WaterLight - Đèn xách tay có thể sạc bằng nước muối hoặc nước tiểu

_vphlinh_
24/4/2021 7:47Phản hồi: 72
WaterLight - Đèn xách tay có thể sạc bằng nước muối hoặc nước tiểu
E-Dina là một công ty start-up của Comlombia, chuyên về mảng năng lượng tái tạo, đã phát triển một loại đèn không dây mới với tên gọi WaterLight. Chiếc đèn này vận hành khá đặc biệt khi có thể biến nước muối thành điện năng, và thậm chí trong trường hợp khẩn cấp, người dùng còn có thể dùng nước tiểu để sạc và "thắp sáng" chiếc đèn này.

WaterLight hoạt động như một máy phát điện mini, với khả năng tạo ra ánh sáng bằng cách ion hóa; mỗi khi người dùng đổ đầy vào đèn với 500 ml nước biển, muối trong nước phản ứng với magiê và các tấm đồng được gắn bên trong đèn, từ đó giúp chuyển hóa muối thành năng lượng điện. Chiếc đèn này có thời gian phát sáng lên đến 45 ngày. Nó còn có thể được sử dụng để sạc điện thoại hoặc một số thiết bị nhỏ chạy bằng điện khác nhờ vào cổng USB được tích hợp trên đèn.

1.jpg
6.jpg

Công ty Wunderman Thompson đã quyết định hợp tác cùng E-Dina để phát triển WaterLight. Việc chứng kiến cảnh những người dân địa phương ở các vùng nông thôn của Colombia - đặc biệt là bộ tộc Wayúu bản địa - phải vật lộn để duy trì nguồn ánh sáng vào ban đêm đã thức đẩy cả 2 công ty này cùng phát triển WaterLight; qua đó có thể giúp ngư dân đánh cá vào ban đêm được thuận lợi hơn, và những người thợ làm các việc thủ công như đan, thêu... sẽ bán được nhiều đơn đặt hàng hơn bởi khi có ánh sáng, họ làm việc bất cứ lúc nào (chứ không chỉ giới hạn thời gian làm việc vào ban ngày như trước). Chiếc đèn này còn có thể hỗ trợ ngăn chặn các cơn hỏa hoạn, bởi thay vì thắp nến, trẻ em đã có thể có được nguồn sáng tốt và an toàn hơn để học bài vào ban đêm.

Phát sáng từ hai đến ba năm, cung cấp gần 5.600 giờ chiếu sáng


13.jpg

Pipe Ruiz Pineda, giám đốc sáng tạo điều hành của Wunderman Thompson Colombia giải thích rằng, việc sử dụng WaterLight mang tính thực tế hơn việc sử dụng các loại chạy bằng năng lượng mặt trời, bởi ngay sau khi được đổ đầy nước (muối), đèn sẽ phát sáng ngay lập tức, trong khi đèn sử dụng năng lượng mặt trời cần phải có thời gian chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng khác để sạc pin, và chúng chỉ có thể hoạt động khi có mặt trời.

Pineda cho biết, WaterLight đã được cấp bằng sáng chế khi trở thành phương pháp đầu tiên giúp kéo dài tác động của quá trình ion hóa, cho phép đèn sản xuất ra điện năng và ánh sáng trong thời gian lâu dài hơn.

12.jpg


Chiếc đèn này có vỏ ngoài bằng gỗ hình trụ và một nắp đục lỗ phía trên để có thể đổ nước vào bên trong, bên cạnh đó thì khí hydro trong quá trình ion hóa cũng có thể thoát ra ngoài. Trong suốt thời gian hoạt động, WaterLight có thể cung cấp ánh sáng từ hai đến ba năm, hoặc khoảng gần 5.600 giờ phát sáng.

Mặc dù WaterLight không phải là phát minh đầu tiên giúp mang lại ánh sáng cho các cộng đồng nông thôn nghèo, nhưng nó có sở hữu lợi thế đặc biệt hơn cả khi có thể tạo ra ánh sáng gần như ngay tức thì trong suốt 24h/ngày.


Quảng cáo


Tham khảo Waterlight, Interestingengineering
Hình ảnh tham khảo Wundermanthompson, Dezeen
72 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mylovee
ĐẠI BÀNG
3 năm
Tại sao họ có những phát minh có ích và thực tiễn vậy -- Mấy nhà bác học tiến sĩ nhà mình đang làm gì nhỉ ???
Cứt thằng gs ts nha ta nào nghiên cứu ra vật liệu lực siết vậy
@NguyễnXuânBằng Đocj mà thấy nó xàm mà nó xạo
@mylovee cái đây còn phải hỏi? GS TS ng ta có thể chỉ là học giả nghiên cứu xâu về vấn đề gì đó chứ có phải cứ là GS TS là phải lọ mọ chế tạo phát minh ra mấy món đồ? Thế thì mấy ông start up đc phong thành GS TS hết ? Cãi chầy cối ngây ngô như trẻ lên 3
Cười vô mặt
mylovee
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Moon_Chevalier Thế thì lầm rồi -- Nghiên cứu SÂU để đưa ra ứng dụng thực tiễn chứ đẻ trên giấy thôi hả -- suy nghĩ cạn thế --- đi đưa start up vào làm người phát minh -" KHÔN " vậy ai nói lại -- Tư duy tới ngọn cỏ thôi
Ngầu đấy
Thông tin chung chung quá
Nguyên lý như một pin volta thôi.
Đã sẵn 2 cực và đổ nước muối vào là đủ điều kiện hình thành pin.
Sau một thời gian thì điện cực bị ăn mòn hết (45 ngày) thì hết vòng đời.
Về hình thức và công nghệ thì khác nhau nhưng bản chất chả khác gì pin dùng 1 lần. Không có cái gì tái tạo ở đây cả.
prochang3
ĐẠI BÀNG
3 năm
Ko có gì phải giấu diếm để lừa người dùng ở đây cả bạn ơi. Tất nhiên công suất thấp hơn ắc quy nhưng quan trọng là khả năng lưu trữ dài, bạn có thể nhấc nó ra khỏi chất điện phân cất đi tối dùng tiếp, và chất điện phân sẵn có và rất an toàn, sau vài năm vẫn dùng đc, khi cần thay thì lắp điện cực mới vào. Tất cả yếu tố rất phù hợp với người ở vùng hẻo lánh, không có điện lưới và khó giao thương với bên ngoài. Ắc quy của bạn làm đc như vậy? Cầu đường thì nên chém chuyên môn cầu đường. Đừng chém gió mảng mình ko chuyên. Người khác cười cho. @NguyễnXuânBằng
Ở đây có mấy người chuyên, người ta chém là rất bình thường, mình thấy bạn mới buồn cười.
Không phủ nhận là có rất nhiều start-up có ý tưởng thú vị, phục vụ những người nghèo ở những vùng khó khăn không có điện lưới. Tuy nhiên nếu nghĩ lại thì nó khá đơn giản, nếu nó hiệu quả thì người ta đã áp dụng từ trước rồi và thực tế sản phẩm không hiệu quả hoặc khó tiếp cận.
Ví dụ như có rất nhiều ý tưởng làm máy giặt bằng tay, chân như Drumy chẳng hạn . Nhưng cuối cùng sản phẩm có giá thành cao, công suất nhỏ nên người nghèo cũng khó tiếp cận.
@NguyễnXuânBằng Cái này về ý tưởng thì được còn hiệu quả thì cá nhân mình không đánh giá cao.
@Duong_Act Trừng nào không có lưới điện thì nó mới hiệu quả
xịn xò cắm trại đỡ lo hết pin, mất điện 😂🤣
DEKKER
ĐẠI BÀNG
3 năm
Phát minh đáng đồng tiền bát gạo 😂👍
Quá sức sáng tạo.!
Hy vọng tinhte sớm trên tay để ae chiêm ngưỡng cũng như mua ủng hộ.!
?????
Phát minh hay quá !
Phiết CN
TÍCH CỰC
3 năm
cái pin dùng nước muối này có từ rất lâu rồi, nó có nhược điểm là công suất nhỏ nên ngày xưa ít dùng do bóng đèn sợi đốt ngày xưa cần công xuất lớn, ngày nay chính nhờ công nghệ đèn led hiệu suất cao cần ít năng lượng nên mới ứng dụng được quả pin đó.
có cái loại bóng đèn chỉ nhúng vào nước là sáng 😁
Cái này mới là ý tưởng và thử nghiệm thôi, bản thương mại thì còn phải tối ưu nhiều và giá còn đội lên.
hidarling
TÍCH CỰC
3 năm
Loại đèn sử dụng nước muối để phát sáng thì có lâu rồi đó là loại đèn trên áo phao cứu hộ trên các tàu, thuyền. Khi tàu sự cố mặc áo phao nhảy xuống biển là đèn sẽ sáng. Tuy nhiên cách người ta ứng dụng nó trong trường hợp này thật nhân văn.
Rất hay, tính ứng dụng thực tế cao 😃
Đèn tối thui, dùng hỏng cmn mắt, lợi bất cập hại
Shine.shin
TÍCH CỰC
3 năm
45 ngày là thay 2 cực ion rồi thanh niên 😆 2-3 năm là vứt luôn cái đèn đấy . Mà đấy chỉ là nói mồm chưa ai kiểm chứng. Thế cho hỏi việc mua dầu dễ tiếp cận hơn hay mua 2 cái cực đó à mà tự chế ra dầu vs nến để đốt còn dễ hơn =]] đấy là trong bài còn chưa nói chi phí mua thay , đùng cái cty nó sập thì vứt cái đèn đó hết à
Demah
CAO CẤP
3 năm
@Shine.shin Rồi. 45 giờ là thời gian discharge b trong xã hội ơi. Còn vòng đời là 5-6000 giờ. Và để duy trì chỉ cần nước muối. B hiểu chưa ???
Demah
CAO CẤP
3 năm
@Shine.shin Đoạn nào viết thay cực 45 ngày thế ?
Một sản phẩm được cấp bằng sáng chế và dám nói là ai kiểm chứng. Haha. Người duy nhất nói mồm và tranh luận không có luận cứ là ai đây ???
Demah
CAO CẤP
3 năm
@Shine.shin Thôi. Stop ở đây được rồi. Mất thời gian cho những suy nghĩ vu vơ của b quá 🤣
Hữu ích này
theladu
CAO CẤP
3 năm
Rất hữu ích
Xá Xíu
ĐẠI BÀNG
3 năm
Ý tưởng và thực thi được ý tưởng quá tuyệt vời

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019