1. Sóng trên vùng biển này lớn nhất trong tất cả các vùng biển gần bờ của nước ta:
Dựa vào 2.358 bản tin dự báo sóng biển của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia mà tôi đã thu thập được thì vùng biển này là vùng biển có sóng lớn nhất trong tất cả các vùng biển gần bờ của nước ta như trong biểu sau:
2. Công suất sóng trên vùng biển này lớn nhất trong tất cả các vùng biển gần bờ của nước ta:
Nhìn vào 2 biểu sau ta sẽ thấy rõ điều này:
Phương pháp tính 2 biểu này tôi đã trình bày trong bài: “Tính công suất sóng dựa vào số liệu trong các bản tin dự báo sóng biển đã thu thập được” đăng trong Tạp chí Vật lý ngày nay số 2 năm 2021 (tháng 5 năm 2021) của Hội Vật lý Việt Nam.
3. Gió thổi song song với hướng của đường bờ biển (gió đông bắc và gió tây nam) trên vùng biển này chiếm tới khoảng trên 83%:
Dựa vào 2.358 bản tin dự báo sóng biển của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia mà tôi đã thu thập được thì vùng biển này là vùng biển có sóng lớn nhất trong tất cả các vùng biển gần bờ của nước ta như trong biểu sau:
2. Công suất sóng trên vùng biển này lớn nhất trong tất cả các vùng biển gần bờ của nước ta:
Nhìn vào 2 biểu sau ta sẽ thấy rõ điều này:
Phương pháp tính 2 biểu này tôi đã trình bày trong bài: “Tính công suất sóng dựa vào số liệu trong các bản tin dự báo sóng biển đã thu thập được” đăng trong Tạp chí Vật lý ngày nay số 2 năm 2021 (tháng 5 năm 2021) của Hội Vật lý Việt Nam.
3. Gió thổi song song với hướng của đường bờ biển (gió đông bắc và gió tây nam) trên vùng biển này chiếm tới khoảng trên 83%:
Có sóng mạnh quanh năm và sóng chỉ yếu đi trong thời gian giao mùa chuyển hướng gió từ đông bắc sang tây nam hoặc ngược lại, nên sản lượng điện của điện sóng biển vùng biển này trong cả năm rất cao.
4. Vùng biển này rất ít khi có gió từ đất liền thổi ra và không có gió từ đất liền vùng bên thổi sang:
Sóng do gió sinh ra và phải qua quá trình tích lũy năng lượng thì sóng mới lớn dần lên, nhưng khi gió từ đất liền thổi ra, ngay gần bờ vẫn có sóng do sóng truyền từ ngoài biển xa vào, như vậy trong trường hợp này gió và sóng có thể ngược chiều nhau, sóng sẽ bị yếu hẳn đi. Khi gió từ đất liền vùng bên thổi sang, ngay gần bờ sóng cũng yếu hơn nhiều so với sóng ngoài biển xa. Trong 2.358 bản tin dự báo sóng biển mà tôi đã thu thập được thì vùng biển này gió từ đất liền thổi ra chỉ có 48 bản tin chiếm 2,04% và không có gió từ đất liền vùng bên thổi sang, nhưng tại các vùng biển gần bờ khác của nước ta thì 2 loại gió này nhiều hơn rất nhiều. Nhìn vào biểu sau ta sẽ thấy rõ điều này:
Chính vì thế mà trong biểu thứ 2 của mục 2, công suất 1 m ngang đỉnh sóng ở nơi biển sâu 5 m trên vùng biển Bình Định đến Ninh Thuận từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau lớn hơn vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau, nhưng cả năm thì ngược lại.
5. Phần lớn phần gần bờ của vùng biển này được bao phủ bằng lớp phù sa của sông Cửu Long, sông Đồng Nai và các sông nhỏ ở Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu qua nhiều đời nay nên có khả năng khá bằng phẳng rất thuận lợi cho việc cắm các khung đỡ của điện sóng biển:
Vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau hàng năm nhận được 160 triệu tấn phù sa của sông Cửu Long, thêm vào đó là phù sa của sông Đồng Nai từ bao đời nay, lại thêm có dòng chảy biển dọc theo bờ khi suôi khi ngược nên phù sa sẽ lơ lửng theo dòng nước và lắng đọng xuống vùng đáy biển gần bờ. Vì vậy vùng đáy biển gần bờ có khả năng khá bằng phẳng và khó có khả năng còn đá ngầm. Phù sa có nhiều nhất vào mùa mưa, khi đó dòng chảy biển chảy theo hướng tây nam – đông bắc sẽ đưa một phần phù sa sang vùng biển Bình Thuận đến Vũng Tàu, năm này qua năm khác đất phù sa ở đây sẽ dày dần thêm và mở rộng dần ra. Thêm vào đó là phù sa của các sông nhỏ ở Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu chảy ra biển. Nên ta có hy vọng vùng đáy biển gần bờ của vùng biển Bình Thuận đến Vũng Tàu cũng có khả năng khá bằng phẳng.
Nếu phải xây dựng từ dưới đáy biển lên thì vốn đầu tư sẽ rất lớn, nhưng khung đỡ trong điện sóng biển chỉ cần gắn ngay trên bờ các thanh thép dài 12 m vào các ống thép của cột chống thành từng cụm 4 cột chống để cắm dần từng cụm xuống biển, đoạn đường đi lại và đứng làm việc của công nhân trong cụm cũng được gắn ngay trên bờ, rồi gắn tiếp những thanh thép dài 12 m để nối các cụm đó lại với nhau thành khung đỡ có 3 hàng phao. Dưới các cụm 4 cột chống của khung đỡ đều có gắn các bộ phận chống lún bằng bê tông cốt thép phía dưới có đinh để dễ cắm xuống đáy biển và khi đã cắm xuống hết đinh thì không thể xuống sâu thêm được nữa do 4 vành bê tông cốt thép tổng cộng rộng 64 m2 đã sát với đáy biển. Vì thế đáy biển khá bằng phẳng được bao phủ bằng lớp phù sa rất thuận lợi cho việc cắm các cụm 4 cột chống đó xuống biển và không sợ lún sâu thêm do đã có các vành rộng bằng bê tông cốt thép. Trong mỗi khung đỡ có 2 tầng liên kết, trong mỗi tầng thì các thanh liên kết tạo thành những tam giác đều nên khung đỡ rất vững chắc. Giá thành phát điện của điện sóng biển theo phương pháp hoàn toàn Việt Nam rẻ chính là nhờ việc làm này.
6. Đường đẳng sâu 20 m và 50 m ở vùng biển này đều xa bờ rất thuận lợi cho các khung đỡ của điện sóng biển vươn ra xa hơn nữa để tăng thêm sản lượng điện:
- Đường đẳng sâu 20 m ở vùng biển này khá xa bờ, có nơi xa đến vài chục km. Vùng biển phía đông nam tỉnh Bạc Liêu và phía đông tỉnh Cà Mau, đường này ra đến sát đảo Hòn Trứng Lớn. Ở phía đông nam của tỉnh Sóc Trăng, đường này gần bờ hơn, nhưng có chỗ lại ra tới gần Côn Đảo. Nên ta có thể cho các khung đỡ xa bờ của điện sóng biển vươn ra ngoài biển xa để đón sóng lớn. Trong giới thiệu của Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức về cọc bê tông dự ứng lực, Công ty này cho biết có cọc dài từ 5 m đến 36 m. Với ống bê tông dự ứng lực dài 36 m, khung đỡ của điện sóng biển có thể vươn ra đến nơi biển sâu 29 m.
- Đường đẳng sâu 50 m ở vùng biển này lại càng xa bờ hơn, ngay phía ngoài Côn Đảo đã xa đến hơn 200km, về phía nam xa đến trên 400 km.
Biển vùng này nông, các đường đẳng sâu 20 m và 50 m ở rất xa bờ, gió bão không mạnh nên rất thuận lợi cho các khung đỡ của điện sóng biển vươn ra xa để tăng thêm sản lượng điện.
8. Vùng biển này nằm trong vùng có dòng chảy biển chậm rất thuận lợi cho các khung đỡ của điện sóng biển vươn ra xa để tăng thêm sản lượng điện:
Xem các hình vẽ về dòng chảy biển Việt Nam trên mạng tôi thấy có hình sau:
Nhìn vào hình các dòng chảy biển ở Biển Đông ta thấy chúng đều song song với hướng của đường bờ biển nước ta. Do thường xuyên bị ma sát với đáy biển nông trên quãng đường dài làm cho năng lượng của dòng chảy biển gần bờ bị giảm sút rất nhiều và nơi nào càng gần bờ, càng nông tốc độ dòng chảy biển càng chậm. Khi đi tắm biển và đứng ở nơi biển sâu khoảng hơn 1 m, nếu ta thả một vật nhỏ và nhẹ xuống biển sẽ thấy nó không trôi vào bờ theo sóng, mà chỉ di chuyển rất chậm song song với bờ biển, hoặc thậm chí gần như đứng yên. Nhưng càng ra ngoài biển xa, dòng chảy biển càng nhanh hơn. Nhìn vào hình này ta thấy vùng biển có màu xanh là vùng biển có dòng chảy chậm, vùng này từ Bình Thuận trở xuống và sang đến Vịnh Thái Lan. Vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau nằm trong vùng này và càng về phía nam vùng này càng mở rộng dần ra, nhờ vậy trên vùng biển này ta có thể cho các khung đỡ vươn ra ngoài biển xa.
Do hội tụ được những điều kiện thuận lợi như vậy nên tiềm năng điện sóng biển trên vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau chiếm đến trên 70% tiềm năng điện sóng biển làm theo cách hoàn toàn Việt Nam trên các vùng biển gần bờ của nước ta. Chi tiết cụ thể như trong biểu sau:
Quảng cáo
Nhìn vào biểu này ta thấy tiềm năng điện sóng biển trên vùng biển này chiếm đến 71,53% tiềm năng nếu khung đỡ xa bờ dùng các cụm 4 cột chống và 72,12% tiềm năng nếu khung đỡ xa bờ dùng các cụm 3 cột chống. Nếu chỉ làm khung đỡ gần bờ thì vùng này cũng chiếm đến 49,43%.
Biểu này không tính vùng biển Cà Mau đến Kiên Giang vì sóng ở vùng biển này quá nhỏ, không tính vùng biển Quảng Ninh vì phía ngoài có các đảo che chắn nên gần bờ sóng quá nhỏ, không tính vùng biển Hải Phòng vì có đảo Cát Bà che sóng từ hướng đông bắc.