Vương quốc Anh sẽ liệt kê hành vi "cyberflashing" - hành vi quấy rối người khác bằng cách gửi ảnh tục tĩu hoặc ảnh khỏa thân - thành một tội danh hình sự mới nhằm kiểm soát và trừng trị những kẻ hay thực hiện hành vi này để quấy rối người khác. Điều luật mới này dự kiến sẽ chính thức được công bố vào ngày 13/03, dựa trên Đạo luật Vi phạm Tình dục của Vương quốc Anh được áp dụng từ năm 2003.
"Cyberflashing" là hành vi gửi ảnh tục tĩu hoặc ảnh khỏa thân vô tội vạ cho người khác bằng các kết nối không dây như Bluetooth, AirDrop, hoặc gửi các ảnh đó tới người khác thông qua Internet hay các ứng dụng chat... mà người dùng không hề muốn nhận.
Vấn nạn này đã được ghi nhận xảy ra ở nhiều nơi tại Vương quốc Anh, đặc biệt là đã xảy ra ở Scotland trong suốt hơn một thập kỷ qua. Hơn nữa, nó cũng xảy ra ở Anh, nhất là đối với nữ giới, bởi họ thường báo cáo gặp phải những hành vi quấy rối này mỗi khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Đây cũng là vấn nạn được ghi nhận rộng rãi trên các phương tiện giao thông công cộng ở Anh - với việc phụ nữ phàn nàn về việc bị gửi những bức ảnh tinh ranh không mong muốn khi chuyển hồ sơ - nhưng rất khó để truy tố theo luật tiếp xúc khiếm nhã hiện hành.
Năm 2019, Cục Cảnh sát Giao thông vận tải Anh đã ghi nhận 66 báo cáo về các trường hợp bị quấy rối do bị gửi những bức ảnh khiếm nhã, tăng gấp nhiều lần so với 3 trường hợp từng được ghi nhận hồi năm 2016. Tuy vậy, những con số này được cho là vẫn chưa chính xác so với tình trạng thực tiễn. Mặt khác, ở Mỹ, trong năm 2020, có khoảng 8% số người trưởng thành cho biết họ là nạn nhân của lạm dụng tình dục do các hành vi cyberflashing.
Các vấn đề khác xoay quanh điều luật mới cho rằng, mặc dù kẻ phạm tội có bị trừng phạt, vẫn có những trường hợp khó có thể thu thập được đầy đủ chứng cứ để buộc tội chúng, ngoài ra thì những tổn thương tinh thần mà chúng gây ra cho nạn nhân vẫn sẽ đeo bám họ... Vậy nên điều tiên quyết cần thiết hơn nữa chính là, phải làm sao để có thể ngăn chặn được những hành vi cyberflashing này ngay từ đầu, hoặc có những biện pháp mạnh hơn để nhằm răn đe những kẻ có ý định thực hiện những hành vi đồi bại đó.
Theo Businessinsider
"Cyberflashing" là hành vi gửi ảnh tục tĩu hoặc ảnh khỏa thân vô tội vạ cho người khác bằng các kết nối không dây như Bluetooth, AirDrop, hoặc gửi các ảnh đó tới người khác thông qua Internet hay các ứng dụng chat... mà người dùng không hề muốn nhận.
Vấn nạn này đã được ghi nhận xảy ra ở nhiều nơi tại Vương quốc Anh, đặc biệt là đã xảy ra ở Scotland trong suốt hơn một thập kỷ qua. Hơn nữa, nó cũng xảy ra ở Anh, nhất là đối với nữ giới, bởi họ thường báo cáo gặp phải những hành vi quấy rối này mỗi khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Đây cũng là vấn nạn được ghi nhận rộng rãi trên các phương tiện giao thông công cộng ở Anh - với việc phụ nữ phàn nàn về việc bị gửi những bức ảnh tinh ranh không mong muốn khi chuyển hồ sơ - nhưng rất khó để truy tố theo luật tiếp xúc khiếm nhã hiện hành.
Năm 2019, Cục Cảnh sát Giao thông vận tải Anh đã ghi nhận 66 báo cáo về các trường hợp bị quấy rối do bị gửi những bức ảnh khiếm nhã, tăng gấp nhiều lần so với 3 trường hợp từng được ghi nhận hồi năm 2016. Tuy vậy, những con số này được cho là vẫn chưa chính xác so với tình trạng thực tiễn. Mặt khác, ở Mỹ, trong năm 2020, có khoảng 8% số người trưởng thành cho biết họ là nạn nhân của lạm dụng tình dục do các hành vi cyberflashing.
Các vấn đề khác xoay quanh điều luật mới cho rằng, mặc dù kẻ phạm tội có bị trừng phạt, vẫn có những trường hợp khó có thể thu thập được đầy đủ chứng cứ để buộc tội chúng, ngoài ra thì những tổn thương tinh thần mà chúng gây ra cho nạn nhân vẫn sẽ đeo bám họ... Vậy nên điều tiên quyết cần thiết hơn nữa chính là, phải làm sao để có thể ngăn chặn được những hành vi cyberflashing này ngay từ đầu, hoặc có những biện pháp mạnh hơn để nhằm răn đe những kẻ có ý định thực hiện những hành vi đồi bại đó.
Theo Businessinsider