Vòng đời của loài muỗi qua góc nhìn ống kính hiển vi trên Oppo Find X3 Pro

Nhà Của Cáo
18/6/2021 5:12Phản hồi: 104
Vòng đời của loài muỗi qua góc nhìn ống kính hiển vi trên Oppo Find X3 Pro
Oppo Find X3 Pro được trang bị một camera chuyên biệt với chức năng kính hiển vi, với độ phóng đại lên đến 60X. Mình đã có một bài viết để thử và có nhiều ảnh chụp nhiều bề mặt vật liệu khác nhau, từ cây cỏ hoa lá, đến vải, giấy, các bề mặt khác, anh em có thể tham khảo thêm tại đây.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-40.jpg
Với độ phân giải chỉ 3MP nhưng các ảnh từ camera hiển vi này có độ nét rất tốt, mặc dù DOF khá mỏng, nên một số trường hợp không chụp được hết vật thể, nhưng không thể phủ nhận các hình ảnh mình nhận được cực kì ấn tượng.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-51.jpg
Mình mới nảy ra một ý tưởng về việc sử dụng Oppo Find X3 Pro để nghiên cứu về vòng đời của loài muỗi, để xem dưới góc nhìn hiển vi 60X, thì các giai đoạn của vòng đời loại muỗi sẽ trông như thế nào?

Các hình ảnh mình thu thập được thực sự làm mình rất ấn tượng, mời anh em cùng xem ở bên dưới.


Thu thập trứng và bắt đầu nuôi cấy


IMG_9517.jpg
Mình tìm đến các khu vực tối, ẩm ướt, để tìm và thu thập trứng muỗi, ở Cafe Tinh Tế có một bức tường gồm rất nhiều chậu câu để trồng cây leo, và trong các chậu trống, mình thấy có rất nhiều hạt giống trứng muỗi. Vì nó rất bé, nên mình khó mà chắc chắn 100% bằng mắt thường.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-3.jpg
Mình thu thập vào bình chứa và đem về nhà đổ ra một chậu to hơn để nuôi cấy.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-20.jpg
Chỉ sau một đêm thì trứng muỗi đã nở thành lăng quăng chứng tỏ mình đã đúng về khu vực lấy trứng.

Các giai đoạn của vòng đời loài muỗi


Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-13.jpg
Một con lăng quăng đầu to.

Sau khi đã có được một vài con lăng quăng đủ mọi kích cỡ, thì mình bắt đầu bắt vật mẫu ra và sử dụng Oppo Find X3 Pro để chụp lại, khó khăn nhất vẫn là tìm được trứng muỗi vì nó rất nhỏ, may mắn là mình đã tìm được.

Quảng cáo



Trứng muỗi


Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-19.jpg
Hình dạng của trứng muỗi dưới góc nhìn phóng đại 60X.

Trứng muỗi là giai đoạn đầu tiên, anh em phải tìm được trứng muỗi thì mới có thể tiếp tục các giai đoạn sau. Cách thu thập trứng muỗi mình có đề cập ở đầu bài, anh em xem lại nhé.

5514189_Oppo_Find_X3_Pro_Muoi-22_copy.jpg
Hình ảnh so sánh giữa đầu bút chì kích thước 0.3mm so với trứng muỗi.

Mình đã rất vất vả, và thử rất nhiều lần để tìm và chụp được những hình ảnh về trứng muỗi này, nó thực sự rất nhỏ, khó nhận ra được bằng mắt thường. Mình cứ tìm các hạt tương đối trắng trắng, nhỏ nhỏ và nhắm mắt lại xem tổ tiên bảo vớt thì vớt.

Quảng cáo


Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-21.jpg
Mình sử dụng camera kính hiển vi độ phóng độ 60X, và anh em có thể thấy rõ ràng được nó, mình nhận thấy nó trông rất đơn giản, ở khu vực trung tâm có một phần màu cam nhỏ, trông như nhân của trứng.

Lăng quăng (bọ gậy)


Đặc sắc nhất vẫn là lăng quăng (bọ dậy), các hình ảnh này mình đã bắt được các con lăng quăng bé xíu, từ lúc mới nở từ trứng, đến giai đoạn khá lớn, và cuối cùng là một con lăng quăng rất to, mình thấy là đầy đủ các cơ quan, và chắc cũng là giai đoạn cuối của lăng quăng.


Một video để rõ ràng hơn khi về các cơ quan, và các chuyển động của nó.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-30.jpg
Giai đoạn vừa mới nở, kích thước chỉ to hơn trứng một chút, mình sử dụng độ phóng đại 60X.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-5.jpg
Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-6.jpg
Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-7.jpg
Một góc nhìn khác và hướng sáng khác.

Ở giai đoạn trước vừa nở với độ phóng đại 60X, mình có thể quan sát rất rõ các cơ quan lẫn bên trong và bên ngoài của lăng quăng.
Ở phần đầu nổi bật nhất vẫn là hai cái chấm trông giống như mắt. Phần thân nổi bật với các lông và đuôi có lẽ là để lăng quăng di chuyển.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-4.jpg
Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-10.jpg
Lăng quăng phát triển thêm một chút, vẫn ở độ phóng đại 60X.

Mình có thay đổi một chút về hướng sáng, và góc chụp, thì ảnh và phần sống lưng của lăng quăng có phần chuyển thành màu xanh lá, các đường, khối nối nhau trên lưng của lăng quăng nhìn rất ấn tượng, mình không biết là do nó ánh xanh lên hay là do camera cân bằng trắng sai nữa.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-17.jpg
Cuối cùng là giai đoạn lăng quăng to nhất, mình phải sử dụng độ phóng đại 30X, và phải cuộn tròn con lăng quăng lại mới có thể lấy trọn vẹn con lăng quăng này.


Một số hình ảnh khác, góc nhìn khác vẫn ở độ phóng đại 30X.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-1.jpg
Một chút hiệu ứng vui vẻ trên camera kính hiển vi của Oppo Find X3 Pro.

Nhộng


Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-33.jpg
Nhộng - giai đoạn cuối cùng trước khi phát triển thành muỗi

Đây là giai đoạn mà mình nghĩ là khó chụp nhất, mình đã đợi cho lăng quăng phát triển thành nhộng rất lâu, và mình chỉ toàn nhìn thấy được lăng quăng và muỗi nhỏ, bỏ lỡ khá nhiều các con nhộng trước khi nó phát triển thành muỗi.


Các góc nhìn khác.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-35.jpg
Mình nhận thấy phần đuôi vẫn còn được giữ lại, khá giống với giai đoạn lăng quăng trước.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-40.jpg
Cận cảnh khi sử dụng độ phóng đại 60X.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-36.jpg
Phần đầu của nhộng với độ phóng đại 60X, có bạn nào nhìn vào mà thấy sợ như mình không.

Muỗi trưởng thành


Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-51.jpg
Hình ảnh về một em muỗi vằn đã quá quen thuộc với anh em rồi, nên mình sẽ cho anh em thấy rõ hơn về các bộ phận của một con muỗi vằng qua góc nhìn của kính hiển vi 30X.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-41.jpg
Đầu tiên là phần đầu, với 2 bên đầu khá to với các chi tiết rất đẹp.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-50.jpg
Góc độ khác của phần đầu.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-45.jpg
Cận cảnh “hung khí” hút máu của muỗi.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-2.jpg
Một góc nhìn khác.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-48.jpg
Phần lưng và cánh. Mình cũng có một chút khó khăn để điều khiển cánh của con muỗi này khép lại.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-43.jpg
Cận cảnh hơn chiếc cánh của muỗi.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-42.jpg
Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-52.jpg
Phần bụng với 2 góc nhìn khác nhau, phần bụng này khiến mình liên tưởng đến phần bụng của mấy chú sâu gạo.

Oppo_Find_X3_Pro_Muỗi-1.jpg

Cuối cùng và kinh dị nhất là mình đã cho muỗi chích thử, và chụp lại khoảnh khắc vòi hút máu vẫn còn găm trong da mình, hơi khó chụp nên mọi thứ không được rõ ràng nhất có thể.

Kết

Với bài viết này mình hi vọng sẽ cho anh em cái nhìn rõ hơn về loài muỗi, cũng như cung cấp một số hình ảnh, video cho các bạn làm tài liệu nghiên cứu hoặc giáo dục nhằm mục đích chống lại loài vật gây hại này.


Mình cũng thực sự ấn tượng với camera kính hiển vi trên Oppo Find X3 Pro, nó mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, và mình nghĩ tính ứng dụng của nó thực sự rất cao, và hiệu quả, không như các tính năng rườm rà thiếu tính ứng dụng trên một số điện thoại khác.
104 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bài hay và ấn tượng quá, cám ơn mod đã dày công 😁
Quá hay, nhờ Mod mà mình biết thêm về cái đứa hay lấy máu mình 😌
Storm Walker
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Heo Sữa. Chụp được ảnh con muỗi đang hút máu hay quá
Hoang Miiu
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Storm Walker Mình cứ tưởng là con Muỗi bị đập bẹp chứ. 😄
Sunrai
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bài này hay với cả mod có tâm quá, chịu khó cho nó đốt nữa
Cười vô mặt
Ảnh cuối ngta gọi là hy sinh vì khoa học 😆)
Quá chất lượng 😁 10 điểm
Bài viết quá công phu, camera Find X3 Pro ấn tượng thật
Hay chửi oppo đi copy nhưng cái này đáng khen thật.
Bình thường thì chẳng dùng nhưng thi thoảng nghịch ngợm chút thì cũng hay. Ảnh những thứ nhỏ nhỏ như vậy thường khá đẹp.
Vickk
TÍCH CỰC
3 năm
@khanhnd0709h Đỉnh thật, nâng phân giải lên tí là cầm đi săn ảnh macro ngon lành.
Đẳng cấp, vì con này mà mình bị SXH 3 lần mém chết, ngày 1-4 nóng sang ngày 5 lạnh người tưởng hết ( ai dè biến chứng chảy máu răng) may cấp cứu truyền thuốc kịp thời ko là xanh cỏ rồi 😣😱 con virus dengue có 4 chủng, lần thứ 2 trở đi là nặng ae cẩn thận sốt vào bệnh viện cho chắc đừng như mình.
@zozolozozove Bác bị 3 lần ko chết là bất tử cmnr
@Blitzwaffen còn 1 lần nữa mới đủ 4 con dòng họ dengue 😁 lúc đó chắc bất tử thật 😃
vhhai_c3
TÍCH CỰC
3 năm
@zozolozozove Khi nào bị đủ 4 lần thì lên báo cáo vs mn nghe bác 😄
Hay ho.
Mách mod quả này: cho nó đốt rồi đập (nhẹ tay) cho chết và tuốt cái vòi nó ra. Tuốt nhẹ tay lấy đi lớp ngoài màu đen sẽ còn lại 1 ống màu vàng óng, vát nhọn đúng như kim tiêm. Bên trong ống vàng óng dĩ nhiên màu đỏ (máu).
Mình dùng viên thủy tinh hình cầu phi 2.5mm quan sát thấy vậy, hồi học lớp 11.

(Có thể 60X chưa đủ tầm đó nhưng thử xem sao)
Ngoknc
CAO CẤP
3 năm
Ấn tượng quá ae ơi
ZodiacXIII
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình cứ tìm các hạt tương đối trắng trắng, nhỏ nhỏ và nhắm mắt lại xem tổ tiên bảo vớt thì vớt.
--> cười ẻ
Cảm ơn mod vì một bài hay và ấn tượng!
@ZodiacXIII Đội ơn tổ tiên 😁
chebistorm
TÍCH CỰC
3 năm
Bài này hay. Hình ảnh đẹp. Thể hiện rõ điểm đặc trưng của sản phẩm. Chấm ad 10đ
miko
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đỉnh thế bác ơi :3
Zerone
ĐẠI BÀNG
3 năm
Quá hay và chất lượng, công phu và kì công
Vi diệu !
Bài viết công phu và hay
Nể sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của mod thật. Cảm ơn nhé
rung_xanh
ĐẠI BÀNG
3 năm
Kỳ công thật, ở công ty mình trước có kính hiển vi điện tử, nhưng phải kẹp mẫu vào bàn kẹp các kiểu. Chỉ với smartphone và chụp bằng tay thôi mà được thế này thì quá tuyệt vời về cả công nghệ và công sức của bạn.
@rung_xanh Bàn kẹp là đúng quy trình rồi bác, nhất là kính hiển vi độ phóng đại lớn cỡ vài trăm đến vài nghìn lần. Bởi mẫu vật chỉ cần di chuyển 1 xíu thôi là có khả năng bay mất khỏi vùng nhìn 😂
điện thoại h tới mức đấy r ư
greatmen88
TÍCH CỰC
3 năm
Hay à nghen. Vừa phải theo dõi con lăng quăng, vù phải làm vật thí nghiệm cho nó

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019