Vải viscose (hay còn được gọi là vải rayon) thường được quảng cáo là một loại vải đáp ứng xu hướng sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu bền vững, tốt với môi trường. Thế nhưng, một cuộc điều tra gần đây cho thấy rằng, nhà cung cấp vải viscose lớn nhất thế giới tại Indonesia hiện đang là nguyên nhân chính làm đẩy nhanh và mở rộng nạn phá rừng ở nước này.
Các hình ảnh vệ tinh chụp tại rừng nhiệt đới ở Kalimantan tại Indonesia cho thấy, một trong những khu vực sản xuất vải lớn nhất thế giới, nơi cung cấp vải cho các công ty như Adidas, Abercrombie & Fitch và H&M..., hiện vẫn đang phá hủy liên tục các khu rừng nhiệt đới tại đây, bất chấp những cam kết ngăn chặn nạn phá rừng từng được đưa ra trước đó.
Viscose/rayon là một loại vải được làm từ sợi cellulose từ các loại cây như: bạch đàn, đậu nành, tre, mía,…Cấu trúc của loại vải này tương tự với Cotton, có đặc tính mềm mịn, thoáng mát, không đàn hồi. Vì loại vải này không được làm từ các sản phẩm hóa dầu nên thường được quảng cáo là một "lựa chọn xanh" so với các loại vải khác như polyester và nylon. Về lý thuyết, cây có thể được trồng lại hajwcc sinh sôi trở lại, và vải làm từ cây xanh có thể được phân hủy thành những loại vật liệu hữu cơ khác có thể tái sử dụng được, và thế là viscose rayon trở thành một lựa chọn tốt hơn, một loại nguyên vật liệu bền vững và thân thiện với môi trường, và tất nhiên nó được ưu tiên lựa chọn để sản xuất các loại quần áo và các mặt hàng như khăn lau trẻ em và khẩu trang.
Một mẫu tơ viscose rayon nhân tạo được làm từ năm 1898, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học ở London.
Thế nhưng, cách thu thập nguyên vật liệu để làm ra loại vải này chủ yếu là từ việc đốn cây, phá rừng, gây ra rất nhiều tác hại khác. Trong nhiều năm, phần lớn nguồn cung viscose rayon trên thế giới đến từ Indonesia, nơi các nhà cung cấp gỗ đã thực hiện vô số vụ phá rừng nhiệt đới tự nhiên già cỗi để trồng cây công nghiệp lấy nguyên liệu làm vải. Giống như các đồn điền trồng dầu cọ - một trong những nguồn gây ra tình trạng phá rừng lớn nhất ở Indonesia, quá trình sản xuất để lấy nguyên liệu làm viscose rayon khiến cho đất trở nên khô cằn, gia tăng trình trạng cháy rừng, từ đó dẫn đến các chuỗi ảnh hưởng tiêu cực như phá hủy môi trường sống của các loài động vật hoang dã, nhất là những loài có nguy cơ tuyệt chủng như đười ươi.
Các hình ảnh vệ tinh chụp tại rừng nhiệt đới ở Kalimantan tại Indonesia cho thấy, một trong những khu vực sản xuất vải lớn nhất thế giới, nơi cung cấp vải cho các công ty như Adidas, Abercrombie & Fitch và H&M..., hiện vẫn đang phá hủy liên tục các khu rừng nhiệt đới tại đây, bất chấp những cam kết ngăn chặn nạn phá rừng từng được đưa ra trước đó.
Viscose/rayon là một loại vải được làm từ sợi cellulose từ các loại cây như: bạch đàn, đậu nành, tre, mía,…Cấu trúc của loại vải này tương tự với Cotton, có đặc tính mềm mịn, thoáng mát, không đàn hồi. Vì loại vải này không được làm từ các sản phẩm hóa dầu nên thường được quảng cáo là một "lựa chọn xanh" so với các loại vải khác như polyester và nylon. Về lý thuyết, cây có thể được trồng lại hajwcc sinh sôi trở lại, và vải làm từ cây xanh có thể được phân hủy thành những loại vật liệu hữu cơ khác có thể tái sử dụng được, và thế là viscose rayon trở thành một lựa chọn tốt hơn, một loại nguyên vật liệu bền vững và thân thiện với môi trường, và tất nhiên nó được ưu tiên lựa chọn để sản xuất các loại quần áo và các mặt hàng như khăn lau trẻ em và khẩu trang.
Một mẫu tơ viscose rayon nhân tạo được làm từ năm 1898, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học ở London.
Thế nhưng, cách thu thập nguyên vật liệu để làm ra loại vải này chủ yếu là từ việc đốn cây, phá rừng, gây ra rất nhiều tác hại khác. Trong nhiều năm, phần lớn nguồn cung viscose rayon trên thế giới đến từ Indonesia, nơi các nhà cung cấp gỗ đã thực hiện vô số vụ phá rừng nhiệt đới tự nhiên già cỗi để trồng cây công nghiệp lấy nguyên liệu làm vải. Giống như các đồn điền trồng dầu cọ - một trong những nguồn gây ra tình trạng phá rừng lớn nhất ở Indonesia, quá trình sản xuất để lấy nguyên liệu làm viscose rayon khiến cho đất trở nên khô cằn, gia tăng trình trạng cháy rừng, từ đó dẫn đến các chuỗi ảnh hưởng tiêu cực như phá hủy môi trường sống của các loài động vật hoang dã, nhất là những loài có nguy cơ tuyệt chủng như đười ươi.
Các rừng cây công nghiệp nhân tạo này cũng hấp thụ ít CO2 hơn đáng kể so với rừng nhiệt đới tự nhiên. Một nghiên cứu được thực hiện và công bố trong năm 2018 cho thấy, mỗi ha rừng nhiệt đới bị đốn hạ và chuyển đổi thành một đơn vị đất công nghiệp sẽ thải ra môi trường một lượng khí carbon tương đương với chuyến bay của hơn 500 người bay từ Geneva đến New York.
Vào tháng 04/2015, một trong những nhà cung cấp bột giấy lớn nhất của Indonesia, Asia Pacific Resources International Holdings Ltd. (APRIL), đã tuyên bố ngừng sử dụng gỗ từ các vùng đất than bùn và rừng nhiệt đới. Công ty này cũng hứa hẹn sẽ thực hiện việc trồng và thu hoạch cây sao cho hợp lý, thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên, vào năm 2020, các nhóm hoạt động vì môi trường đã công bố một báo cáo có sử dụng dữ liệu vệ tinh, qua đó cho thấy các công ty trực thuộc APRIL vẫn liên tục thực hiện rất nhiều vụ phá rừng tự nhiên, bao gồm việc "dọn sạch" gần 73 km vuông rừng chỉ trong vòng 5 năm kể từ khi đưa ra các cam kết "có vẻ thân thiện" kia.
Bột giấy từ một số công ty được lấy từ Kalimantan sau đó sẽ được gửi đến một công ty chế biến ở Trung Quốc, nơi làm ra những loại vải thành phẩm, và tiếp tục được bán cho các thương hiệu lớn để lấy vải làm quần áo, hàng hóa (cho tới nay, APRIL vẫn đang phủ nhận những cáo buộc trên).
Xe tải vận chuyển gỗ lấy từ một khu rừng tại Bắc Kalimantan
Edward Boyda, đồng sáng lập Earthrise, người đã kiểm tra tính xác thực của các hình ảnh vệ tinh ghi nhận tại các khu rừng bị phá hủy, cho biết, Indonesia đã tự biến quốc gia mình, nơi từng là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới, trở thành một nơi mà về cơ bản “trông giống như một sa mạc sinh học”.
Indonesia đã phải trải qua tình trạng mất rừng nhiệt đới nghiêm trọng trong 20 năm qua, phần lớn là do nhu cầu trồng dầu cọ. Vào năm 2014, một nghiên cứu được công bố cho thấy, Indonesia là quốc gia có tỷ lệ phá rừng cao nhất trên thế giới. Một tin mừng có thể kể đến chính là, tình trạng chặt phá rừng bất hợp pháp đã bị kéo giãn và diễn biến chậm lại trong 5 năm qua nhờ một số tác động nhất định, bao gồm việc chính phủ thực hiện các quy định gắt gao đối với các nhà sản xuất dầu cọ. Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất toàn cầu cũng đã làm chậm lại quá trình sản xuất và khai thác rừng tại đây. Tuy vậy, các nhà bảo vệ môi trường vẫn lo ngại rằng, nhu cầu về việc sử dụng bột giấy làm từ gỗ để làm giấy và vải (một phần do sự phát triển vượt bậc của ngành thời trang nhanh) - có thể sẽ thúc đẩy nạn phá rừng quay trở lại.
Theo Gizmodo, Nbcnews
Quảng cáo