Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Wabi Sabi - triết lý sống tìm kiếm vẻ đẹp từ sự không hoàn hảo của người Nhật Bản

blueJune
26/11/2021 11:46Phản hồi: 0
Wabi Sabi - triết lý sống tìm kiếm vẻ đẹp từ sự không hoàn hảo của người Nhật Bản
Trong một thế giới đầy rẫy áp lực, nhịp sống gấp gáp, những theo đuổi sự hoàn hảo phi thực tế và luôn bị ảnh hưởng về sự giàu có vật chất thì có một lối sống cổ xưa của người Nhật có lẽ là những gì chúng ta cần ngay lúc này. Wabi-sabi là một triết lý tinh tế và giản dị biểu thị một lối sống mà chúng ta kết nối sâu sắc với tự nhiên và do đó, kết nối tốt hơn với nội tâm chân thật nhất của chúng ta.

Wabi-sabi là một khái niệm thúc đẩy chúng ta tìm kiếm vẻ đẹp của sự không hoàn hảo và chấp nhận chu kỳ tự nhiên của cuộc sống hơn. Triết lý này nhắc nhở chúng ta rằng tất cả mọi thứ bao gồm chúng ta và bản thân cuộc sống là vô thường, không đầy đủ và không hoàn hảo. Vậy thì, sự hoàn hảo là điều không thể và vô thường là con đường duy nhất.

Wabi và sabi thực ra là hai khái niệm riêng biệt:
  • Wabi nói về việc nhận ra vẻ đẹp trong sự giản dị, khiêm tốn. Nó khuyến khích ta mở rộng trái tim mình và thoát khỏi sự phù phiếm của chủ nghĩa vật chất để có thể trải nghiệm một tinh thần phong phú.
  • Sabi gắn liền với thời gian trôi qua, cách mọi thứ phát triển, già đi và rồi sẽ mục nát; đó là cách ta nhìn thấy vẻ đẹp của đồ vật. Vẻ đẹp luôn ẩn giấu bên dưới bề mặt của những gì chúng ta thực sự nhìn thấy, ngay cả trong những thứ mà tưởng chừng như đã hư hỏng.
Hai khái niệm này kết hợp với nhau tạo nên một triết lý bao trùm để tiếp cận cuộc sống: Chấp nhận những gì đang có, sống trong khoảnh khắc hiện tại và trân trọng những giai đoạn bình thườn, thoáng qua của cuộc sống.

Có rất nhiều sự thông thái được đúc kết trong triết lý lâu đời này. Dưới đây là năm giáo lý Wabi-sabi có thể giúp bạn hoàn toàn thoát khỏi những cuộc chiến thời hiện đại với những mục đích như tiến nhanh, vươn tới sự hoàn hảo và theo đuổi thành công.

Thông qua sự chấp nhận, bạn sẽ tìm thấy tự do; xa hơn sự chấp nhận, bạn tìm thấy sự phát triển

Dewa Sanzan là một dãy núi ít được biết đến ở phía bắc Nhật Bản. Kể từ thế kỷ thứ 8, đây đã là địa điểm hành hương linh thiêng của các nhà sư Yamabushi, những người tham gia các nghi lễ hàng năm để tìm kiếm sự tái sinh và giác ngộ cho tâm trí, cơ thể và linh hồn. Triết lý cốt lõi của quá trình đào tạo của họ có thể được tóm tắt trong một từ, Uketamo, có nghĩa là “Tôi khiêm tốn chấp nhận với một trái tim rộng mở.”

Đây là cách mà triết lý này hoạt động:
Bạn sắp mất việc? Uketamo.

Dự báo đột ngột thay đổi khiến trời mưa như trút nước và bạn phải huỷ bỏ sự kiện ngoài trời? Uketamo.

Bạn gặp phải một tai nạn ngớ ngẩn và bạn bị gãy chân trái, phải bó bột trong cả tháng tới? Uketamo.

Uketamo có nghĩa là hãy chấp nhận cái cốt lõi. Yamabushi hiểu rằng bạn càng sớm chấp nhận tất cả những điều tốt và xấu và cuộc sống đem tới, bạn sẽ càng cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Họ khẳng định rằng chúng ta tìm thấy sự tự do của mình thông qua sự chấp nhận và xa hơn sự chấp nhận, chúng ta tìm thấy con đường phát triển của mình.

Tự do gì? Tự do để chấm dứt mọi hình thức gây ra sự đau khổ.

Phát triển gì? Cơ hội để học hỏi và phát triển từ những cuộc đấu tranh của chính chúng ta.

Bạn thấy đấy, chúng ta có xu hướng cho rằng Thiền là sống trong một trạng thái hạnh phúc và tĩnh lặng, không bao giờ phải lo lắng. Thật ra không phải như vậy.

Quảng cáo



Thiền nói về cách bạn đối mặt với những thử thách và khó khăn mà cuộc sống đem tới. Đó là cách bạn đối mặt với những thực tế không thể tránh khỏi của thất bại, đau buồn, lo lắng và cô đơn. Thiền là cách bạn phản hồi. Bạn sẽ chấp nhận dòng đời không hoàn hảo? Hay bạn sẽ chiến đấu với nó? Bạn sẽ tìm thấy bình yên trong những gì đang hiện hữu ngay tại đây và ngay vào thời điểm này? Hay bạn sẽ phủ nhận nó và tiếp tục cuộc đấu tranh với nó?

Ý tưởng này khá đơn giản: Khi bạn tiếp tục kháng cự, bạn sẽ tiếp tục sự đau khổ của mình.

Lời dạy đầu tiên về triết lý wabi-sabi là thực hành lòng biết ơn và sự chấp nhận. Không phải là bỏ cuộc. Đó là việc đầu hàng trước mức độ nghiêm trọng của tình huống hiện tại và sau đó tích cực quyết định điều gì xảy ra tiếp theo.

Wabi Sabi.png

Tất cả mọi thứ trong cuộc sống, kể cả bạn, đều ở trạng thái không hoàn hảo của dòng chảy, vì vậy hãy phấn đấu không phải vì sự hoàn hảo mà thay vào đó là sự xuất sắc


Nếu mọi thứ trong tự nhiên luôn thay đổi, thì không gì có thể trọn vẹn tuyệt đối. Và vì sự hoàn hảo là một trạng thái của sự hoàn chỉnh nên không có gì có thể hoàn hảo. Do đó, triết lý wabi-sabi dạy chúng ta rằng mọi sự vật, bao gồm cả chúng ta và bản thân cuộc sống là vô thường, không đầy đủ và không hoàn hảo.

Quảng cáo


Tuy nhiên, vấn đề là lối suy nghĩ thiếu sót của chúng ta giờ đây đã bóp méo đi sự hiểu biết của chúng ta về sự hoàn hảo thực sự là gì.

Hãy thử tra từ điển và tìm từ trái nghĩa với “hoàn hảo”, bạn sẽ tìm thấy những từ kiểu như sau: có lỗi, hư hỏngg, kém cỏi, hạng hai, hỏng hóc, sai lầm, tồi tệ… Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm sự hoàn hảo.

Chúng ta cố gắng đạt tới một thân hình hoàn hảo dựa trên những gì xã hội cho rằng thế là đẹp. Chúng ta tìm kiếm con đường sự nghiệp hoàn hảo và đối tác hoàn hảo dựa trên định nghĩa của người khác về sự hoàn hảo đó. Và với tư cách là người sáng tạo, chúng ta trì hoãn tới vô tận trước khi ra mắt tác phẩm nghệ thuật không hoàn hảo đó.

Năm 2020, thị trường mỹ phẩm chăm sóc da chống lão hoá toàn cầu ước tính trị giá khoảng 60 tỷ đô la Mỹ. Mọi người tuyệt vọng và tìm mọi cách để trông trẻ hơn. Nhưng không phải việc già đi là chu kỳ tự nhiên của cuộc sống ư? Không giải già đi theo thời gian là một vẻ đẹp?

Tất cả những điều này xảy ra bởi vì người ta luôn nói rằng chúng ta không đủ tốt. Và chúng ta chấp nhận ý kiến thậm chí không phải của mình. Chúng ta cho phép nó định nghĩa bản thân. Và giờ chúng ta theo đuổi ảo tưởng về sự hoàn hảo đó vì nghĩ rằng nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy bản thân mình xứng đáng và đủ tốt.

Nhưng đây là kiểm chứng thực tế: Sự hoàn hảo không tồn tại bởi vì sự không hoàn hảo là trạng thái tự nhiên của cuộc sống - bạn là toàn bộ con người bạn, là chín hbajn.

Để loại bỏ sự kỳ thị tiêu cực đối với sự không hoàn hảo. trước tiên chúng ta cần phải hoàn toàn bác bỏ nó vì nó “đối lập” với cấu trúc hư cấu của sự hoàn hảo. Không hoàn hảo không phải là một sự thoả hiệp; không hoàn hảo là cách duy nhất bởi vì không hoàn hảo là bản chất thực sự của sự vật. Lời dạy của triết lý wabi-sabi ở đây là: Hãy cố gắng không phải vì sự hoàn hảo mà là sự xuất sắc. Nói cách khác, đơn giản là hãy làm tốt nhất có thể với những gì tốt nhất bạn có.

Ví dụ trong mối quan hệ đôi lứa, hãy cố gắng là người yêu tốt nhất bạn có thể. Trong công việc sáng tạo, hãy tìm kiếm sự làm chủ. Hãy làm việc để cải thiện sản phẩm thủ công của bạn chứ không phải mong đợi đạt đến sự hoàn hảo tuyệt đối.

Tất cả mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả bạn, đều ở trạng thái biến đổi không hoàn hảo. Thay đổi là hằng số duy nhất. Mọi thứ chỉ là thoáng qua và không có gì là trọn vẹn. Và đó là lý do tại sao sự hoàn hảo không tồn tại.

Trân trọng vẻ đẹp của vạn vật, đặc biệt là vẻ đẹp tuyệt vời ẩn bên dưới bề mặt của những gì tưởng như đã bị phá vỡ

Một hình thức nghệ thuật cổ xưa bắt nguồn từ wabi-sabi, theo đó bạn hàn gắn những đồ vật bị vỡ bằng những miếng trám vàng, tạo cho chúng “những vết sẹo vàng”. Phương thức này là Kintsugi.

Hãy thử nghĩ tới cái bát hay ấm trà bị rơi vỡ. Bạn sẽ làm gì với nó? Có thể bạn sẽ nhặt các mảnh vỡ và ném chúng đi. Nhưng với Kintsugi thì không, bạn sẽ mang các mảnh gốm vỡ và dán chúng lại bằng vàng quỳ. Dù có lỗi và không hoàn hảo, không thể tránh khỏi thiếu sót nhưng bằng cách nào đó, trông chúng lại đẹp hơn?

Kintsugi nhắc nhở chúng ta rằng có vẻ đẹp tuyệt diệu trong những đồ vật bị vỡ bởi những vết sẹo kể lại một câu chuyện. Chúng là minh chứng của sự dũng cảm, thông thái và khả năng phục hồi có được qua thời gian. Tại sao lại che giấy những khuyết điểm hay vết sẹo vàng này khi chúng ta muốn kỉ niệm?

Kintsugi-Visuels-Collection.png

Ý niệm ở đây rất đơn giản: Sẽ có nhiều lần trong đời bạn cảm thấy tan vỡ. Sẽ có những sự việc xảy ra để lại cho bạn những vết sẹo về tình cảm hoặc thể chất. Đừng ẩn mình trong những bóng tối của chính mình. Thay vào đó, hãy để những vết sẹo đó được vẽ lại bằng vàng.

Hãy chậm lại và sống đơn giản là cách duy nhất để cảm nhận niềm vui và ý nghĩa của cuộc sống

Bạn có thể tự hỏi làm thế nào để nhìn thấy vẻ đẹp bên dưới các bề mặt. Làm thế nào để tìm thấy vẻ đẹp trong cuộc sống hàng ngày khi mọi thứ dường như quá tăm tối và nghiệt ngã?


Câu trả lời nằm trong lời dạy thứ tư của triết học: Sống chậm lại và đơn giản hoá cuộc sống. Nếu không, bạn sẽ đi qua nó vội vàng, tới cuối cùng bạn sẽ tự hỏi “Vậy mục đích của cuộc sống là gì?” Lời dạy này khá đơn giản nhưng ý nghĩa trước mắt và lâu dài của nó rất sâu sắc.

Sống chậm lại là liều thuốc giải độc cho cuộc sống vội vã. Sống chậm lại là điều giúp bạn trở thành mọt người tinh ý hơn, giúp bạn tự nhận thức rõ hơn về bản thân. Vì khi chậm lại, bạn sẽ bắt đầu tạo ra không gian để tạm dừng lại và suy nghĩ, tự hỏi và đặt câu hỏi. Bạn nghĩ tại sao hầu hết mọi người chạm đáy hoặc kiệt sức hoàn toàn trước khi họ nhận ra cách sống của họ không bền vững? Đó là vì họ đi quá nhanh và không bao giờ chậm lại để tạo ra không gian tinh thần và cảm xúc để quan sát và phân tích hành vi tự phá huỷ của mình.

Trong bất kì thời điểm nào của cuộc sống, ngay khi bạn tìm cách thay đổi điều gì đó trong cuộc sống của mình, bạn sẽ hết lần này đến lần khác nhận ra rằng bước đầu tiên không phải là “Tôi cần thêm gì?” mà là “Tôi cần loại bỏ điều gì?” Khi bạn chuyển đến nhà mới, bạn sẽ vứt bỏ một số đồ cũ. Khi lên ngân sách, bạn loại bỏ các khoản chi tiêu không cần thiết. Khi bước vào một mối quan hệ mới, bạn tự hỏi, tôi cần phải từ bỏ một số thói quen để đón người đó bước vào cuộc sống của mình. Từ bỏ những gì không còn phù hợp là cách bạn dành chỗ cho những gì sẽ làm.

Niềm vui khi tưới cây vào sáng sớm, niềm vui khi xem hoàng hôn buông xuống, niềm vui khi nghe tiếng mưa rơi, khi nướng một cái bánh hay đọc một cuốn sách dưới tán cây mát. Vẻ đẹp nằm ở mọi điều đang tồn tại. Hãy chậm lại, đơn giản cuộc sống và tập trung vào những gì thực sự quan trọng với bạn. Hãy sống có chủ ý và dự định hơn nếu bạn mong muốn tận hưởng niềm vui của cuộc sống hàng ngày.

Bằng lòng với những gì bạn đang có, đó chính là hạnh phúc

Xã hội ngày nay bị ám ảnh bởi việc kiếm tìm hạnh phúc. Bạn đã bao giờ dành tuổi trẻ của mình để theo đuổi những điều to lớn: một công việc to tát tiếp theo, một công ty khởi nghiệp lớn, được đi du lịch tới mọi nơi trên thế giới. Khi làm việc quá sức để tới được điểm mà bạn nghĩ rằng mình muốn ở đó, bạn có bị sự trống rỗng cuốn đi?


Sự vô vọng này là điều mà ngành tâm lý học tích cực tại Harvard đặt ra như một nguỵ biện về “ảo tưởng khi chúng ta thực hiện được nó, khi đạt được mục tiêu, chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc dài lâu." Nhưng tất nhiên không phải như vậy vì việc thiết lập mục tiêu bắt buộc không dẫn tới hạnh phúc mà nó đưa chúng ta vào một trò chơi liên tục phải nạp trí lực và căng thẳng đầu óc.

Sự thật là nỗi ám ảnh của chúng ta về việc tìm kiếm hạnh phúc đã khiến chúng ta không biết hạnh phúc thực sự là gì: Một cảm xúc.

Đó chỉ là một cảm xúc khác mà thôi.

Ryoanji-Zen-Garden-Wabi-Sabi.png
Chúng ta cảm thấy hạnh phúc và không vui cũng giống như cách chúng ta cảm thấy tức giận, buồn bã, sợ hãi hoặc phấn khích. Bạn không thể luôn luôn vui vẻ tại mọi khoảnh khắc trong cuộc đời.

Đây là lúc áp dụng triết lý wabi-sabi. Vào thế kỷ 17 ở chùa Ryoanji ở Kyoto, trên một bồn nước có một dòng chữ cổ gồm bốn chữ Hán. Khi đọc từng chữ riêng lẻ, những ký tự này không có ý nghĩa gì cả. Nhưng khi kết hợp với các đường viền của hình vuông trung tâm, chúng có thể được đọc là “ware tada taru wo shiru”, có nghĩa là “Tôi chỉ biết có rất nhiều” hay “Tôi chỉ biết mãn nguyện”.

Bằng lòng với cảm xúc tức giận giống như cách bạn thường bằng lòng với cảm xúc phấn khích. Bằng lòng với trạng thái buồn cũng giống cách bạn bằng lòng với trạng thái hanh phúc. Nhưng làm thế nào để có một bản dịch thơ mộng hơn dòng chữ khắc đó? Chúng có thể là “người giàu có là người biết bằng lòng với việc anh ta là ai hoặc những gì anh ta có.” hoặc “Những gì ta có là tất cả những gì ta cần.”

Bạn thấy đấy, căn nguyên của mọi bất hạnh đều tới từ việc bất mãn với nơi bạn đang sống và những gì bạn có. Thực sự mọi chuyện chỉ đơn giản như vậy.

Căn nguyên của mọi bất hạnh sinh ra từ việc bạn dành tất cả thời gian mình có để nhìn về tương lai xa và nhìn ra bên ngoài cuộc sống thay vì mở mắt ra nhìn vào hiện tại và nhìn vào bên trong nó.

“Nói một cách đơn giản, wabi-sabi cho phép bạn được là chính mình. Triết lý này khuyến khích bạn cố gắng hết sức nhưng không khiến bản thân trở nên tồi tệ khi theo đuổi mục tiêu hoàn hảo không thể đạt được. Nó giúp bạn thư giãn, sống chậm lại và tận hưởng cuộc sống của mình. Và nó cho bạn thấy rằng vẻ đẹp có thể được tìm thấy ở những lúc khó khăn nhất, biến mỗi ngày thành ngưỡng cửa để bạn tìm tới niềm vui.” Đó là những gì tác giả Beth Kempton viết trong cuốn sách Wabi Sabi, triết lý Nhật Bản để sống hoàn hảo một cuộc sống không hoàn hảo.

Tham khảo Omar Itani
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019