởng cục bộ rồi 😁. thay vì chọn Android hay iOS dựa trên tính đa dạng của chúng, thì bạn hãy nghĩ tới cả ngành công nghiệp smartphone với đủ loại hđh thì bạn sẽ thấy sự hoàn hảo nó tăng lên rất nhiều lần so với khi bạn chỉ cân nhắc Android 😆). Điều này mở ra con đường cho bạn đến với iOS, BB, WP... như là sự thay thế cho Android.
hnh852003
TÍCH CỰC
10 năm
@kasaudepyai Tôi nói cho bõ ghét mấy đứa khen Apple là hoàn hảo đẳng cấp thôi. Chúng nó tưởng nó là rốn vũ trụ.
Laị là apple!😆
Mình nghĩ sapphire đơn thuần để bảo vệ những bộ phận nhỏ thì sẽ tăng chất lượng dần dần, còn để áp dụng cho những thứ lớn như màn hình thì còn phải làm rất nhiều thứ, giống như cách Apple sử dụng nhôm cho những sản phẩm đầu tiên
Nghe nói SS đang nghiên cứu siêu vật liệu Graphene có lẽ sẽ là đối trọng với Apple cuộc chiến vật liệu trong tương lai chăng.
Sapphire tuy cứng và đẹp nhưng rất giòn và có màu tối trong khi Graphene thì cứng 300 lần thép nhưng dẻo hơn silicon, và có thể ép cực mỏng nữa. Cá nhân thích Graphene hơn nếu dc áp dụng vào chế tạo.

http://cafeict.com/samsung-se-ung-dung-vat-lieu-moi-giup-san-pham-mong-nhe-hon.html


Sent from my love Note 2 using Tinhte.vn
@doinho Chuẩn luôn! Qua tay apple thì nhược điểm cỡ nào đối với fan cuồng cũng là ưu điểm cả
@music_editor_9x nếu có cũng phải đôi năm nữa cho nghiên cứu còn apple nó đang làm
@bomduc Hơi đâu mà nghe sàm fan tâng bi, bản thân graphene chỉ có 1 lớp độ dày 1 phân tử, nhiều lớp thì nó thành graphite rồi, mà graphite độ cứng 1-2, tác dụng chính là siêu mỏng, dẫn điện nhiệt hoặc kết hợp các vật liệu khác thành composite chứ bản thân 1 lớp phân tử thì làm được cái vẹo gì mà cứng với chả bền =)), chế tạo vỏ đt hay lớp bảo vệ màn hình dày 1 phân tử à =)). Sàm fan lượm lặt câu chữ thì giỏi chứ dễ gì chịu đọc 1 chút để hiểu được bản thân mình đang nói cái gì 😁:D
http://www.tinhte.vn/threads/viec-san-xuat-sapphire-cua-apple-se-rat-kho-de-sao-chep.2296516/page-18#post-41994385
boanh86
TÍCH CỰC
10 năm
yeah, hy vong the, chu dung thay nhan nhan san pham copy nhu xiamao j do. ( từ thằng háng nhái copy mà bay giờ lên thành 1 tập đoàn có giá trị. ko thích kiều ăn cắp người khác nhu vay
Theo mình, việc sản xuất được các dòng điện thoại hiện đại mà bền và chống đạn được như 1102 mới là khó. Chất liệu của 1102 là gì vậy?
😁:D:D
@tungamg Ip5 (or 5s) cũng chống đạn rồi đó bạn. Có anh lính Mỹ nào đó bên Afganistan làm chuột bạch rồi đó :D


Sent from my iPhone using Tinhte.vn
Nếu ip6 có mặt kính sapphire thì giá ip6 khi về vn chăc tầm gần 30 triệu
hung_ly
ĐẠI BÀNG
10 năm
Táo lại bắt chước vertu làm màn saphire ah?
Có vẻ còn lâu mới có thể có được 1 cái màn hình saphire 4.5 inch :oops:. Chống trầy thì quá ngon nhưng mà rơi vỡ banh tà lồng thì lại khó rồi 😕
Nói về gia công thì chỉ có htc đấu lại apple(sony cũng đẹp mà hay bị hở viền không đều)
MrQuay
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Hồng nhan và anh nghèo thì làm gì có tiền mua đồ ss :D đủ tiền mua mỗi iPhone rồi ăn mì gói qua ngày :D
MrQuay
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Hồng nhan và anh thế à, mình thấy ngược lại :D chả ai giàu xài iPhone cả :D

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019