WHO đã xác nhận sẽ dùng thuật ngữ “mpox” thay cho “monkeypox” làm tên gọi cho bệnh đậu mùa khỉ. Việc thay đổi tên gọi được thực hiện sau khi các nhà khoa học cho rằng việc gọi bệnh dịch đậu mùa này bằng tên đậu mùa khỉ (monkeypox) là chưa chính xác và có thể gây ra sự kì thị không đáng có. Kể từ giờ, các cơ quan y tế và các bác sĩ có thể dùng tên mpox mỗi khi nhắc đến bệnh dịch này.
Trước đó, bệnh dịch này được gọi là đậu mùa khỉ vì nó được phát hiện lần đầu ở một nhóm khỉ dùng cho các thí nghiệm được nhập khẩu từ châu Phi. Thế nhưng trên thực tế, các loài gặm nhấm mới được coi là vật chủ chính lây truyền virus chứ không phải loài linh trưởng. Ngoài ra, tên gọi đậu mùa khỉ có thể khiến mọi người hiểu lầm rằng căn bệnh này chỉ đến từ châu Phi Các nhà khoa học cũng lập luận rằng bệnh thủy đậu đồng nghĩa với việc trở thành một căn bệnh của người châu Phi, tuy nhiên thực tế dịch bệnh đã lây lan vượt ra ngoài lãnh thổ châu Phi và có ở nhiều nơi trên thế giới. Theo WHO, cũng có nhiều quốc gia khác đề xuất việc đổi tên cho dịch bệnh. Cả tên gọi mới mpox và monkeypox đều sẽ được liệt kê trong Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD) của WHO.
Có sự khác biệt giữa tên của một bệnh truyền nhiễm và tên gọi của mầm bệnh, ví dụ như với COVID-19 là tên dịch bệnh thì SARS-CoV-2 (virus) là tên gọi của bệnh. Trong khi trách nhiệm đặt tên cho các bệnh dịch thuộc về WHO, thì việc đặt tên cho virus là do Ủy ban quốc tế về phân loại viurs (ICTV) xử lý. ICTV hiện vẫn đang "miễn cương cân nhắc" việc thay đổi tên gọi cho virus gây ra bệnh đậu mùa này. Hồi tháng Tám vừa rồi, Colin McInnes, chủ tịch ủy ban ICTV cho biết, tổ chức có thể sẽ chỉ đổi tên virus thành Orthopoxvirus monkeypox.
Ở thời điểm hiện tại, tỉ lệ các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ/mpox trên toàn cầu đang giảm dần, khi số lượng ca bệnh được báo cáo đã ít hơn nhiều so với hồi đỉnh dịch hồi mùa hè vừa rồi. Tuy nhiên, virus vẫn có khả năng dễ lây lan giữa người với người chủ yếu dưới dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Theo Gizmodo
Trước đó, bệnh dịch này được gọi là đậu mùa khỉ vì nó được phát hiện lần đầu ở một nhóm khỉ dùng cho các thí nghiệm được nhập khẩu từ châu Phi. Thế nhưng trên thực tế, các loài gặm nhấm mới được coi là vật chủ chính lây truyền virus chứ không phải loài linh trưởng. Ngoài ra, tên gọi đậu mùa khỉ có thể khiến mọi người hiểu lầm rằng căn bệnh này chỉ đến từ châu Phi Các nhà khoa học cũng lập luận rằng bệnh thủy đậu đồng nghĩa với việc trở thành một căn bệnh của người châu Phi, tuy nhiên thực tế dịch bệnh đã lây lan vượt ra ngoài lãnh thổ châu Phi và có ở nhiều nơi trên thế giới. Theo WHO, cũng có nhiều quốc gia khác đề xuất việc đổi tên cho dịch bệnh. Cả tên gọi mới mpox và monkeypox đều sẽ được liệt kê trong Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD) của WHO.
Có sự khác biệt giữa tên của một bệnh truyền nhiễm và tên gọi của mầm bệnh, ví dụ như với COVID-19 là tên dịch bệnh thì SARS-CoV-2 (virus) là tên gọi của bệnh. Trong khi trách nhiệm đặt tên cho các bệnh dịch thuộc về WHO, thì việc đặt tên cho virus là do Ủy ban quốc tế về phân loại viurs (ICTV) xử lý. ICTV hiện vẫn đang "miễn cương cân nhắc" việc thay đổi tên gọi cho virus gây ra bệnh đậu mùa này. Hồi tháng Tám vừa rồi, Colin McInnes, chủ tịch ủy ban ICTV cho biết, tổ chức có thể sẽ chỉ đổi tên virus thành Orthopoxvirus monkeypox.
Ở thời điểm hiện tại, tỉ lệ các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ/mpox trên toàn cầu đang giảm dần, khi số lượng ca bệnh được báo cáo đã ít hơn nhiều so với hồi đỉnh dịch hồi mùa hè vừa rồi. Tuy nhiên, virus vẫn có khả năng dễ lây lan giữa người với người chủ yếu dưới dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Theo Gizmodo