Vỏ động cơ rách toác, máy bay của Alaska Airlines hạ cánh khẩn cấp

bk9sw
24/8/2022 11:46Phản hồi: 40
Vỏ động cơ rách toác, máy bay của Alaska Airlines hạ cánh khẩn cấp
Một chuyến bay của Alaska Airlines từ Seattle đến San Diego đã buộc phải quay đầu hạ cánh khẩn cấp do sự cố bong vỏ động cơ. Chiếc máy bay này đã hạ cánh an toàn tại sân bay Seattle-Tacoma (SEA), không ai bị thương.



Sự cố xảy ra với chiếc Boeing 737 thực hiện chuyến bay 558 của Alaska Airlines. Dựa trên đoạn video được một hành khách ghi lại, có thể thấy một phần vỏ động cơ bên trái của chiếc 737 đã bị lột ra, bay phất phơ như tờ giấy. Sau cùng, phần vỏ bị xé toạc, rơi khỏi động cơ nằm lại trên đường băng. Đường băng 16L tại sân bay Seattle-Tacoma phải đóng cửa tạm thời để dọn dẹp các mảnh vỡ từ chiếc 737. Các hành khách trên chuyến bay 558 đã được chuyển sang một chuyến bay khác để tiếp tục hành trình đến San Diego, trễ hơn lịch trình ban đầu 3 giờ.

026 Alaska Airlines 558.jpg
Đại diện của Alaska Airlines cho biết: "Đã có rung động bất thường trên động cơ bên trái của chiếc máy bay sau khi nó cất cánh." Chiếc máy bay gặp sự cố là 737-900ER (thế hệ NG), mang số đuôi N293AK và chỉ mới 3,92 năm tuổi. Máy bay có thể chở 178 khách đồng hạng ghế, trên chuyến bay 558 hôm qua thì máy bay chở 176 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn.

026 United Airlines 232.jpg
Chuyến bay 558 có thể nói cực kỳ may mắn bởi phần vỏ động cơ này đã không gây ra tổn hại nghiêm trọng nào cho cánh máy bay hay hệ thống thủy lực khi máy bay vừa cất cánh. Trước đó vào năm 1979, chiếc McDonnell Douglas DC-10 của American Airlines khi đang cất cánh đã gặp sự cố nghiêm trọng với động cơ. Do lỗi bảo trì, động cơ đã rơi khỏi mấu treo trên cánh, làm đứt hệ thống thủy lực khiến máy bay mất điều khiển và rơi xuống đất, cuối đường băng sân bay Chicago O'Hare làm 271 người thiệt mạng bao gồm 2 người dưới đất. Hay vào năm 1989, một chiếc DC-10 của United Airlines mất toàn bộ hệ thống thủy lực khi đĩa cánh quạt trong động cơ thứ 2 gắn trên cánh đuôi bất ngờ gãy, bắn qua vỏ động cơ và cắt đứt hệ thống thủy lực. Phi công đã cố hạ cánh xuống sân bay Sioux Gateway ở Iowa chỉ bằng cách điều chỉnh lực đẩy của 2 động cơ còn lại (ảnh trên). 185/296 người may mắn sống sót.

Theo: SimpleFlying
40 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

wiind
TÍCH CỰC
2 năm
Teo dái 😆
Nghe tin sự cố máy bay đúng là đau đầu mà
@llllyllllr sau này máy bay tương lai tách cabin ra được
8Keo
CAO CẤP
2 năm
Máy bay mẽo cùi quá. Nên dùng máy bay của trung quốc, nga chắc ăn hơn.
huyhoangjo
TÍCH CỰC
2 năm
@8Keo Cái này sao bằng tau chạy trên cạn bác ơi.vs đội quân thấp khớp kkk
nobita12345
ĐẠI BÀNG
2 năm
@8Keo tôi thích cái tên 😆
thanhtung08
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nobita12345 @nobita12345 Me too. Like cái tên
@8Keo Cái này cũng có thể đúng! Máy bay ở đây là máy bay trực thăng, cụ thể là UH-1, khi nó bay thấp để đổ quân hoặc tải thương rất dễ làm mồi cho hoả lực dưới mặt đất, quả lựu đạn mà bắn kiểu kia thì nó cũng bay vài chục mét đến con trực thăng như chơi.
pphuctv
TÍCH CỰC
2 năm
Việc này mà xảy ra ở VN thì mới có chuyện để anh em Tinh tế bàn tán, chê bai. Chứ ở Mỹ thì chỉ.......là sự việc vô cùng hy hữu.
xikiuwant
TÍCH CỰC
2 năm
@pphuctv ờ hớ =))
nước cam
ĐẠI BÀNG
2 năm
Cái vỏ ngoài là để bao che, với định hướng luồng khí thôi. Đề xuất làm vỏ trong suốt như nothing phone cho nó báo đời.
@nước cam Vấn đề là k có kim loại nào trong suốt cả bác ạ, mica thì chịu nhiệt kém, thủy tinh thì dễ vỡ
Thật sự Boeing làm máy bay rất ẩu. Nếu Mỹ ko quá quyền lực chắc Boeing dẹp tiệm sau chừng ấy phốt !
@nguyendanghung Cái động cơ ko phải do boeing làm
skywolf105
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nguyendanghung Và cái vỏ động cơ cũng vậy. Mấy vụ này chủ yếu do quên đóng cowling chứ không phải do boeing nhé.
@bk9sw End user đâu quan tâm ai làm bộ phận nào. Chỉ quan tâm cái máy bay đó ai sản xuất thôi!
Vụ này và vụ McDonnell Douglas DC-10 năm 1979 khó so nhau được. Vụ mới đây có thể do lỗi nhân viên kỹ thuật trong khi bảo dưỡng quên đóng khóa vỏ bọc động cơ nên trong quá trình bay mới bị xé ra vậy. Vụ DC-10 nghiêm trọng hơn nhiều, rơi cả động cơ khỏi cánh luôn. Không nói tới mất điều khiển thủy lực, mất cân bằng 2 bên cánh, mất lực đẩy 1 bên thì cũng không điều khiển nổi rồi.
@Võ Ngọc Thành Cũng là do bảo trì thôi bác
IdolPC
TÍCH CỰC
2 năm
Lại cái tên B737
laiviet
TÍCH CỰC
2 năm
Nhiều khả năng là lỗi bảo dưỡng ở SEA rồi. Lắp không chặt rồi khi bay tốc độ cao thì bị xé toạc ra thôi. nếu mảnh vỡ đó mà bay vào cánh đuôi hoặc làm hỏng flaps thì lại là thảm họa.
Linh_istnu
TÍCH CỰC
2 năm
Toác
@Linh_istnu đi phố thì chỉ nên dùng số sàn 4mt thôi bác nhỉ
Linh_istnu
TÍCH CỰC
2 năm
@toilachi9 đi phố thì CVT là nhất,
khanhdenxi
ĐẠI BÀNG
2 năm
Rách toác chứ không phải toác nhé mod!
caocao_203
TÍCH CỰC
2 năm
rách toạc chứ rách toát là sao vậy mod.
trinhdonghn
ĐẠI BÀNG
2 năm
"Vỏ động cơ rách toát, máy bay của Alaska Airlines hạ cánh khẩn cấp", Tiếng Việt của các bạn viết bài trên Tinhte giờ "dễ dãi" quá nhỉ. Chủ Tịch Cuhiep nên cho các bạn đi học lại môn Tiếng Việt. Trong Tiếng Việt không có từ "rách toát", mà từ để diễn giải sự việc này là " rách toác" (Vui tí thôi, nhưng các bạn cũng nên chú ý viết đúng Tiếng Việt để cho bài biết thực sự tinhte, xin lỗi tác giả nếu bình luận khiến bạn hiểu sai vấn đề)
@trinhdonghn Ông Hiệp lại là chúa chổm trong việc sai chính tả trong dàn mod tinhte, anh em comment bảo ông ấy thuê 1 người rà soát chính tả cho các mod trước khi lên bài cả chục năm nay có làm đâu.
may mà hạ cánh kịp nhé
Vẫn sợ hãi nào đó khi đi máy bay
Hành khách mặt trắng bệch nhé...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019