Đấy là câu trả lời của phía Trung Quốc với lời phát biểu của tổng giám đốc WHO khi ông này bày tỏ lo ngại zero covid mà Trung Quốc vẫn đang theo đuổi là 1 cách chống dịch không có tính bền vững và cần có sự thay đổi cho phù hợp với thời thế.
Nguyên văn lời đáp trả này từ phía người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc là "Chúng tôi hy vọng rằng những cá nhân liên quan có 1 cái nhìn khách quan và hợp lý về các chính sách phòng chống djch của Trung Quốc và kiềm chế đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm". Nước này cho rằng các chính sách chống dịch của Bắc Kinh sẽ được lịch sử xác định là đúng đắn khi loài người nhìn lại đại dịch covid-19.
Trước đó WHO ngoài tổng giám đốc Tedros có ý kiến thì còn có chuyên gia bệnh truyền nhiễm Mike Ryan cũng chia sẻ việc có được 1 sự cân bằng giữa các biện pháp phòng chống dịch và giúp kinh tế xã hội vẫn phát triển là không hề dễ dàng.
Ở chiều ngược lại phía Trung Quốc đã có những nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí uy tín như Nature cho thấy nếu nước này từ bỏ zero covid vào thời điểm hiện tại sẽ tạo nên các đợt bùng phát dịch cực mạnh. Số ca mắc có triệu chứng có thể vọt lên đến hơn 112 triệu ca, trong đó ít nhất có 5 triệu trường hợp nhập viện và hơn 1.5 triệu người sẽ chết. Nguyên nhân chính vẫn là do tỷ lệ tiêm chủng thấp, nhất là ở nhóm người già tại nước này.
Trong nghiên cứu này các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Fudan tại Thượng Hải tự khẳng định rằng mức độ miễn dịch có được từ chiến dịch tiêm chủng hồi tháng 3 vừa rồi không đủ sực để ngăn chặn Omicron và gỡ bỏ zero covid có thể dẫn tới hiện tượng quá tải hệ thống y tế, làm nhu cầu cấp cứu các bệnh nhân bị nặng tăng gần 16 lần so với mức hiện tại.
Hiện hơn 25 triệu người dân Thượng Hải vẫn đang trong các vòng phong toả được hơn 1 tháng, chưa rõ lúc nào kết thúc.
Tham khảo WSJ, RFI
Nguyên văn lời đáp trả này từ phía người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc là "Chúng tôi hy vọng rằng những cá nhân liên quan có 1 cái nhìn khách quan và hợp lý về các chính sách phòng chống djch của Trung Quốc và kiềm chế đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm". Nước này cho rằng các chính sách chống dịch của Bắc Kinh sẽ được lịch sử xác định là đúng đắn khi loài người nhìn lại đại dịch covid-19.
Trước đó WHO ngoài tổng giám đốc Tedros có ý kiến thì còn có chuyên gia bệnh truyền nhiễm Mike Ryan cũng chia sẻ việc có được 1 sự cân bằng giữa các biện pháp phòng chống dịch và giúp kinh tế xã hội vẫn phát triển là không hề dễ dàng.
Ở chiều ngược lại phía Trung Quốc đã có những nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí uy tín như Nature cho thấy nếu nước này từ bỏ zero covid vào thời điểm hiện tại sẽ tạo nên các đợt bùng phát dịch cực mạnh. Số ca mắc có triệu chứng có thể vọt lên đến hơn 112 triệu ca, trong đó ít nhất có 5 triệu trường hợp nhập viện và hơn 1.5 triệu người sẽ chết. Nguyên nhân chính vẫn là do tỷ lệ tiêm chủng thấp, nhất là ở nhóm người già tại nước này.
Trong nghiên cứu này các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Fudan tại Thượng Hải tự khẳng định rằng mức độ miễn dịch có được từ chiến dịch tiêm chủng hồi tháng 3 vừa rồi không đủ sực để ngăn chặn Omicron và gỡ bỏ zero covid có thể dẫn tới hiện tượng quá tải hệ thống y tế, làm nhu cầu cấp cứu các bệnh nhân bị nặng tăng gần 16 lần so với mức hiện tại.
Hiện hơn 25 triệu người dân Thượng Hải vẫn đang trong các vòng phong toả được hơn 1 tháng, chưa rõ lúc nào kết thúc.
Tham khảo WSJ, RFI