Tại triển lãm VMS năm nay, ngôi sao của gian hàng Honda là 2 mẫu xe Civic Type R và xe đua F1. Có lẽ như họ muốn người tham gia biết rằng Honda cũng có thể thỏa mãn ở khía cạnh thể thao cũng như cảm giác lái, bên cạnh yếu tố tiết kiệm và thực dụng. Thật ra trong lịch sử của mình, Honda ghi dấu ấn trong thế giới xe nhờ "chất" thể thao và cảm giác lái chứ không phải là thực dụng hay tiết kiệm.
Civic Type R thế hệ thứ 5
Civic Type R là chiếc Hot Hatch phổ thông, cạnh tranh trực tiếp với VW Golf R và Focus RS. Chiếc Hot Hatch của Honda hiện đang giữ kỷ lục xe FWD (cầu trước) nhanh nhất ở trường đua Nurburgring, nhanh hơn 7 giây so vs thế hệ Civic Type R trước. Giá tham khảo Civic Type R trong khu vực là 1,8 tỷ (320.000 RM) ở Malaysia.
Civic Type R thế hệ thứ 5

Civic Type R là chiếc Hot Hatch phổ thông, cạnh tranh trực tiếp với VW Golf R và Focus RS. Chiếc Hot Hatch của Honda hiện đang giữ kỷ lục xe FWD (cầu trước) nhanh nhất ở trường đua Nurburgring, nhanh hơn 7 giây so vs thế hệ Civic Type R trước. Giá tham khảo Civic Type R trong khu vực là 1,8 tỷ (320.000 RM) ở Malaysia.
Civic Type R thế hệ thứ 5 được phát triển dựa trên kiểu dáng Civic hatchback, chứ không phải sedan. Chiếc xe hiệu năng cao của Honda có thể dễ dàng phân biệt với những chiếc Honda bình thường qua logo Honda đỏ rất nổi bật. Ngoài ra, Civic Type R còn có nắp ca pô tích hợp hốc hút gió và bộ bodykit thể thao để phân biệt với các phiên bản Civic bình thường.

Bộ mâm của Civic Type R có kích thước 20", khá lớn. Lốp có thông số 245/30, tức là bản lốp rộng và hông lốp mỏng. Honda trang bị cho Civic Type R phanh trước là loại Brembo 4 piston và hệ thống vi sai chống trượt LSD nên có thể thấy là phần cứng của Civic Type R đã tốt sẵn cho việc chạy đua. Cũng nói thêm là hệ thống vi sai hạn chế trượt LSD giúp cải thiện thêm khả năng vào cua của Civic Type R và giá trung bình của một bộ LSD trên thị trường là hơn 1.000$.
Ốp lườn, cánh hướng gió cản sau và cánh gió đuôi xe làm bằng carbon. Cánh gió đuôi của Civic Type R có kích thước rất lớn. Tuy nhiên, về lý thuyết thì xe cầu trước FWD không nhất thiết phải có cánh gió đuôi. Xe FWD cần Front Splitter (cánh chia gió) phía trước để ép đầu xe xuống và cải thiện độ bám đường, cũng như hạn chế hiện tượng văng đầu (understeer). Bên cạnh đó, Honda cũng bỏ sung cho Civic Type R treo thích ứng Adaptive Damper System, có thể thay đổi độ cứng mềm từng phuộc để tối ưu hóa khả năng bám đường.

Cũng nói thêm, trong thế giới xe hiệu năng cao, xe dẫn động cầu trước Front Wheel Drive thường bị đánh giá thấp và mỉa mai là Wrong Wheel Drive vì giới hạn lực kéo (traction) và độ bám (grip) tối đa của xe cầu trước bản thương mại chỉ 300-400 mã lực. Trong khi xe cầu sau (RWD) và dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD) có giới hạn lực kéo và độ bám cao hơn nhiều.
Một lý do nữa là xe cầu trước FWD hay bị tình trạng Torque Steer. Tức là khi đạp ga tăng tốc nhanh thì vô lăng sẽ bị giật về một bên do 2 cây láp truyền lực thường có kích thước không đều nhau. Tuy nhiên, Honda đã xử lý được đáng kể hiện tượng Torque Steer này nhờ thiết kế treo trước kiểu Dual Axis MacPherson đặc biệt. Đây là một biến thể của hệ thống treo MacPherson, chứ không phải loại treo Càng đôi Double Wishbone.

Quảng cáo
3 Ống pô là điểm đặc biệt của phần đuôi Civic Type R. Nhưng đừng vội nghĩ 3 ống pô này chỉ điể trang trí, mà nó hoàn toàn có công dụng thật sự. Ở dải tốc độ thấp, khí thải đi qua ống giữa có bố trí một bộ cộng hưởng (resonator) để có chất âm kích thích. Ở dải tốc độ cao, khí thải đi trực tiếp qua 2 ống pô 2 bên. Mục đích là để giảm tiếng ù hay những tiếng nổ gây khó chịu người ngồi trong.
Điểm đáng chú ý trong nội thất của Civic Type R là miếng kim loại đánh số thứ tự xuất xưởng. Còn về cơ bản thì nội thất của Civic Type R cũng không khác nhiều so với Civic thường. Ngoại trừ một số chi tiết phối màu đỏ trong nội thất và vài điểm nhấn mạnh ngôn ngữ thể thao Honda bổ sung thêm:
- Ghế xe đua, bọc da lộn
- Thêm chế độ R để chạy trong trường đua. Ở chế độ này hệ thống treo sẽ tăng cứng thêm 30%.
- Bảng đồng hồ tốc độ thêm chế độ xem lực g-force gián tiếp đo khả năng bám đường và có chế độ hiển thị mức ga/thắng.

Động cơ của Civic Type R là loại xăng tăng áp 2,0 lít, I4, có mã K20C1. Về cơ bản, khối động cơ này chia sẻ chung với Accord thế hệ mới nhưng Honda thay bộ tăng áp bằng loại lớn hơn. Kết quả công suất đầu ra của khối động cơ K20C1 trên Civic Type R cho công suất tối đa 306 mã lực và mô men xoắn cực đại lên đến 400 Nm. Sức mạnh truyền qua hộp số sàn 6 cấp giúp Civic Type R thế hệ thứ 5 tăng tốc 0-100 km trong 5,7 giây.
Quảng cáo
Điểm thú vị của động cơ này là nó không có Balance Shaft (trục cân bằng) để giảm rung. Lý do của việc bỏ Balance Shaft là nhằm giảm trọng lượng, giảm hao phí truyền động và tăng công suất đầu ra. Ngoài ra, động cơ Civic Type R không có công nghệ nâng van điện tử VTEC ở van nạp, mà nó chỉ có VTEC tại van xả nhắm hạn chế độ trễ tăng áp. Đặc biệt, Honda có bán riêng động cơ này ở bên Mỹ là 6.500$ dành cho những ai muốn mua động cơ để "gác" cho xe đua.

























Xe Đua F1 Honda

Một ngôi sao khác của gian hàng Honda tại VMS18 đó là chiếc xe F1 của đội Red Bull Scuderia Toro Rosso. Đây là mẫu F1 của giải 2017 hay 2018, chứ không phải mẫu của mùa giải 2011 mà Red Bull mang tới Việt Nam hồi giữa năm nay. Chiếc xe đua F1 trưng bày lần này không có gắn động cơ. Tuy nhiên, mua giải năm nay xe F1 của đội Scuderia Toro Rosso sử dụng động cơ do Honda phát triển có tên mã RA618H.
Động cơ tăng áp 1,6 lít V6 này cho công suất tối đa lên đến tầm 1.000 mã lực. Điều này có lẽ làm nhiều anh em ngạc nhiên vì trong thế giới xe thương mại thì mức công suất trên chỉ tìm thấy trên những chiếc siêu xe máy V12. Sở dĩ động cơ dung tích nhỏ có thể đạt được sức mạnh trên là nhờ 2 điều. Thứ nhất là động cơ này có thể hoạt động ở dải tua cao nhất lên đến 15.000 vòng/phút. Ngoài ra nó còn được hỗ trợ bởi một động cơ điện của hệ thống phục hồi động lượng (Kinetic Energy Recovery System).

Hộp số của chiếc xe F1 này là loại tuần tự sequential shift 8 cấp. Hộp số này chỉ phổ biến trên xe đua và gần như ít xuất hiện trên xe bán ra thị trường. Hệ thống treo của chiếc STR13 này là loại Double Wishbone và được làm chủ yếu từ vật liệu carbon composite với mục tiêu giảm trọng lượng. Double Wishbone là cấu hình treo ưu việt nhất trong các loại hệ thống treo. Một số mẫu xe thể thao hay cao cấp trên thị trường có hệ thống treo Double Wishbone cho cầu trước, nhưng xe đua F1 có treo Double Wishbone cho cả cầu trước và cầu sau.
Một thông tin vui về xe đua F1. Chi phí phát triển 1 chiếc xe F1 là 10 triệu đô. Một mùa giải nuôi xăng cho nó hết trung bình 500k đô. Như vậy là quá mắc cho 1 chiếc xe 1 chỗ ngồi và không có điều hòa.

Có thể thấy là dàn xe của Honda tại Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu vào yếu tố tiết kiệm nhiều hơn. Hy vọng là trong thời gian tới Honda sẽ thỏa mãn thêm fan Honda tại Việt Nam ở tiêu chí thể thao, đã từng giúp Honda lừng danh trên thế giới.









